Đại diện Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT nhấn mạnh, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử (Ảnh minh họa: Internet)
Theo nhận định của các chuyên gia, dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Với thế mạnh của dữ liệu điện tử, các nước có thể tạo ra nhiều dịch vụ tiện lợi hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, hướng đến hiện thực hóa phương châm “Lấy người dùng và doanh nghiệp làm trung tâm”.
Với Việt Nam, lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT đã nhiều lần nhấn mạnh các quan điểm trong xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số là phải đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử; dựa trên cơ sở thiết kế tổng thể, thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo ra các dịch vụ nền tảng dùng chung cho toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP). Hệ thống này đóng vai trò là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ việc kết nối, liên thông các hệ thống thông tin giữa bộ với bộ, bộ với tỉnh, tỉnh với tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các cơ quan nhà nước qua nền tảng NGSP là một trong những giải pháp đã và đang được Bộ TT&TT triển khai nhằm thúc đẩy chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Cập nhật thông tin về kết quả triển khai kết nối hệ thống của các bộ, ngành, địa phương thông qua nền tảng NGSP, số liệu thống kê của Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT cho hay, tính đến tháng 11 năm nay, đã có tổng số 61 bộ, ngành, địa phương kết nối, gồm 12 bộ, ngành và 49 địa phương.
" alt=""/>61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựngChủ tịch HĐQT Phúc Thanh Audio, ông Nguyễn Chánh Thanh (bên trái) và ông Bill Lee, Founder của Verity Audio tại sự kiện công bố hợp tác ngày 4/1
Theo thông tin vừa được Phúc Thanh Audio công bố, từ ngày 1/12/2018, doanh nghiệp này đã trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Verity Audio đến từ ngành công nghiệp âm thanh Pháp.
Với thỏa thuận hợp tác, bên cạnh các chứng nhận phân phối sản phẩm độc quyền, Verity Audio sẽ chuyển giao công nghệ, cử chuyên gia đào tạo cho đội ngũ chuyên viên của Phúc Thanh Audio, nhận đào tạo chuyên môn tại nhà máy của thương hiệu.
Verity Audio là thương hiệu nổi tiếng thế giới với phong cách đặc trưng từ Pháp nhờ chất âm sang trọng, quý phái, thiết kế đẹp, độ bền cao, có hệ thống sản phẩm âm thanh đầy đủ cho đa dạng nhu cầu sử dụng phổ biến hiện nay, từ âm thanh biểu diễn sân khấu lớn ngoài trời, âm thanh hội trường, âm thanh tòa nhà đến giải trí tại gia, karaoke, tiệc cưới… với giá cạnh tranh.
Việc hợp tác độc quyền giữa hai bên sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam có nguồn cung cấp sản phẩm uy tín, đảm bảo về chất lượng bên cạnh các chế độ dịch vụ, bảo hành chính hãng từ Phúc Thanh Audio.
Mở đầu cho các chiến lược tiếp cận thị trường của Verity Audio, Phúc Thanh Audio dự kiến sẽ giới thiệu các dòng sản phẩm chủ lực như: MUSE series cho âm thanh karaoke/club, IWAC series cho âm thanh biểu diễn trong không gian lớn (ngoài trời, hội trường, nhà hàng, tiệc cưới…); MONSTERS series cho âm thanh giải trí sôi động tại bar/club lớn; COL series cho hệ thống âm thanh trong nhà (nhà thờ, hội trường, hội nghị, xem phim…).
" alt=""/>Phúc Thanh Audio phân phối độc quyền thương hiệu Verity Audio của Pháp