当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo LDU Quito vs Flamengo, 05h00 ngày 23/4: Cân tài cân sức 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
![]() |
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng thông tin Việt Hoa xuất hiện trong phần 2 'Hương vị tình thân' đã chính thức được xác nhận qua loạt hình ảnh mới vừa lên sóng VTV. |
![]() |
Trong phần này, Việt Hoa sẽ vào vai người yêu mới của Long (Mạnh Trường) và thậm chí hai người còn lên kế hoạch kết hôn. Tuy nhiên nữ diễn viên vẫn giấu kín thông tin về vai diễn. |
![]() |
Hình ảnh gần đây nhất được Việt Hoa chia sẻ trên trang cá nhân sau thời gian dài im ắng. Nữ diễn viên nói thời gian qua cô nghỉ vì dịch bệnh và hứa với khán giả sắp quay lại nhưng không chia sẻ cụ thể. |
![]() |
Trước khi được nhắm vào vai tình mới của Long trong 'Hương vị tình thân' phần 2, nữ diễn viên sinh năm 1996 được khán giả biết đến với vai Yến trong phim 'Trở về giữa yêu thương' trong vai con dâu của cố NSND Hoàng Dũng. |
![]() |
Vai diễn đầu tiên trong phim của truyền của Việt Hoa là Đào trong 'Cô gái nhà người ta' và kế đến là 'Những ngày không quên'. |
![]() |
Trong hai phim này, Việt Hoa vào vai em gái của Phương Oanh - nữ diễn viên đang được yêu thích với vai Nam trong 'Hương vị tình thân'. |
![]() |
Việt Hoa sở hữu gương mặt xinh đẹp và đặc biệt là mái tóc dài đen nhánh. |
![]() |
Việt Hoa tốt nghiệp lớp Diễn viên kịch, điện ảnh của ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và hiện đang làm việc ở Nhà hát Kịch Việt Nam. |
![]() |
Năm 2020 không chỉ ghi dấu màn ảnh của Việt Hoa trong 2 phim truyền hình mà cô còn nhận giải Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu ngành nghệ thuật biểu diễn năm 2020 của Bộ VHTTDL. |
![]() |
Nhan sắc đời thường của nữ diễn viên 25 tuổi. Vốn quen thuộc với những vai cá tính, đanh đá, khán giả chờ đợi vai diễn mới của Việt Hoa trong 'Hương vị tình thân' sẽ là một vai nhu mì, hiền lành. |
![]() |
Nữ diễn viên từng chia sẻ ngoài đời cô hiền lành và ít nói không giống trên phim. |
![]() |
Khác với hình ảnh từng xuất hiện trên phim hay loạt ảnh đời thường, Việt Hoa cũng có lúc khiến khán giả ngỡ ngàng với tạo hình cá tính, nổi loạn. |
Vy Uyên
'Hương vị tình thân' phần 2 vừa hé lộ hàng loạt nhân vật mới cùng nhiều tình huống thú vị sắp lên sóng.
" alt="Việt Hoa tình mới của Mạnh trường trong Hương vị tình thân 2"/>Việt Hoa tình mới của Mạnh trường trong Hương vị tình thân 2
Hà Giang chú trọng dạy nghề, tạo việc làm
Làm nông nghiệp chỉ có 1 vụ chính, tranh thủ thời gian nông rỗi, chị Thào Thị Súa (thôn Sủa Pả, xã Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang) tham gia lớp dạy nghề may do địa phương tổ chức, với mong muốn cải thiện thu nhập. Sau khóa học, chị Súa đã có thể làm ra các sản phẩm may mặc bán ở chợ xã hoặc thương lái, mỗi tháng có thêm 3 triệu đồng, chị có thêm thu nhập để nuôi con, dành dụm.
Với chủ trương đào tạo nghề cho LĐNT, giải quyết việc làm phải gắn với giảm nghèo bền vững và phù hợp nhu cầu thực tiễn địa phương, Đồng Văn phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong và ngoài tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động mở các lớp Trung cấp nghề, đào tạo nghề ngắn hạn lưu động tại các xã, thôn; triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, chú trọng công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, nhân dân tham gia học nghề.
