Con dị dạng mạch máu não, nguy cơ tử vong cao
Đó là hoàn cảnh của bé Huỳnh Thị Thủy Tiên (11 tuổi ở tổ 4, ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) bị dị dạng mạch máu não cần tiền điều trị gấp.
Khi chúng tôi đến bệnh viện thăm bé Thủy Tiên, em đang ngồi nhổ tóc sâu cho mẹ. Nếu không phải khung cảnh trong bệnh viện thì không ai biết bé bị bệnh. Nhìn bề ngoài da dẻ hồng hào không có biểu hiện của bệnh tật.
Tuy nhiên, căn bệnh dị dạng mạch máu não bé đang mang lại rất nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng bất kỳ lúc nào.
Bé Thủy Tiên đang rất cần tiền để cứu nguy tính mạng. |
Theo người nhà kể, lúc 5 tuổi gia đình bé có phát hiện một lần bé tự nhiên bị co giật nhưng không hề bị sốt. Sau cơn co giật đó, bé lại trở lại sinh hoạt bình thường.
Thời gian gần đây, chỉ trong 1 tháng bé Thủy Tiên bị co giật nhiều lần thời gian co giật kéo dài hơn. Mỗi lần con co giật chị Huỳnh Thị Tố Như chỉ biết nấu nước xả để cho con uống.
Cha mẹ nghèo chỉ có chưa nổi 5 triệu đồng
Mỗi lần bé Thủy Tiên bị co giật, chị Như rất sợ không hiểu con đang mắc bệnh gì, chị cố gắng gom tiền để đưa con lên TP chữa bệnh. Sau khi khám bệnh, bác sĩ yêu cầu nhập viện ngay.
Sau khi làm các xét nghiệm chụp CT, bác sĩ kết luận bé Thủy Tiên bị dị dạng mạch máu não. Sau khi bác sĩ tư vấn với gia đình và báo chi phí mổ, gia đình bé nhắm khả năng không thể kiếm đủ số tiền đó định đưa con về.
Anh Huỳnh Văn Khôn và chị Huỳnh Thị Tố Như đều là dân lao động chân tay làm thuê làm mướn. Anh Khôn làm đủ thứ việc từ đào đất, xịt thuốc lúa, vác lúa… Chị Như dặm lúa, hái ớt, nhổ rau tiền công cũng chỉ từ 80-100 ngàn đồng/ngày. Hai vợ chồng hai đứa con nhỏ làm thậm chí không đủ ăn, căn nhà tình thương do hội từ thiện giúp đỡ.
Chia sẻ với chúng tôi chị Huỳnh Thị Tố Như nói: “Khi đưa con đi khám bệnh chúng tôi nào ngờ đâu cháu mắc căn bệnh hiểm ác đến như vậy. Chúng tôi là động nghèo khó, làm chẳng đủ ăn, đến cái bảo hiểm cho con cũng không có tiền mua. Giờ cháu đổ bệnh, khó đủ đường mà số tiền chữa bệnh cả trăm triệu đồng cả gia tài tôi cũng không đủ. Khi nghe bác sĩ nói chi phí chữa bệnh tôi cũng suy đi tính lại vì biết cảnh gia đình mình chẳng thể vay nổi. Bác sĩ nói, bệnh của cháu rất nguy hiểm đưa cháu về khác nào đưa vào chỗ chết”.
Theo bác sĩ Đặng Ngọc Dũng người trực tiếp điều trị cho bé Thủy Tiên cho biết: “Bệnh nhân bị dị dạng bẩm sinh mạch máu não – dị dạng động tĩnh mạch máu não rất to, có rất nhiều nguy cơ, có thể vỡ mạch máu và bệnh nhân tử vong.
Phương pháp điều trị chia làm hai bước đầu tiên cần phải phẫu thuật can thiệp nội mạch giảm bớt lưu lượng máu, tắc mạch để mạch máu nhỏ lại. Sau khi mạch máu nhỏ lại mới tiến hành phẫu thuật lấy hết dị dạng. Tiên lượng sau khi phẫu thuật thành công bệnh nhân sẽ hồi phục tốt, có cuộc sống bình thường”.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc có thể đóng tiền tạm ứng viện phí cho bé Huỳnh Thị Thủy Tiên (Khoa Ngoại Thần kinh) tại phòng Tài chính kế toán hoặc Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo, BV Nhi Đồng 2, TP.HCM hoặc gia đình anh Huỳnh Văn Khôn (tổ 4, ấp Vĩnh Đông, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ bé Huỳnh Thị Thủy Tiên, Mã số 2016.180. Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 102010002381523 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11, Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cùng với ông Công, còn có 2 cán bộ của BIDV Phú Yên cũng bị bắt về hành vi nói trên.
Ông Công từng được xem là cánh tay đắc lực thời ông Trần Bắc Hà còn làm Chủ tịch HĐQT BIDV Việt Nam.
Trước đó, tháng 4/2012, Hội đồng quản trị BIDV ra quyết định cách chức Giám đốc BIDV, Chi nhánh Phú Yên đối với ông Nguyễn Công.
