当前位置:首页 > Kinh doanh > Cận cảnh công trường Văn Miếu hàng chục tỷ ở Hà Tĩnh 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo U23 Benfica vs U23 Torrense, 21h00 ngày 4/2: Đại bàng gẫy cánh
Hợp đồng mới giúp nhà cầm quân người Nhật Bản nhận mức lương tổng cộng 66 triệu baht trong 2 năm (khoảng 55 tỷ đồng).
HLV Akira Nishino muốn thắng 3 lượt cuối vòng loại World Cup 2022, vượt qua Việt Nam |
Trước đó, Akira Nishino tuyên bố muốn đưa Thái Lan đến với World Cup 2026.
Hiện tại, giới truyền thông Thái Lan quan tâm là nhiệm vụ trước mắt, ở vòng loại World Cup 2022/Asian Cup 2023.
Thái Lan đang xếp thứ 3 ở bảng G vòng loại World Cup 2022 với 8 điểm, sau Malaysia (9 điểm) và Việt Nam (11).
Đội quân của HLV Akira Nishino còn 2 trận sân nhà (Indonesia, Malaysia), cùng chuyến làm khách trước UAE.
"Chúng tôi không có nhiều thời gian chuẩn bị cho trận đấu với Indonesia vào ngày 26/3, vì khi ấy Thai League mới chỉ bắt đầu", Akira Nishino tâm sự.
Nhà cầm quân 64 tuổi này để nghị LĐBĐ Thái Lan tìm kiếm đối thủ đá giao hữu vào ngày 30/3, để giúp ổn định "Voi chiến".
Akira Nishino đặt mục tiêu chiến thắng các trận còn lại, để vượt qua tuyển Việt Nam giành ngôi đầu bảng G.
Thuyền trưởng người Nhật Bản cũng cho biết, ông nhắm đến các cầu thủ U23 để làm mới Thái Lan, trong cuộc đua tranh cùng Việt Nam.
"Các tuyển thủ U23, cùng với những cầu thủ khác đều có cơ hội. Tôi muốn một đội tuyển với các cầu thủ có kinh nghiệm, cạnh tranh và làm việc với tần suất cao".
TT
" alt="Thái Lan: Akira Nishino tuyên bố Thái Lan vượt tuyển Việt Nam"/>Thái Lan: Akira Nishino tuyên bố Thái Lan vượt tuyển Việt Nam
1. Một thành viên mới của đội bóng đá xem trận đấu dựa vào nạng trên bãi biển ở Freetown. Sierra Leone, đất nước bị chia cắt bởi cuộc nội chiến, có một lượng lớn công dân với cuộc sống bị ảnh hưởng, cả về tinh thần và thể chất, bởi nhiều năm chiến tranh.
2. Một khoảnh khắc của trận bóng đá giữa các thành viên trong hội những người cụt chân. Những chiếc nạng không những không phải vật cản trong việc dứt điểm vào khung thành, mà còn có thể trở thành công cụ hữu hiệu để đạt được bàn thắng.
3. Lahai Makieu (giữa) chải râu trong khi vị hôn thê Zainab Turay (phải) tìm một chỗ ngồi bên ngoài nhà của họ trong cộng đồng Yams Farm ở Freetown, vào ngày 15/4/2022. Makieu, 49 tuổi, là huấn luyện viên đội bóng đá. Ông bị phiến quân bắn vào năm 1992. Vào thời điểm đến bệnh viện, ông đã mất rất nhiều máu và chân trái hoàn toàn bị nát đến mức các bác sĩ phải cắt bỏ.
4. Sheku Turay nghỉ ngơi sau khi leo núi về nhà ở Freetown. Sheku có một chiếc chân giả, nhưng anh không thể sử dụng nó trên những con đường gập ghềnh và đường mòn để về nhà. Anh bị thương năm mới 12 tuổi, khi quân nổi dậy tấn công ngôi làng, ở phía bắc quận Tonkolili, trong cuộc nội chiến khiến hàng chục nghìn người chết từ 1991 đến 2002. Các bác sĩ đã hy sinh chân của Sheku để cứu anh khỏi chứng hoại tử. Giống như nhiều người khác, anh đã tìm thấy sự hỗ trợ rất cần thiết và một hợp đồng mới về cuộc sống thông qua nhóm các cầu thủ bóng đá bị cụt chân.
5. Các cầu thủ khởi động trên bãi biển trước khi bước vào một trận đấu. Hiệp hội Người cụt một chân (SLASA) được thành lập nhằm lấp đầy khoảng trống về cơ sở hạ tầng xã hội dành cho người khuyết tật, cung cấp cho họ khả năng phục hồi sau chấn thương, giải quyết những quan niệm sai lầm về khuyết tật, thúc đẩy hòa bình và giúp những người bị ảnh hưởng tái hòa nhập xã hội.
6. Một kỹ thuật viên làm việc bằng chân giả tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, vào ngày 14/4/2022. Trung tâm cũ này không còn chăm sóc cho các nạn nhân chiến tranh. Giờ đây, bệnh nhân của ông là những người bại liệt, những nạn nhân tai nạn giao thông và những người bị bệnh tiểu đường. Ở đây các dịch vụ được cung cấp có chi phí thấp, nhưng không miễn phí. Trung tâm vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu nguyên vật liệu làm việc tại chỗ. Đây là nơi các thành viên của đội bóng có thể lấy chân giả.