![]() |
Huyện đã tổ chức dạy các ngành nghề thế mạnh trên địa bàn như kỹ thuật gieo trồng cây lương thực; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật sửa chữa xe máy, may mặc, xây dựng, điện dân dụng… Qua các lớp học nghề, nhiều LĐNT đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở các hiệu sửa chữa xe máy, xây dựng các trang trại chăn nuôi bò, lợn quy mô hộ gia đình, mở HTX dịch vụ nông nghiệp… góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Tính từ năm 2016 đến hết tháng 7/2018, huyện Đồng Văn đã đào tạo nghề được 2.887/4.000 người; tạo việc làm mới cho 5.034 LĐ, đạt 50,34% kế hoạch, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 34%; tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 80%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm là trên 6%.
Thời gian tới, Đồng Văn sẽ đẩy mạnh liên kết với các tổ chức, đơn vị dạy nghề trong và ngoài tỉnh tìm hiểu nhu cầu học nghề gắn với tạo việc làm mới, xuất khẩu lao động; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Mục tiêu của huyện đến hết năm 2020 là giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20%; bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5% - 7%; đào tạo nghề cho LĐNT đạt 6.000 người; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động...
Đẩy mạnh đào tạo nghề ở nhiều địa phương
Tỉnh Quảng Bình cũng xác định giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm là một trong hai chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương giai đoạn 2016-2020. Với các làm quyết liệt, trọng tâm, các chính sách, dự án giải quyết việc làm, hỗ trợ người nghèo đã giúp đời sống của người dân cũng như cơ sở hạ tầng vùng nông thôn trong tỉnh Quảng Bình được cải thiện rõ rệt.
![]() |
Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của Quảng Bình giảm mạnh, giai đoạn 2016-2018 bình quân giảm 2,42%/năm. Đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 9,48%, hộ cận nghèo là 12,03%. Hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mỗi năm tăng từ 2,5-3%, xuất khẩu lao động đạt 2.500 người/năm; thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt gần 25 triệu đồng/người/năm. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư tại các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang vùng biển, nhất là ở huyện nghèo Minh Hóa; hàng chục ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở…
Tại Đắk Lắk, công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũng được đẩy mạnh. Giai đoạn 2010-2017, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 705 lớp đào tạo nghề cho gần 24.000 lao động, trong đó có 11.610 lao động nữ, 18.119 lao động dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay vốn giải quyết việc làm của người lao động sau khi học nghề đạt 104,6 tỷ đồng với 4.624 hộ được vay. Tỉnh đã triển khai có hiệu quả một số mô hình đào tạo nghề cho LĐNT như: Đào tạo nghề trồng và khai thác nấm, chăn nuôi lợn, gà; trồng và chăm sóc cây cao su, hồ tiêu, dưa lưới; dạy nghề mây tre đan kỹ nghệ.
Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đào tạo nghề cho gần 27.000 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 6.660 người, nghề phi nông nghiệp cho 19.940 người; sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; tổ chức 30 lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã với 3.000 lượt học viên.
Tại các địa phương, công tác đào tạo nghề LĐNT vẫn gặp phải một số khó khăn như: tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, tìm kiếm việc làm; việc hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập chưa đầu tư đúng mức; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế…
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững đi đôi với giải quyết việc làm, các địa phương tiếp tục triển khai các chính sách, dự án giảm nghèo, đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội; tập trung ưu tiên đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo nghề gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên cho các đơn vị đào tạo nghề. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
M.M - Phương Cúc - Thanh Hà
" alt="Đào tạo nghề"/>Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Hữu Phước - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an cho đại tá Nguyễn Hữu Phước.
Cũng tại buổi lễ, Bộ Công an công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa giữ chức Phó cục trưởng Cục An ninh đối ngoại.
Đại tá Nguyễn Hữu Phước (48 tuổi), quê quán tỉnh Hải Dương. Ông từng giữ chức Trưởng phòng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an trước khi được Bộ Công an điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ vào tháng 11/2019.
MINH MINH" alt="Khánh Hòa có tân Giám đốc Công an tỉnh"/>Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Pachuca, 08h00 ngày 21/4: Không thắng là out Top 6
GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học
Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm
Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học
![]() |
Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra chiều ngày 25/9 bàn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ảnh: Thuý Nga
|
Về vấn đề tự chủ đại học, trong đó cốt lõi là thành lập Hội đồng trường (HĐT), đại biểu Hồ Thanh Bình (tỉnh An Giang) góp ý: trong dự thảo chưa thấy phương pháp, cách thức bầu chọn HĐT.
“Hiện nay đây đang là lo ngại của nhiều hiệu trưởng. Có nên chăng đưa ra một nguyên tắc chọn hiệu trưởng theo hướng các HĐT tự chủ từ lúc xác định tiêu chí hiệu trưởng. Phương pháp tuyển chọn phải mang tính độc lập trước khi các cơ quan có thẩm quyền chọn lựa và công nhận”.
