![]() | ![]() |
Mỹ nhân Quảng Nam tốt nghiệp đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chuyên ngành quản trị kinh doanh. Năm 2020, Tiểu Vy xuất hiện với vai trò nữ chính trong MV 'Em không sai chúng ta sai' của Erik. Tại Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, người đẹp trở thành giám khảo chính của cuộc thi.
![]() | ![]() |
Cô tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương loại xuất sắc. Với sự chăm chỉ, không ngừng trau dồi, cô trở thành trợ giảng tại một trường đại học vào tháng 10/2022.
![]() | ![]() |
Đỗ Phong
Thủ vai Liên, đóng cặp cùng với bạn diễn Thanh Thức, cặp đôi nhanh chóng tạo nên cơn sốt về truyền thông trong thời gian phim ra rạp. Không dừng lại ở đó, cuối năm 2023, Diệp Bảo Ngọc bất ngờ khi lọt vào top 5 đề cử nữ diễn viên điện ảnh – truyền hình được yêu thích nhất giải Mai Vàng. Song nữ diễn viên sinh năm 1993 cho rằng đây là một món quà to lớn mà mình nhận được, khi lần đầu tiên tham gia phim điện ảnh chứ không dám nghĩ đến nhận giải cao quý nhất.
Trong buổi nhận giải, nữ diễn viên tỏ ra bất ngờ khi vượt qua những “đối thủ” nặng ký trong bảng đề cử. Đây là một nguồn khích lệ rất lớn để Diệp Bảo Ngọc tiếp tục nỗ lực hơn.
Diệp Bảo Ngọc cho biết, bộ phim điện ảnh thứ hai này sẽ có nhiều bất ngờ. Tuy nhiên, vì lịch trình của nhà sản xuất nên cô chưa được phép chia sẻ với khán giả.
Người đẹp cũng vừa đóng máy bộ phim được đầu tư hoành tráng, dự kiến phát sóng trên nền tảng số trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nữ diễn viên họ Diệp cho biết sẽ thực hiện dự án cộng đồng được trích từ cát-sê của mình.
Tại buổi gặp gỡ, Diệp Bảo Ngọc chia sẻ bí quyết giảm cân 3kg chỉ trong 10 ngày. “Ngay trong đêm nhận giải Mai Vàng, tôi tự nhận thấy mình có vẻ hơi lên cân nên sau đó lập tức lên kế hoạch ăn uống phù hợp. Mỗi ngày tôi chỉ ăn 2 lần và bổ sung nước cùng với sự tập luyện phù hợp nhằm lấy lại vóc dáng gọn gàng như ban đầu”, Diệp Bảo Ngọc cho biết.
Diệp Bảo Ngọc - 'Khi nỗi đau dừng lại':
Ảnh: Vũ Thịnh
Trong chương trình học, nhà trường cũng chú trọng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để thầy - trò có cơ hội giao lưu, đối thoại với nhau, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Ngoài đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường còn có Phòng Tư vấn tâm lý học đường và hộp thư điện tử với vai trò là những địa chỉ tin cậy để tiếp nhận thông tin từ học sinh, kịp thời tháo gỡ những nút thắt, vướng mắc trong tư tưởng, tâm lý cho các em. Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nền nếp của giáo viên, học sinh vào đầu giờ buổi sáng, buổi chiều và đột xuất trong giờ học
Tại Trường THCS Gia Thụy, cô Nguyễn Thị Mỹ Linh - hiệu trưởng cho biết, nhận biết được tầm quan trọng của văn hóa học đường nên nhà trường rất chú trọng trong việc giáo dục học sinh từ những việc nhỏ nhất như chào hỏi người lớn, chào hỏi các thầy cô.
Theo cô Linh, văn hóa chào hỏi mang những giá trị tốt đẹp và nhiều ý nghĩa trong cuộc sống cũng như tương lai sau này của các em. Học sinh khi thực hiện tốt văn hoá chào hỏi sẽ tạo dựng một thói quen tốt, một thái độ tốt trong cuộc sống và công việc. Khi đạo đức tốt thì ý thức học tập tốt, kết quả học tập trong năm cũng sẽ tốt.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch danh dự Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, văn hóa học đường thể hiện ở kỷ cương giáo dục là trường học phải gương mẫu về giờ giấc, nội quy...
Học sinh và đội ngũ nhà giáo không những phải thực hiện kỷ cương, kỷ luật mà còn cần hỗ trợ nhau hoàn thành phần việc của mình. Thầy cô giáo phải gương mẫu, nền nếp, đúng giờ và làm sao để học sinh thấy rằng các em không chỉ bị yêu cầu thực hiện kỷ luật, kỷ cương mà còn được yêu cầu lại với thầy cô.
Học sinh khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy, nền nếp văn hóa của mỗi nhà trường đặt ra và coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ nhưng cũng là vinh dự. Mục tiêu của giáo dục là giúp mỗi người phát triển bản thân, nâng cao giá trị, phẩm chất.
Mỗi địa phương phải quan tâm tới từng nhà trường để giúp thầy cô làm tốt nhất phần việc của mình, đặc biệt khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu rất nặng việc thực hành, tổ chức cho học sinh hoạt động, trải nghiệm.
Thực tế cho thấy, tại các nhà trường, xây dựng văn hóa học đường lành mạnh chính là yếu tố quan trọng giúp giữ vững kỷ cương giáo dục.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của ngành, quy tắc văn hóa ứng xử của các cơ sở giáo dục tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện.
Tại một số địa phương, để giáo dục văn hóa học đường trở thành hoạt động hữu ích thực sự đã ổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết thực hiện các nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học.
Đồng thời, quán triệt tới mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh cần tuân thủ chuẩn mực về ngôn ngữ, thái độ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử; đạo đức, lối sống, tác phong, phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần, thái độ làm việc, học tập nghiêm túc, tích cực, trách nhiệm, cầu thị…
Cùng với sự nỗ lực từ ngành Giáo dục, rất cần sự phối hợp đồng bộ từ gia đình, phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, từ đó, tạo nên môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, tích cực, hình thành hệ giá trị tốt đẹp cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước.