Chiến dịch của Interpol có mật danh là ‘Synergia’, diễn ra từ tháng 9-11/2023, được triển khai nhằm đối phó với xu hướng phát triển nhanh chóng, phức tạp và ngày càng chuyên nghiệp của hệ thống tội phạm mạng xuyên quốc gia, cũng như nhu cầu phối hợp hành động giữa các quốc gia trên thế giới nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh mạng mới xuất hiện.
Kết quả là Interpol đã phát hiện hơn 500 địa chỉ IP lưu trữ các trang web lừa đảo và hơn 1.900 địa chỉ IP được các đối tượng khai thác phần mềm độc hại sử dụng. Các nhà chức trách đã bắt giữ 31 cá nhân, xác định được 70 nghi phạm khác. Chiến dịch cũng phát hiện các phần mềm độc hại mà tội phạm mạng sử dụng đã được phát tán trên hệ thống của hơn 200 nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web hàng đầu thế giới.
Chiến dịch đã giúp đánh sập hơn 1.300 máy chủ chỉ huy và kiểm soát (C2), chiếm khoảng 70% số lượng được phát hiện. C2 được sử dụng phổ biến trong hầu hết các chiến dịch tấn công mã độc, lừa đảo và phát tán phần mềm độc hại. Chúng được tội phạm mạng dùng để điều khiển phần mềm độc hại trong các cuộc tấn công và thu thập thông tin được gửi từ các thiết bị bị nhiễm, khiến chúng trở thành kiến trúc không thể thiếu trong nhiều cuộc tấn công.
Phạm vi của ‘Synergia’ mở rộng đến châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và châu Phi cũng như các khu vực khác. Australia, Canada, Hồng Kông, Singapore, Nam Sudan và Zimbabwe là các quốc gia thường được tội phạm mạng lựa chọn làm nơi triển khai các cuộc tấn công mạng bằng phần mềm độc hại.
Ngoài các cơ quan chức năng thuộc hơn 50 quốc gia khác nhau, các công ty an ninh mạng quốc tế cũng đã tích cực tham gia vào chiến dịch ‘Synergia’ của Interpol, trong đó nổi bật là Group-IB, Kaspersky, Trend Micro, Shadowserver và Team Cymru.
Chiến dịch ‘Synergia’ đã tỏ rõ hiệu quả khi có sự chung sức của cơ quan thực thi pháp luật quốc tế, chính quyền quốc gia và các đối tác tư nhân trong việc hợp tác, chia sẻ thông tin và chủ động chống lại tội phạm mạng.
(theo Interpol)
" alt=""/>Interpol giáng đòn mạnh vào mạng lưới tội phạm mạng quốc tế- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT).
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực yêu cầu về đạt chuẩn trình độ đào tạo trong tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại một số điều, khoản của Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
+ Điểm c khoản 1 Điều 3 (được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016);
+ Điểm b khoản 1 Điều 4 (được đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT);
+ Điểm b khoản 1 Điều 5.
Thời gian ngưng hiệu lực các nội dung nêu trên được thực hiện từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 20/10/2021) cho đến thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các nội dung đó.
Thanh Hùng
Nhiều giáo viên phân vân khi tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bởi thông tin cắt giảm chứng chỉ đã được công bố từ khá lâu.
" alt=""/>Ngưng hiệu lực quy định chuẩn trình độ đào tạo nhà giáo ở hàng loạt thông tưNhững học sinh được công nhận đặc cách có điểm IELTS từ 7.0 trở lên và chứng chỉ quốc tế môn tiếng Pháp. Trong số 157 em được đặc cách công nhận, có 2 em đạt 8.5 điểm IELTS, 12 em đạt 8.0 điểm IELTS tương đương với giải nhất; 56 em đạt 7.5 điểm IELTS, tương đương với giải nhì; 86 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với giải ba học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh.
Ngoài ra có 1 học sinh đạt chứng chỉ DELF B2 tiếng Pháp được đặc cách công nhận giải nhất. Trong đó, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là ngôi trường có nhiều học sinh được đặc cách nhất, với tổng 70 em. Xếp thứ 2 là Trường THPT Phan Đình Phùng với 25 em.
Ông Nguyễn Ngọc Lê Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, việc ban hành quyết định đặc cách công nhận học sinh giỏi tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm qua nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ cho các em học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở địa phương.
Tại Hà Tĩnh, việc đặc cách công nhận học sinh giỏi bộ môn ngoại ngữ lớp 12 được thực hiện từ nhiều năm nay. Số lượng học sinh được đặc cách công nhận tăng theo từng năm, năm học 2022-2023 có 93 em, năm học 2023-2024 có 145 em và năm nay là 157 em.
" alt=""/>Có IELTS 7.0 được công nhận học sinh giỏi tỉnh lớp 12