- “Tôi không còn cách nào nữa nên mới đành xin bác sĩ cho chồng về nhà uống thuốc Nam. Bác sĩ nói bệnh của anh đang cần phải điều trị bằng thuốc đặc trị mới có thể đảm bảo tính mạng. Anh vẫn còn sốt cao liên tục, bác sĩ nói về có thể tử vong bất cứ lúc nào nhưng gia đình em không còn cách nào khác…” , chị Lý Thiên Kim vừa nói vừa gạt nước mắt.Chồng hết tiền chữa bệnh xin về chữa thuốc Nam
Anh Lê Chính Nhỏ (34 tuổi quê ở An Giang) bị bệnh bạch cầu tủy cấp IDC (C92.0) không còn tiền điều trị đã phải xin xuất viện về nhà trong khi vẫn đang sốt 40 độ.
Phát hiện ra căn bệnh ung thư máu điều trị được 2 đợt trong 1 tháng, gia đình anh đã không còn khả năng điều trị tiếp. Mặc dù anh đang trong tình trạng nặng, sốt cao, các bác sĩ không cho về nhưng không còn cách nào khác gia đình cũng đành phải chấp nhận.
|
Nếu như không được cứu chữa kịp thời số phận anh Chính Nhỏ sẽ ra sao?
|
Cách đây 1 tháng, khi đi làm về anh Chính Nhỏ hay kêu mệt mỏi nhưng gia đình cũng chỉ nghĩ do anh thức khuya, dậy sớm. Sau đó, anh bị chảy máu chân răng và bầm khắp cơ thể và bị xỉu. Gia đình đưa tới bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM thì được chuyển đến BV Truyền máu và Huyết học điều trị.
Khi phát hiện ra căn bệnh ung thư máu nhưng gia đình vẫn giấu không cho anh Chính Nhỏ biết, chỉ nói là một căn bệnh khác. Nửa tin, nửa ngờ anh Chính nói với vợ cứ cho anh biết nếu đúng là bệnh ung thư máu thì anh sẽ quyên sinh để vợ con đỡ khổ.
Dù đã cố gắng vay mượn nhưng gia đình cũng chỉ điều trị được cho anh 2 đợt thuốc tổng cộng hơn 30 triệu đồng. Chữa đến những đồng tiền cuối cùng không còn cách nào khác gia đình phải xin đưa anh Chính Nhỏ về quê uống thuốc Nam được ngày nào hay ngày đó.
Vợ mang bầu, con nhỏ và giấy mượn nợ cầm tay
Anh Chính Nhỏ được đưa về quê (An Giang)để gia đình chăm sóc, chị Lý Thiên Kim sắp tới ngày sinh em bé phải ở nhà mẹ (ấp Kinh Điền, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) chờ sinh.
Khi chúng tôi tìm đến gặp chị Kim, chị đang điện thoại dặn chồng uống thuốc hạ sốt mà nghẹn ngào không kìm được nước mắt. Khi chồng chị hỏi thì chị chỉ nói rằng mình bị nghẹt mũi và động viên anh uống thuốc hạ sốt đều đặn.
Đứa con nhỏ học lớp 3 đang ở nhà cùng chị. Khi chúng tôi hỏi tại sao cháu không đi học thì mẹ nói cho cháu nghỉ vì không có tiền. Khi chúng tôi đưa cháu tới trường hỏi ra mới biết trường chỉ dạy 1 buổi không thu học phí. Số tiền cháu chưa đóng là khoản tiền bảo hiểm y tế và BH tai nạn tổng cộng 600 ngàn đồng.
Trước đó, hai vợ chồng anh Chính Nhỏ và chị Thiên Kim thuê nhà ở, mới đây hai vợ chồng anh về ở nhờ nhà mẹ vợ chưa được bao lâu thì anh mắc bệnh.
Anh Chính Nhỏ hằng ngày đi bỏ mối thịt mướn mỗi tháng chỉ được 3,5-4 triệu đồng. Chị Kim phụ quán nấu tiệc mỗi ngày cũng chỉ 100 ngàn đồng làm ngày nào hưởng ngày đó.
|
Khoản nợ mới vay của chị Kim.
|
“Em rầu lắm chẳng biết làm gì bây giờ. Hôm qua, đưa ảnh ra bến xe về quê em chỉ còn có mấy trăm ngàn đưa hết cho ảnh để về hốt thuốc Nam uống cầm chừng. Cha chồng em cũng mới mất được vài tháng, mẹ cũng ngoài 70 rồi không làm gì em cũng không biết sao nữa. Hết cách em mới phải xin bác sĩ cho về, ảnh vẫn đang sốt cao, bác sĩ bảo nếu về có thể tử vong bất kỳ lúc nào.
Em chỉ còn 2 tuần nữa là tới ngày sinh nên phải nhờ mẹ. Mẹ em cũng già không làm gì nữa, nhưng không nhờ mẹ em biết trông cậy vào đâu. Vợ chồng em vay 15 triệu đồng định mở tạp hóa nhỏ để bán chưa kịp làm anh mắc bệnh, tiền không còn giờ lại thêm một đống nợ. Nhìn ảnh thì không tới nỗi nào sao bệnh tình nặng thế”, chị Lý Thiên kim buồn rầu chia sẻ.
Góp lời với chúng tôi chị Lan, hàng xóm của chị Kim nói: “Cảnh nhà nó ngặt quá anh ạ, con nhỏ, vợ bầu, chồng ung thư làm sao chống chọi được. Giờ chồng một nơi bệnh tật, vợ một nẻo mang bầu biết làm gì nên ăn”.
