Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng và Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đồng chủ trì hội thảo.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Minh Cường chỉ rõ, "Thúc đẩy phát triển kinh tế số tại thành phố Hải Phòng" là hội thảo rất quan trọng với thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như với cả tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung.
Theo vị Phó Chủ tịch UBND thành phố, Hải Phòng đang rất quan tâm đến chuyển đổi số, coi chuyển đổi số là một động lực cho sự phát triển của thành phố lâu dài trong những năm tiếp theo. Vì thế, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 03 về chương trình chuyển đổi số của thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điểm đặc biệt trong Nghị quyết này là đặt một số mục tiêu về kinh tế số cao hơn so với chương trình chuyển đổi số quốc gia.
“Thúc đẩy phát triển kinh tế số tại thành phố Hải Phòng đang được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và được thành phố rất quan tâm”,ông Hoàng Minh Cường nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) mở ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các địa phương phải tìm cách giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế số.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Hải Phòng, từ tháng 7/2022, Bộ KH&CN và UBND thành phố Hải Phòng đã ký chương trình phối hợp công tác giai đoạn đến năm 2025. Trong chương trình này, một nội dung chính được 2 bên xác định là cần quan tâm đầu tư phát triển, hỗ trợ thành phố Hải Phòng phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, thí điểm thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo.
“Với việc triển khai ứng dụng các nhiệm vụ cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân sẽ được hỗ trợ tìm kiếm, ứng dụng, tiếp thu các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ.
Gợi mở nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số địa phương
Đáng chú ý, tại hội thảo, một nội dung trọng tâm về chuyển đổi số nói chung, phát triển kinh tế số quốc gia nói riêng và phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với các đại biểu.
Theo Thứ trưởng, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định 3 trụ cột chính của chuyển đổi số Việt Nam gồm phát triển Chính phủ số để người dân tin theo Đảng, tin theo chính quyền nhiều hơn; phát triển kinh tế số để người dân giàu có hơn và phát triển xã hội số để người dân hạnh phúc hơn. Ba trụ cột này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, Chính phủ số lấy cơ quan nhà nước làm chủ thể, kinh tế số lấy doanh nghiệp làm chủ thể và xã hội số lấy người dân làm chủ thể.
Về phát triển kinh tế số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt căn bản của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số so với các doanh nghiệp truyền thống. Đó là, bên cạnh các yếu tố đầu vào truyền thống, các doanh nghiệp trong nền kinh tế số có 2 yếu tố đầu vào cơ bản mới là dữ liệu số và công nghệ số, trong đó công nghệ được cung cấp như là một dịch vụ trở thành một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, giống như điện, nước.
Thứ trưởng cũng lưu ý, để phát triển kinh tế số của một địa phương, cần nhấn mạnh yếu tố cơ bản trong nhận thức, đó là để phát triển kinh tế số thì chúng ta thúc đẩy mỗi người dân trở thành một doanh nhân, mỗi hộ gia đình là một doanh nghiệp số và chúng ta biến mọi doanh nghiệp trên địa bàn trở thành một doanh nghiệp số.
Nhấn mạnh đặc điểm của kinh tế số là tính cá thể hóa và tính linh hoạt, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phân tích, khác với kinh tế truyền thống, trong môi trường số cơ bản không có rào cản cho việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận thị trường. Trong môi trường công nghệ số, một tổ hợp kinh doanh nhỏ lẻ, gia đình dù không có cửa hàng mặt phố vẫn có thể đạt hiệu suất kinh doanh như một tổ hợp kinh doanh ăn uống lớn, thông qua việc tiếp cận và giao hàng cho khách hàng trên môi trường số.
Cùng với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cách tiếp cận mới, khác nhưng lại cần dựa trên cơ sở khoa học để đo lường kinh tế số, đại diện Bộ TT&TT cũng cho hay, trong khi về Chính phủ số, chính quyền số đã có nhiều mô hình điển hình như Đà Nẵng, Huế; về kinh tế số hiện chưa có 1 mô hình điển hình nào để các tỉnh, thành phố khác tham chiếu, học hỏi.