Đại biểu Bình cũng băn khoăn ở điều 54 về nội dung “trình độ giảng viên phải từ thạc sĩ trở lên, trừ trợ giảng”. “Nên nêu rõ khái niệm trợ giảng. Trên thế giới, người ta thường dùng trợ giảng là sinh viên nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ. Còn ở Việt Nam thì không biết như thế nào. Mỗi nơi diễn dịch một cách khác nhau”.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) quan tâm tới nội dung tiêu chuẩn của HĐT, Hiệu trưởng. Theo đó, để tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, dự thảo Luật không quy định chi tiết tiêu chuẩn về độ tuổi, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng mà giao cho trường tự chủ quyết định theo quy chế và hoạt động trên cơ sở phù hợp với quy định chung của pháp luật.
![]() |
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) góp ý về tiêu chuẩn với HĐT, Hiệu trưởng. Ảnh: Thuý Nga |
Bà Hương góp ý: “Nếu không đặt ra tiêu chí về độ tuổi thì có tương quan với các luật khác hay không? Cần nói rõ hơn điều này áp dụng với mô hình cơ sở giáo dục đào tạo nào? Nếu tiêu chí mở quá thì cũng khó khăn cho các đối tượng khác. Ví dụ như lớn tuổi mà ở hoài vị trí đó…”
Thứ hai là việc không quy định mức trần học phí đối với các trường đại học công lập, theo bà, trên thực tế tiếp xúc cử tri, nhiều trường khi chiêu sinh báo cáo học phí rất thấp, các em vào trường rồi mới tăng, gây bức xúc cho phụ huynh.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) thì cảnh báo việc tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, dân chủ trong việc mở ngành đào tạo. “Với một số chuyên ngành cần phải giới hạn lại, ví dụ như ngành Y. Cách đây rất lâu, tôi từng phụ trách văn xã của phường. Có những điều dưỡng đi làm 2 năm rồi mà lấy ven cũng không được, đo huyết áp cũng không đúng. Lo nhất là khâu tái kiểm định” – bà nói.
Trả lời góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định không có đất nước nào có mô hình, hệ thống giáo dục đại học giống nhau. Khi chúng ta xây dựng một hệ thống trong bối cảnh mới, phải có nguyên tắc đầu tiên là kế thừa.
Đồng tình với đại biểu Phan Thanh Bình, ông Nhạ cho rằng HĐT là một trong những vấn đề cốt lõi. “Khi thực hiện tự chủ, phải kiện toàn HĐT. Nếu HĐT không có thực quyền thì không tự chủ được” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Thuý Nga |
Về vấn đề không quy định độ tuổi của Chủ tịch HĐT và Hiệu trưởng, ông Nhạ cho biết trong dự thảo không đưa vào nhưng vẫn áp dụng theo Luật công chức, viên chức.
Bộ trưởng cho biết không cần quá lo lắng về vấn đề trần học phí. “Bây giờ các trường cũng không thể muốn nâng học phí bao nhiêu thì nâng. Các trường cũng đang rất khó khăn trong việc xác định mức học phí để thu hút được học sinh. Nâng cao quá thì các em không vào”.
Quan trọng hơn là theo quy định, khi tuyển sinh phải công bố học phí toàn khoá học ngay từ đầu, để tránh tình trạng vào rồi mới nâng.
“Việc không quy định trần học phí để tránh tình trạng có trường chất lượng thấp nhưng tăng kịch trần, có trường muốn đầu tư để tăng chất lượng nhưng vì vướng trần nên dừng lại, gây cản trở cho trường”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ chính sách xã hội hoá GDĐH để phát triển các trường tư thục, không được đồng nhất nhà trường với doanh nghiệp, không thương mại hoá giáo dục, làm rõ khái niệm cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận và chính sách ưu tiên cho mô hình này.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ các khái niệm về trường tư thục, trường tư thục không vì lợi nhuận. Để tạo hành lang pháp lý cho các trường đại học không vì lợi nhuận, dự thảo Luật quy định rõ, với cơ sở GDĐH không vì lợi nhuận, nhà đầu tư phải thực hiện cam kết: không rút vốn, không hưởng lợi tức, không chia lợi nhuận. Nhà nước có chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, có 3 vấn đề lớn trong dự thảo, đó là tự chủ đại học, phát triển hệ thống đại học tư thục và đi liền với đó là nguyên tắc cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Nguyễn Thảo
Sáng ngày 13.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
" alt="Tại sao không quy định trần học phí, tuổi hiệu trưởng?"/>Tập 2 vòng thi Người đẹp Nhân ái tiếp tục hành trình với dự án từ thiện của 5 thí sinh: Nguyễn Thị Thành, Thu Thảo, Kiều Vỹ, Tường Vi và Quỳnh Loan. Trong đó, gây được nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất phải kể đến phần thi của thí sinh Kiều Vỹ - thí sinh với gương mặt phúc hậu, ngọt ngào được mệnh danh là ‘bản sao’ của Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền.