Đức Toàn
Chương trình có sự tham gia của nhiều start-up trẻ về công nghệ như mạng xã hội hẹn hò Hotit, ứng dụng đặt và bắt xe khách dọc đường Vihago, chợ tour trực tuyến Triptour, hệ sinh thái chung cư thông minh Cyhome hay ứng dụng tích điểm Utop,...
Làm thế nào để Make in Vietnam trở thành hiện thực, để trí tuệ Việt Nam hoà cùng dòng chảy của trí tuệ nhân loại trong cuộc CMCN 4.0? Đó là nội dung chính trong buổi trò chuyện của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng với tư cách là người truyền cảm hứng cho các start-up trẻ.
Đâu là lời giải cho các mô hình kinh doanh mới?
Tại buổi trò chuyện, nhiều vấn đề khó khăn trong khởi nghiệp đã được các bạn trẻ chỉ ra. Theo những người làm start-up, một trong những trở ngại lớn nhất tại Việt Nam là về vấn đề cơ chế chính sách.
Khi tích hợp một công nghệ mới vào mô hình kinh doanh truyền thống, làm thế nào để nó được pháp luật thừa nhận? Mô hình này sẽ đứng ở đâu giữa cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ và cơ quan quản lý theo mô hình kinh doanh truyền thống?
|
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm quản lý của mình với các start-up công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thế giới đang ở trong giai đoạn chuyển đổi số. Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo.
Lúc này, thách thức lớn nhất đặt ra cho các nhà quản lý là việc ứng xử thế nào đối với các mối quan hệ mới, các mô hình kinh doanh mới. Đó là khi một ứng dụng về du lịch nhưng lại không phải là sản phẩm du lịch, cũng giống như Grab, tuy giải quyết câu chuyện vận tải nhưng lại không phải là taxi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đối với vấn đề này, phải sử dụng cách quản lý mới theo cơ chế sandbox. Đây là cơ chế cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các mô hình mới, trong khoảng thời gian và không gian xác định, dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.
Sandbox hiện là cách tiếp cận khả thi nhất để quản lý các mô hình kinh doanh mới ứng dụng khoa học công nghệ. Trong năm nay, Bộ TT&TT sẽ ra khung cơ chế sandbox để trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Làm cách nào để các start-up “tấn công” khu vực kinh tế nhà nước?
Rất nhiều start-up gặp phải tình trạng khó khăn khi sản phẩm của mình làm ra nhưng lại không có chỗ tiêu thụ. Điều này lại càng khó thực hiện hơn khi sản phẩm đầu ra đến với những đơn vị có yếu tố nhà nước.
Trước câu hỏi làm sao để các start-up có thể tham gia vào khu vực kinh tế nhà nước? Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì đã có trong quy định của pháp luật, trong khi đó, bản chất của startup là làm những cái mới, chính điều này đã làm nảy sinh ra sự mâu thuẫn.
Để giải quyết vấn đề này, thay vì tấn công vào khu vực nhà nước, các start-up nên hướng tới mục tiêu là khu vực tư nhân hoặc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI.
|
Nhiều câu hỏi được các start-up đặt ra cho Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là khu vực được làm tất cả mọi điều mà pháp luật không cấm. Cái khó ở khu vực này là họ chỉ sử dụng sản phẩm khi nó đem lại hiệu quả. Start-up chỉ có thể tồn tại nếu giải được bài toán hiệu quả này. Việc xâm nhập được khu vực kinh tế tư nhân cũng sẽ mở đường cho sự tham gia của khu vực kinh tế nhà nước.
Ở một cách làm khác, start-up có thể “tấn công” vào khu vực nhà nước bằng cách làm thí điểm, sau đó nhờ một cơ quan nhà nước có chuyên môn tham gia vào việc định mức hoá.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT sẽ làm trung gian hỗ trợ start-up trong việc định mức hoá sản phẩm, từ đó mở đường cho các doanh nghiệp tiếp cận với khối kinh tế nhà nước. Bộ TT&TT cũng sẽ làm cầu nối giữa các start-up có nhu cầu xuất ngoại với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Thế giới đang đổi thay, đây là cơ hội cho người trẻ khởi nghiệp
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới đang xảy ra một sự chuyển đổi rất lớn. Dù được gọi là cuộc cách mạng số, chuyển đổi số, kỷ nguyên số hay CMCN 4.0,... đây vẫn sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử loài người, khi chúng ta chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Đó cũng là cơ hội để những người trẻ có thể thay đổi thứ hạng Việt Nam.
|
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các thí sinh tham dự chương trình Khởi nghiệp công nghệ. Ảnh: Trọng Đạt |
Khác với các cuộc cách mạng trước đây, CMCN 4.0 quan trọng nhất là tư duy, thay vì phụ thuộc vào cơ sở vật chất. Do vậy, nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Nếu không nắm bắt được CMCN 4.0, chúng ta sẽ lại phải đợi không biết bao lâu nữa.
Khép lại buổi trò chuyện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vui mừng khi thấy nhiều bạn trẻ Việt Nam có ước mơ, ý tưởng lớn và khát khao thay đổi xã hội.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, khác với thế hệ ngày xưa luôn muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, động lực của người trẻ ngày nay là ước mơ thay đổi thế giới, thay đổi Việt Nam và làm cho đất nước phát triển.
"Khó khăn trong quá trình khởi tạo doanh nghiệp cũng giống như một phép thử, để xem ý chí của chúng ta có mạnh hay không, có vượt qua được các thách thức hay không. Do vậy, đã là startup phải có một tư tưởng đột phá độc đáo, mang lại một giá trị khiến mọi người kinh ngạc", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trọng Đạt
" alt="Làm thế nào để Make in Vietnam trở thành hiện thực?"/>
Làm thế nào để Make in Vietnam trở thành hiện thực?