Ban quản lý ký túc xá vận động những sinh viên nhà gần, khu vực nội thành Hải Phòng thu xếp về trước. Những sinh viên nhà xa, ở tỉnh khác hoặc đang ôn thi được trường, ký túc xá tạo điều kiện thêm thời gian để chuẩn bị.
Theo phía nhà trường, không bắt buộc toàn bộ sinh viên phải rời ký túc xá ngay trong ngày 16/12. Hiện một số sinh viên ở tỉnh xa và ôn thi vẫn được tạm thời lưu trú tại ký túc xá.
Về giải pháp, thời gian tới, trường sẽ thực hiện nghiêm quyết định của Cảnh sát PCCC phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền công tác PCCC cho sinh viên chưa có điều kiện rời khỏi ký túc xá.
Các đơn vị đoàn, hội và các câu lạc bộ sinh viên sẽ tích cực tìm kiếm nhà trọ hỗ trợ cho sinh viên ở tỉnh xa và đang trong thời gian ôn thi hoặc sinh viên có nhu cầu.
Trường cũng di chuyển toàn bộ sinh viên Lào tới ký túc xá A7 để tạm trú trong thời gian khắc phục, sửa chữa. Những sinh viên đã thi xong học kỳ 1 được yêu cầu khẩn trương về nhà.
Trường ĐH Hải Phòng dự kiến cơ bản hoàn thành các yêu cầu của cơ quan chức năng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để đón sinh viên trở lại lưu trú và học tập.
Bộ Tài nguyên Môi trường cũ (số 83 Nguyễn Chí Thanh) và Bộ Tài nguyên Môi trường mới (số 10 Tôn Thất Thuyết). Ảnh: Như Ý. |
Có không ít cơ quan đơn vị đã thực hiện di dời tuy nhiên quỹ đất sau di dời, được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật…
Tháng 12/2010, Bộ Nội vụ tổ chức lễ khánh thành khá quy mô toà trụ sở mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy), Hà Nội. Trụ sở mới của Bộ Nội vụ cao 17 tầng liền khối, 2 tầng hội trường đa năng với các thiết bị hiện đại vượt trội so với trụ sở của nhiều Bộ cùng thời điểm.
Tuy nhiên, thay vì bàn giao lại trụ sở cũ ở 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hai Bà Trưng) cho Hà Nội lập phương án quy hoạch sử dụng vào mục đích công cộng, Bộ Nội vụ tiếp tục “giữ” 2 trụ sở từ năm 2010, trước khi trụ sở này được chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội sử dụng theo quyết định của Bộ Tài chính tháng 5/2017.
Cùng thời điểm, Tổng cục Hải quan cũng được đầu tư xây dựng khu trụ sở mới tại Lô E3 - Trung Hòa - Cầu Giấy. Trụ sở tọa lạc ở vị trí “vàng” gồm một khối nhà hỗn hợp cao 18 tầng, được thiết kế và đầu tư trang thiết bị hiện đại, với kinh phí hơn 200 tỷ đồng.
Cũng giống như nhiều bộ, ngành khác, trụ sở cũ của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ 160 Nguyễn Văn Cừ không được chuyển giao cho địa phương lên kế hoạch quản lý và sử dụng, mà lập tức biến thành trụ sở của Trường đào tạo cán bộ ngành Hải quan!
Tại vị trí Lô D24 - Khu đô thị mới Cầu Giấy có trụ sở mới của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) rộng 1,38ha, cao 18 tầng với tổng kinh phí đầu tư khoảng 372 tỷ đồng. Dù vậy, bộ này vẫn giữ lại trụ sở cũ tại đường Nguyễn Chí Thanh để sử dụng. Đại diện Bộ TN&MT lý giải, việc bộ này vẫn giữ lại trụ sở cũ ở Nguyễn Chí Thanh là do Bộ TN&MT được giao quản lý thêm 3 lĩnh vực nên công năng trụ sở mới vẫn không đáp ứng đủ.
Mới đây nhất, giữa tháng 6/2017, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề xuất chuyển trụ sở về khu Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) do quá tải về trụ sở làm việc. Theo BHXH Việt Nam, dự kiến đến năm 2030, cơ quan sẽ cần tới 72.000m2, diện tích sàn xây dựng để đáp ứng nhu cầu diện tích làm việc cho các đơn vị chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Do đó, việc xây dựng trụ sở mới tại khu Mễ Trì là cấp thiết. Tuy nhiên, tại trụ sở cũ “khu đất vàng” số 7 Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm), đơn vị này lại đề nghị đưa một đơn vị vào xây dựng theo hình thức PPP, hợp đồng BT. Theo đó, nhà đầu tư sẽ ứng vốn thực hiện dự án và được hoàn vốn bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất tại số 7 Tràng Thi.v.v.
Trụ sở mới Thanh tra Chính phủ nằm ở lô D29 khu đô thị mới Trần Thái Tông - Yên Hòa - Cầu Giấy (ảnh lớn); Trụ sở cũ Thanh tra Chính phủ nằm ở số 222 Đội Cấn (ảnh nhỏ). Ảnh: Như Ý. |
Nhiều vướng mắc, thiếu chế tài
Gần 15 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng, nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa thu hồi được một khu đất nào để xây dựng các công trình công cộng. Trong tổng số 28 cơ quan bộ, ngành thuộc khu vực nội đô Hà Nội được xem xét di dời, đã có 10 cơ quan thực hiện chủ trương di dời, dù đang rất thiếu quỹ đất để bố trí chức năng sử dụng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không cách nào để yêu cầu các bộ, ngành bàn giao lại các khu đất cũ.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, để việc bàn giao - tiếp nhận có hiệu quả cần có sự phối hợp giữa bên được tiếp nhận trụ sở mới với cơ quan quản lý địa bàn là TP Hà Nội. Tuy nhiên, do chưa có một chế tài quy định rõ ràng nên việc tổ chức thực hiện không hiệu quả, có nhiều khó khăn và vướng mắc.