“Chúng tôi mong rằng trong năm 2023, năm trọn vẹn đầu tiên thực thi chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, một số địa phương sẽ có hành động, sáng kiến tiên phong để hết năm 2023, sẽ có một số mô hình kinh tế số cho các địa phương khác tham khảo”, đại diện Bộ TT&TT chia sẻ.
Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận về định hướng phát triển kinh tế số, thương mại điện tử của Hải Phòng; các giải pháp giúp đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế số tại địa phương; đề xuất các phương án đo lường, đánh giá kinh tế số của quốc gia và các địa phương…
“Các ý kiến đóng góp tại hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho UBND thành phố Hải Phòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động chuyển đổi số nói chung và phát triển kinh tế số nói riêng, gợi mở ra những giải pháp cần tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện trong giai đoạn tới”, ông Hoàng Minh Cường cho biết trong kết luận hội thảo.
Bất chấp những khó khăn trong thời chiến, ông theo học và chứng tỏ năng lực xuất sắc tại Đại học Y Bắc Kinh (nay là Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Bắc Kinh). Ngoài niềm đam mê y học, nam sinh còn rất thích môn thể dục và lập kỷ lục quốc gia môn vượt rào tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ nhất. Đội tuyển quốc gia Trung Quốc đã mời Nam Sơn tham gia huấn luyện nhưng ông vẫn quyết định ở lại trường.
Năm 1960, chàng trai trẻ Nam Sơn tốt nghiệp, bắt đầu một hành trình mà không ngờ sẽ định hình lại nền y tế cộng đồng ở Trung Quốc. Khoảng thời gian đầu, ông dạy y và biên tập tờ báo của trường cho đến khi được chuyển về Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Quảng Châu vào năm 1971.
Để hoàn thiện bản thân và học hỏi công nghệ y tế tiên tiến của nước ngoài, bác sĩ Chung Nam Sơn đã nỗ lực giành được cơ hội học tập tại Vương quốc Anh. Sau khi trở về Trung Quốc, ông nhanh chóng tham gia tuyến đầu, nghiên cứu y học lâm sàng và được bầu làm viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vào tháng 5/1996.
Gần 90 tuổi dấn thân tiên phong giữa ‘bão lửa’
Năm 2003, khi thế giới vật lộn với sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), ở tuổi gần 70, Tiến sĩ Nam Sơn tiên phong lên tuyến đầu trong các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc. Với chuyên môn sâu về các bệnh đường hô hấp và dịch tễ học truyền nhiễm, ông đóng vai trò then chốt trong việc xác định loại virus Corona mới gây ra đợt bùng phát và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Câu nói quen thuộc của ông: “Hãy gửi những bệnh nhân nguy kịch nhất đến cho tôi” hay “SARS không khủng khiếp, có thể phòng ngừa và chữa khỏi” đã trấn an hàng triệu người đang hoảng loạn lúc bấy giờ, theo Nhân dân Nhật báo.
Những hành động quyết đoán và khả năng lãnh đạo kiên định của Chung Nam Sơn được nhận định là công cụ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Những nỗ lực của vị tiến sĩ cuối cùng đã đẩy lùi được dịch bệnh, cứu được hàng trăm triệu người và khiến ông được ca ngợi như một vị anh hùng của Trung Quốc.
Đầu năm 2020, khi làn sóng virus corona mới bao trùm Trung Quốc, Chung Nam Sơn, khi này đã 84 tuổi, tiếp tục khoác lên mình chiếc áo blouse trắng. Ông giữ chức vụ lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia và gia nhập tiền tuyến của chiến trường chống dịch tại Vũ Hán.
Tiến hành nghiên cứu truy xuất nguồn gốc virus và phân lập thành công các chủng virus sống từ các mẫu lâm sàng, phân và nước tiểu. Thực hiện nghiên cứu toàn quốc đầu tiên về các đặc điểm lâm sàng của Covid-19 đã tạo cơ sở cho sự hiểu biết chính xác cũng như chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Ngày 20/1/2020, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông ở Bắc Kinh, Chung Nam Sơn đã tuyên bố về sự lây truyền "từ người sang người" của Covid-19, từ đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên khắp Trung Quốc, khu vực và thế giới.