Đến tháng 4/2014, ông Công bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng vì có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong chỉ đạo điều hành dẫn đến phát sinh nợ xấu, có khả năng mất vốn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Phú Yên và BIDV Việt Nam.
Cơ quan chức năng xác định những vi phạm của ông Công là nghiêm trọng, dẫn đến nhiều cán bộ trong đơn vị bị xử lý kỷ luật.
Ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai và 2 đồng phạm vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
" alt=""/>Bắt giam nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Phú Yên Nguyễn Công
Tại Việt Nam, số lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động chiếm 45,6% lực lượng lao động của Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là đối tượng yếu thế và dễ tổn thương hơn nam giới do không nhận được sự đối xử công bằng trong nhiều trường hợp. Đơn cử như vấn đề khoảng cách giới trong phân bổ việc làm theo khu vực, nghề nghiệp, phụ nữ vẫn khó khăn hơn nam giới trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhất là các nhóm lao động nữ nghèo, nữ nông thôn, nữ di cư, nữ dân tộc thiểu số. Thu nhập giữa lao động nữ và lao động nam còn chênh lệch, thí dụ giai đoạn 2009 - 2016, tiền lương bình quân của nữ luôn thấp hơn của nam, mức chênh lệch tương đương khoảng 30 USD trên tổng mức lương chưa đạt 200 USD/tháng. Mặc dù, nếu so về hiệu quả công việc, phụ nữ không thua kém gì nam giới. Thậm chí, có những công việc, phụ nữ còn làm việc hiệu quả hơn, ví dụ như tư vấn, chăm sóc, tiếp cận khách hàng, hay những công việc đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, sự thấu cảm và kỹ năng xã hội.
Ngoài ra, theo một kết quả nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế ILO về thị trường lao động Việt Nam trong 10 năm tới, những công việc có thể bị thay thế bằng hệ thống máy móc tự động hóa là việc làm có rủi ro. Những ngành có rủi ro cao nhất bao gồm: Nông - lâm - thủy sản, công nghiệp chế biến - chế tạo, bán buôn bán lẻ. Ở Việt Nam, số việc làm phụ nữ hiện đang đảm nhiệm có khả năng sẽ bị chuyển sang tự động hóa cao gần 2,4 lần so với nam giới. Điều đó đồng nghĩa với việc một lực lượng không nhỏ lao động trẻ là nữ đứng trước nguy cơ bị mất việc làm trong tương lai không xa.
Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng mở ra sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, robot thông minh sẽ giúp giải phóng phụ nữ khỏi rất nhiều công việc, trong đó có những công việc nội trợ, chăm sóc người già và con cái. Họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc học tập, phấn đấu và tìm kiếm những công việc theo đam mê của mình. Từ đó, những cơ hội việc làm mới sẽ được sản sinh ngay chính từ những thách thức và nguy cơ mất việc làm của một bộ phận nữ lao động, cùng với sự ra đời của rất nhiều mô hình kinh doanh mới, phi truyền thống nhưng thúc đẩy được lợi thế của lao động nữ. Hiện tại, rất nhiều người phụ nữ chọn cách bán hàng online tại nhà thay vì đến công ty làm việc, họ vừa chủ động được thời gian, có thể làm được công việc nhà, chăm sóc con cái mà vẫn có thu nhập, làm chủ kinh tế không bị phụ thuộc và tự tin trong cuộc sống gia đình. Như vậy, nếu nhìn nhận thấu đáo những nguy cơ tiềm ẩn và có sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ, những thách thức của cuộc CMCN 4.0 trong nhiều trường hợp sẽ được biến thành cơ hội để người phụ nữ tỏa sáng và chứng minh vai trò và vị thế của mình với xã hội.
Bài toán “Nâng cao quyền năng phụ nữ” thời 4.0
Ngày 15/11 tới đây, Diễn đàn Đa phương 2019 với chủ đề “Nâng cao quyền năng của Phụ nữ tại nơi làm việc trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0” sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Khó khăn, thách thức, và cả triển vọng mà CMCN 4.0 có thể đem lại cho đối tượng lao động nữ, cũng như doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ được các bên thảo luận.
Sự quy tụ đa dạng tiếng nói từ các cơ quan quản lý, các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về kinh tế, kỹ thuật công nghệ, pháp luật, bình đẳng giới… hứa hẹn sẽ đưa ra các giải pháp ban đầu đa chiều đối với công tác hoạch định chính sách nhà nước và chính sách của doanh nghiệp.
Được biết, Diễn đàn đa phương là sự kiện thường niên do Samsung khởi xướng, bắt đầu được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2018, nhằm kết nối tri thức, nhiệt huyết, nguồn lực và năng lượng của tất cả các bên liên quan, gồm cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và khối tư nhân. Thông qua sự kiện thường niên này, các tư tưởng, giải pháp, sáng kiến được chia sẻ và thảo luận, từ đó cảm hứng hành động và năng lượng tích cực được lan tỏa, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng của xã hội Việt Nam một cách hiệu quả.
Đỗ Huyền
" alt=""/>CMCN 4.0: Liệu thách thức có thành cơ hội cho phụ nữ tỏa sáng?