当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
" alt="Đông Nhi đoạt 'Ca sĩ của năm', Bích Phương thắng lớn với 'Bùa yêu'"/>
Đông Nhi đoạt 'Ca sĩ của năm', Bích Phương thắng lớn với 'Bùa yêu'
Mảnh ghép tình yêu tập 6: 'Bác sĩ triệu đô' từ chối hẹn hò á hậu xinh đẹp, giỏi giang
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Sunderland, 03h00 ngày 4/2: Cầm chân nhau
Trong khuôn khổ Lễ hội đền Lảnh Giang (24 - 26/6/2017), Cục di sản Văn hoá đã trao bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội đền Lảnh Giang.
Lễ đón nhận bằng ghi danh Di sản văn hoá phi vật thể tại đền Lảnh Giang - Hà Nam |
Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên. Ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần. Trên mảnh đất này còn lưu truyền câu chuyện quen thuộc về Tiên Dung và Chử Đồng Tử trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam.
Đền Lảnh Giang hiện còn lưu giữ các di văn chữ Hán được phân loại dưới hình thức: Di văn bài trí (Hoành Phi, Câu đối), di văn lưu trữ (Thần tích, Sắc phong)…
Đền Lảnh Giang được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc gồm 3 tòa, 14 gian, hai bên có nhà khách, lầu thờ, 4 bên có tường gạch bao quanh. Trong đền có nhiều đồ thờ giá trị như tượng Tiên Dung công chúa, khánh long đình, khám đặt tượng thờ 3 vị tướng thời Hùng vương được chạm khắc công phu theo phong cách đời Lê. Ngoài ra đền còn giữ được hai kiệu bát cống long đình, một sập thờ và nhiều hoành phi, câu đối, nhang án. Kề bên đền Lảnh Giang về phía bờ sông là ngôi đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ (hệ thống thờ Đạo Mẫu Việt Nam).
Đền Lảnh Giang được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Một năm, đền có 2 kỳ lễ hội chính vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Từ năm 1996, lễ hội truyền thống đền Lảnh Giang được UBND xã, BQL di tích và nhân dân địa phương phục dựng và duy trì.
Các nghi thức lễ rước kiệu thánh, khai thác lễ hội, dâng lễ, dâng hương, lễ tế thần, nghi thức hát Văn diễn xướng hầu đồng, lễ rước nước từ Sông Hồng vào đền theo nghi lễ tục thờ thủy thần cầu cho mưa thuận gió hòa. Đặc biệt nghi thức tục thờ Thủy thần được thể hiện qua diễn xướng tái hiện huyền tích tam vị thủy thần trong lễ hội truyền thống năm 2009.
Thông qua lễ hội và các nghi thức văn hóa tâm linh sẽ nhắn nhủ tới mọi người và các thế hệ con cháu phải biết trân trọng, giữ gìn, nhớ về cội nguồn, noi gương các bậc tiền nhân giữ gìn xây dựng non sông, đất nước.
Nhân dịp này, Sở VHTT&DL tỉnh Hà Nam cùng phối hợp với Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc 2017. Tham gia Liên hoan có các nghệ nhân, diễn viên đến từ các Câu lạc bộ, Hội Văn nghệ dân gian của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Bắc Kạn, Hải Dương, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Hà Nam. Liên hoan được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá các giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, hát Chầu văn. Qua hoạt động trình diễn nghệ thuật này, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo tồn, kế thừa những giá trị văn hóa nghệ thuật hát Văn, hát Chầu văn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên gặp gỡ, học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết giữa các địa phương, đơn vị. Hát Văn, hát Chầu văn với phần đệm của các nhạc cụ dân tộc độc đáo, dấu ấn văn hóa - nghệ thuật trong lễ thức thờ Mẫu, với sự hội tụ yếu tố tâm linh, tài năng của các nghệ nhân đã sáng tạo nên điệu thức, cấu trúc âm thanh đến độ hoàn chỉnh làm say đắm lòng người, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, đồng thời tuyên truyền nhận thức cho quần chúng nhân dân về giá trị nhân văn của loại hình nghệ thuật truyền thống, góp phần bảo tồn văn hoa quý giá của dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển. |
Tình Lê
" alt="Lễ hội đền Lảnh Giang nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia"/>Lễ hội đền Lảnh Giang nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tết là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, đánh dấu thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời báo hiệu một mùa xuân mới đã về. Trong dịp Tết, người Việt thường giữ các tập tục như nấu các món ăn truyền thống, dọn dẹp nhà cửa, sắm quần áo mới, thăm họ hàng, tặng tiền lì xì.
Phiên chợ gồm 20 gian hàng, bày bán những các thức quà truyền thống và những món đồ thủ công mang đậm bản sắc Việt |
Tuy nhiên, do guồng quay hối hả, bận rộn của cuộc sống hiện đại, những giá trị truyền thống như gói bánh chưng, dựng cây nêu trong ngày Tết ít được chú trọng. Nắm bắt được thực trạng ấy, phiên chợ quê được tổ chức thường niên tại khuôn viên khách sạn Metropole (từ 19-21/1), như một cách để bảo tồn, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền.
Thành viên ban tổ chức chia sẻ: “Từ phiên chợ quê, những món ăn Việt truyền thống hay bao lì xì đỏ đầy ý nghĩa, chúng tôi mong muốn mang đến một không khí Tết đậm đà bản sắc dân tộc”.
Phiên Chợ Quê đặc biệt được kéo dài trong 3 ngày, ngay trong khu vực sân vườn khách sạn hạng sang, với gần 20 gian hàng bày bán các thức quà truyền thống trong dịp Tết và các món đồ thủ công mang đậm bản sắc Việt Nam như nón lá, lụa là, giỏ mây. Bên cạnh đó, khách tham quan còn có thể tìm thấy những gian hàng ẩm thực, phục vụ các món ăn dân dã, đậm đà bản sắc thôn quê như phở gánh, bún chả, nước mía.
Đặc biệt, những ngày cuối tuần, các hoạt động tranh tài gói bánh chưng, nặn tò he, đan rổ, tỉa hoa quả được tổ chức, thu hút sự chú ý từ du khách nước ngoài và thế hệ các bạn trẻ thủ đô, những người ít có cơ hội tiếp cận phong tục truyền thống dân dã.
Du khách nước ngoài thích thú khi trực tiếp trải nghiệm các bước gói bánh chưng |
Chị Vitoria (Du khách Úc) thực sự hào hứng với không khí rộn ràng của phiên chợ quê và hoạt động gói bánh chưng trong khuôn khổ sự kiện. Chị cho biết: “Tôi chưa từng gói bánh chưng trước đó, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các đầu bếp, tôi đã hoàn thiện một chiếc bánh vuông vắn, và giành chiến thắng trong cuộc thi gói bánh chưng. Đây thực sự là một phong tục thú vị và sẽ là một kỷ niệm đẹp đối với tôi khi nhắc đến Việt Nam”.
Một số hoạt động thú vị tại Phiên chợ Tết |
Dương Di
" alt="Phiên chợ Tết đặc biệt giữa lòng Hà Nội"/>