Trong đó, vướng mắc nhiều nhất nằm ở ý thức của các đơn vị có trụ sở mới chưa muốn bàn giao lại cơ sở cũ. Theo ông Nghĩa, hiện Bộ Xây dựng là cơ quan được Chính phủ giao rà soát, lập phương án sắp xếp lại trụ sở các bộ, ngành. Sở TN&MT sẽ có văn bản tham mưu Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời làm việc với các bộ, ngành liên quan về vấn đề trên.
Mới đây, Bộ Tài chính có báo cáo chỉ rõ: Tính đến tháng 12/2016, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với gần 155.000 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích khoảng trên 3 tỷ m2 đất và khoảng 140 triệu m2 nhà.
Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với trên 123.800 cơ sở với tổng diện tích là 1.967 triệu m2 đất và 116 triệu m2 nhà. Trong số trên, cơ quan chức năng đã quyết định giữ lại tiếp tục sử dụng phần lớn diện tích với 1.857 triệu m2 đất; còn lại là bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là 50 nghìn tỷ đồng.
Theo đại diện Bộ Tài chính, việc sắp xếp nhà, đất triển khai còn chậm do nguyên nhân từ cơ chế, chính sách. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng thẳng thắn nêu lên, một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm túc chấp hành chấm dứt việc cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết chưa đúng quy định.
Đặc biệt, đại diện một số bộ, ngành, địa phương còn tỏ ra cố giữ nhà, đất đang quản lý, sử dụng. Việc để sự việc xảy ra là do hiện chưa có chế tài xử lý phù hợp. Ngoài ra, công tác hậu kiểm việc thực hiện phương án chưa được quy định ở chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế.
Báo cáo Bộ Tài chính cho biết, nhà, đất là những tài sản có giá trị lớn, cần được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bởi vậy, định hướng việc xử lý, sắp xếp nhà, đất trong thời gian tới theo cơ quan này cần thông qua cơ chế sắp xếp nhà, đất để khắc phục tình trạng sử dụng sai quy định, lãng phí nguồn tài sản công của Nhà nước.
Bộ Tài chính khẳng định: Cần xử lý nghiêm minh và triệt để các trường hợp sử dụng sai quy định như cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, bố trí làm nhà ở, lấn chiếm… Đối với nhà, đất sử dụng không hiệu quả, sai quy định, đại diện Bộ Tài chính đề nghị Nhà nước thu hồi giao cho tổ chức khác sử dụng. |
Theo Tiền phong
Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện thanh tra việc chuyển nhà đất công sang mục đích khác có vị trí đắc địa, tại một dự án lớn ở Hà Nội nhận được thông tin Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc, TTCP phải dừng lại.
" alt=""/>Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”Nhiều khách hàng mua dự án của công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia (địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế: 103 Sư Vạn hạnh, P.12, Quận 10, TPHCM) đang hoang mang khi có thông tin công ty này đang làm thủ tục giải thể, bỏ trốn khỏi địa phương, nợ thuế...
Dự án Khang Gia Gò Vấp nhiều lần bị cư dân tố giao nhà trễ hẹn, kém chất lượng, chủ đầu tư "xù" tiền lãi phạt... (Ảnh: Ngọc Bích) |
Cục thuế Quận 10 cũng xác nhận, năm 2016 đã từng có thông báo gửi các cơ quan chức năng như Tổng cục Thuế, Cục thuế TPHCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư, công an quận 10, Viện kiểm sát nhân dân quận 10... về việc công ty Khang Gia bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh mang theo hóa đơn.
Văn bản số 251/TB-CCT-KT3 do ông Phan Hồng Diệp, phó Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 10 cho biết, công ty Khang Gia đã không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế là 103 Sư Vạn hạnh, P.12, Quận 10, TPHCM. Đồng thời, Khang Gia còn nợ thuế với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng...
Với việc không "truy tìm" được công ty này, Chi Cục thuế quận 10 đã cập nhật thông báo Công ty Khang Gia bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh trên hệ thống mạng thuế toàn quốc. Tất cả hóa đơn, mã số thuế công ty này đã bị khóa để ngăn chặn quyền lợi về thuế.
Khang Gia là chủ đầu tư của nhiều dự án chung cư tại TP.HCM như: Chung cư Khang Gia Gò Vấp (đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp), chung cư Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú), Khang Gia Chánh Hưng (quận 8). Riêng dự án Khang Gia Gò Vấp nhiều lần bị cư dân tố giao nhà trễ hẹn, kém chất lượng, chủ đầu tư "xù" tiền lãi phạt...
Theo Chi cục thuế Quận 10, TPHCM, Khang Gia còn nợ hơn 2,3 tỷ đồng tiền thuế |
Điều đáng nói, dự án Khang Gia Gò Vấp và Khang Gia Tân Hương đã bàn giao nhà cho khách hàng từ lâu nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện việc cấp chứng nhận quyền sở hữu cho cư dân như cam kết.
Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ ông Trịnh Minh Thanh, Giám đốc công ty Khang Gia để xác minh sự việc nhưng không được phản hồi. Qua rà soát, được biết hiện nay văn phòng công ty này đặt tại số 20 đường số 9A, Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. Khang Gia chuyển văn phòng về đây hơn 2 năm.
TheoDân trí
TP.Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bất động sản nợ thuế “khủng”Trong số các doanh nghiệp nợ đọng thuế thì các doanh nghiệp bất động sản chiếm phần lớn " alt=""/>Công ty Khang Gia trốn thuế 2,3 tỷ đồng rồi đột nhiên mất tích
|