Kiều Vỹ với gương mặt phúc hậu, hao hao Hoa hậu Việt Nam 2004 – Nguyễn Thị Huyền. |
Thí sinh Kiều Vỹ thực hiện dự án về môi trường tại kênh Nhiêu Lộc, Tp.HCM ban đầy bị Trấn Thành nhận xét ‘có vẻ đơn giản’. Nhưng sau khi xem clip dự thi của thí sinh mang SBD 293, nam danh hài đã phải thay đổi quan điểm hoàn toàn. Thậm chí anh còn tuyên bố sẽ lập “Hội phát cuồng vì thí sinh Kiều Vỹ” và sẵn sàng dành tặng cho cô ‘triệu likes”.
Trấn Thành phấn khích tiến lên sân khấu ôm chặt thí sinh Kiều Vỹ. |
Trấn Thành dành tặng cho Kiều Vỹ lời khen tặng vì biết cách phối hợp nhiều yếu tố hài hước vào bài dự thi. Trong khi nhà báo Trác Thúy Miêu lại khâm phục Kiều Vỹ vì người đẹp đề cao tính giáo dục trong dự án từ thiện. Ngoài ra, câu khẩu hiệu ‘Hãy thả cá xuống sông thay vì thả bao ni lông bừa bãi” của Kiều Vỹ cũng vô cùng ấn tượng.
Ngoài Kiều Vỹ, bốn thí sinh còn lại đã có những dự án từ thiện nhằm mang đến các món quà thiết thực phục vụ cho người dân miền Tây.
Thí sinh Nguyễn Thị Thành đã có màn dự thi khiến ban bình luận vô cùng thích thú. Danh hài Trấn Thành nhận xét cô gái đến từ vùng đất quan họ Bắc Ninh ‘láu cá’ và rất biết cách giao tiếp, khai thác thông tin. Trong khi nhà báo Trác Thúy Miêu thẳng thắn nhận xét Nguyễn Thị Thành là một trong những ứng cử viên sáng giá cho mùa hoa hậu năm nay vì cô có nhan sắc rất ‘quốc tế’. Đồng thời, nữ nhà báo cũng rất ấn tượng với phong thái ‘bạo liệt’ của Nguyễn Thị Thành.
Nguyễn Thị Thành khiến ban bình luận tranh luận sôi nổi với dự án Nhịp cầu nối bờ vui. |
Nguyễn Thị Thành không những mang đến nhịp cầu mới cho người dân Bến Tre mà còn khiến khán giả cảm động bởi hoàn cảnh của bản thân. Cô gái sinh năm 1996 cho biết cô sinh ra trong một gia đình khó khăn, có bố bị ngọng và em trai bị câm. Bản thân Nguyễn Thị Thành cũng mong muốn được thực hiện dự án liên quan đến người khuyết tật để truyền cảm hứng cho các mảnh đời bất hạnh. Nhưng sau dự án Nhịp cầu nối bờ vui, thí sinh Nguyễn Thị Thành cảm thấy việc thiện nguyện không nhất thiết phải dành riêng cho người khuyết tật mà phải là những hành động hướng đến cộng đồng.
Thí sinh Tường Vi dự thi với dự án sửa chữa, tôn tạo và sơn mới lại trường học. Tuy nhiên, nhà báo Trác Thúy Miêu nhận xét dự án hơi quá sức và chưa thiết thực.
5 thí sinh tham dự vòng thi Người đẹp Nhân ái tuần này. |
Bên cạnh đó, thí sinh Quỳnh Loan và Thu Thảo có dự án cung cấp nước ngọt cho người dân miền Tây bị ảnh hưởng bởi đợt xâm nhập mặn vừa qua. Hai dự án đều mang đến kết quả thiết thực nhưng chưa tạo được nhiều ấn tượng đối với ban bình luận cũng như khán giả.
Bảo Bảo
" alt="Trấn Thành phát cuồng vì bản sao HH Nguyễn Thị Huyền"/>