Những đóng góp của bác sĩ Chung còn vượt xa lĩnh vực bệnh truyền nhiễm. Trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp của mình, ông là tác giả của nhiều tài liệu nghiên cứu và ấn phẩm, đề cập đến nhiều chủ đề y tế và nâng cao kiến thức khoa học. Nghiên cứu tiên phong của ông về phổi và dịch tễ học không chỉ cải thiện kết quả của bệnh nhân mà còn cung cấp thông tin về các chính sách và thực tiễn y tế công cộng, định hình quỹ đạo chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc và thế giới. Ngoài ra, Tiến sĩ Chung còn ủng hộ nhiệt thành với các sáng kiến như các biện pháp kiểm soát thuốc lá và các chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường.
Ngoài công việc nghiên cứu khoa học và y học, Chung Nam Sơn vẫn duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, những bức ảnh ông chạy, chơi bóng rổ, nâng tạ tràn ngập trên mạng xã hội Trung Quốc. Ở tuổi 85, ông vẫn cao lớn, khỏe mạnh và tràn đầy nhiệt huyết.
Để ghi nhận những đóng góp của Chung Nam Sơn cho sự nghiệp y học hiện đại Trung Quốc, ông đã được trao tặng nhiều danh hiệu như "Công nhân tiên tiến quốc gia", “Nhà tiên phong cải cách”... Năm 2009, Tiến sĩ Chung được bình chọn là một trong "100 người đã lay chuyển Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới".
Năm 2020, ông được Chủ tịch nước Trung Quốc tặng thưởng “Huân chương Cộng hòa” - huân chương danh dự cao nhất dành cho những cá nhân có đóng góp to lớn, lập công lao xuất sắc. Tính đến nay, chỉ có 9 cá nhân được trao tặng huân chương này và Chung Nam Sơn là đại diện duy nhất của ngành y tế nước này.
Tuệ Huy
Hiệu quả của viên thuốc R+Cu giúp giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị đã được thử nghiệm trên cả người và chuột. Trong khi đó, kết quả ngăn ngừa ung thư tái phát mới chỉ được nghiên cứu trên chuột. Các thử nghiệm trên người dự kiến kéo dài từ 5 năm trở lên.
Tiến sĩ Rajendra Badve, bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Tata Memorial và là thành viên của nhóm nghiên cứu, đã đưa ra giải thích về quá trình này.
"Các tế bào ung thư ở người được đưa vào cơ thể chuột. Sau đó, chuột được điều trị bằng xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Tế bào ung thư chết đi vỡ thành những mảnh nhỏ (chromatin) di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu, biến các tế bào khỏe mạnh thành ung thư”, Tiến sĩ Badve giải thích.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học cho chuột uống những viên thuốc chống oxy hóa chứa resveratrol và đồng (R+Cu). Viên R+Cu tạo ra các gốc oxy trong dạ dày nhanh chóng đi vào máu, phá hủy chromatin một cách hiệu quả, ức chế quá trình di căn ung thư.
Nhóm tác giả cũng khẳng định rằng viên R+Cu làm giảm độc tính liên quan đến hóa trị. Họ kỳ vọng, loại thuốc này sẽ làm giảm 50% tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư và đạt 30% hiệu quả ngăn ngừa ung thư tái phát.
Viên thuốc được dự đoán có thể chống lại các bệnh ung thư ảnh hưởng đến tuyến tụy, phổi và vùng miệng.
Các bác sĩ đang chờ sự chấp thuận của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI). Sau khi được phê duyệt, thuốc dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 6-7 với giá thành khoảng 1 USD/viên. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa tiết lộ, mỗi bệnh nhân sẽ phải sử dụng bao nhiêu thuốc, trong bao nhiêu lâu để đạt được hiệu quả như họ tuyên bố.