7. Chân giả của Sheku Turay được chụp tại nhà riêng của anh ở Freetown vào ngày 12/4/2022.
8. Các thành viên của đội bóng dành cho người cụt chân tham dự một trận đấu trên bãi biển. Tất cả đều dùng nạng để chạy và chuyền bóng. Tổ chức cung cấp việc đào tạo bóng đá, tạo ra các cơ sở thực địa có thể được sử dụng bởi toàn bộ cộng đồng, và dạy cho những người trẻ tuổi các kỹ năng để bước vào thế giới công việc một cách hiệu quả.
9. Một thành viên của đội bóng đá Hiệp hội Thể thao Người cụt một chân đá bóng trong buổi tập luyện ở Freetown vào ngày 16/4/2022.
10. Một phụ nữ chứng kiến trận đấu bóng đáđã chúc mừng thành tích của các cầu thủ. Cô cũng sử dụng nạng vì giống như các thành viên đội bóng, cô bị khuyết một chân.
11. Các thành viên của Hiệp hội thể thao cụt một chân hát chào đón một cầu thủ mới vừa gia nhập đội, tại Freetown vào ngày 16/4/2022.
12. Một thành viên của đội bóng Hiệp hội thể thao cụt một chân chuẩn bị lội xuống biển sau buổi tập ở Freetown.
13. Adbulai Bah, 66 tuổi, rèn luyện sự cân bằng và sức mạnh của một chân trước khi nhận chân giả tại Trung tâm Phục hồi chức năng Quốc gia ở Freetown, ngày 20/4/2022.
14. Người phụ nữ băng bó chân cho một bé gái tại Trung tâm Phục hồi chức năng Quốc gia Freetown, ngày 20/4/2022.
15. Adbulai Bah, 66 tuổi, đang đợi băng bó để giúp tạo hình chân giả mới tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, ngày 20/4/2022.
16. Một phụ nữ chờ được lắp chân giả mới tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, ngày 20/4/2022.
17. Các thành viên của đội bóng đá Hiệp hội thể thao cụt một chân thi đấu trong một buổi tập luyện ở Freetown, Sierra Leone, vào ngày 16/4/2022. Đội bóng được thành lập từ năm 2002, khi chiến tranh kết thúc, bởi Mamoudi Samai, mục sư của một nhà thờ trong khu vực. Tổng cộng có 70 người tham gia, trong đó có hàng chục phụ nữ, những người bị khuyết một cánh tay hoặc một chân.
TT (Theo El Pais)
Vào ngày 20/2 lãnh đạo của đội bóng Thành phố còn tuyên bố sẵn sàng chi ra 1 triệu USD để cầu thủ từng khoác áo HAGL, Bình Dương quay về Việt Nam chơi bóng.
Mức giá này dành cho Lee Nguyễn là hợp lý, đồng thời cũng không bất ngờ nếu CLB TPHCM chi ra số tiền lớn bậc nhất giải đấu trong vòng vài năm qua dành cho một thương vụ, bởi ai cũng biết đương kim á quân V-League thực sự có tiền.
2. Nếu như Lee Nguyễn về Việt Nam và khoác áo CLB TPHCM thì chắc chắn người đáng lo nhất ở đội bóng đến từ thành phố mang tên Bác sẽ là Công Phượng chứ không phải ai khác.
Công Phượng có thể yên tâm... |
Ngôi sao bóng đá gốc Việt đang thi đấu tại Mỹ chơi xuất sắc nhất trong vai trò tiền vệ tấn công, và đây cũng là vị trí mà Công Phượng được HLV Chung Hae Seong kỳ vọng ở mùa giải năm nay sau khi đã thử vai trò đá cánh.
Và xét trên bàn cân, Công Phượng ngoài việc trẻ tuổi hơn thì gần như không “có cửa” nếu nói về chuyên môn, kinh nghiệm chơi bóng... so với Lee Nguyễn, để nếu tiền vệ này khoác áo CLB TPHCM nhiều khả năng chỗ cho cầu thủ người xứ Nghệ sẽ là... băng ghế dự bị.
3. Thông tin Lee Nguyễn về lại Việt Nam chơi bóng nghe có vẻ như rất gần, nhưng thực tế lại khá xa, bởi đến lúc này mọi thông tin mới chỉ đến từ một phía – tức CLB TPHCM mà thôi.
khi khả năng Lee Nguyễn khoác áo CLB TPHCM là cực thấp |
Còn hiện tại, tên Lee Nguyễn vẫn trong danh sách đăng ký của CLB Inter Miami cho mùa giải MLS 2020 sẽ khởi tranh vào đầu tháng 3 tới đây. Thế nên, việc TPHCM FC muốn làm cú sốc chuyển nhượng, dường như không mấy khả thi.
Càng khó hơn, bởi đến 17h ngày 22/2 này V-League cũng sẽ kết thúc thời gian bổ sung, đăng ký cầu thủ cho mùa giải 2020, và trong 48 giờ tới để CLB TPHCM cùng Lee Nguyễn tìm được tiếng nói chung, hoàn tất thủ tục (giấy chuyển nhượng quốc tế - ITC, các tiêu chuẩn thi đấu khác...) hợp đồng quả thực không đơn giản.
Ngoài giấy tờ, thủ tục khó khăn... ý định về Việt Nam chơi bóng trở lại của Lee Nguyễn cũng là câu hỏi rất lớn, bởi chắc chắn tiền vệ này chưa thể quên những ngày tháng “ngọt ít, cay nhiều” ở quê cha khi khoác áo HAGL, Bình Dương.
Không thể quên, khi 3 năm chơi bóng tại Việt Nam tiền vệ tài năng này hiếm khi hạnh phúc với các CLB mà mình khoác áo, đồng thời liên tục dính chấn thương vì lối chơi bạo lực ở V-League để suýt phải bỏ lỡ sự nghiệp.
Có rất nhiều lý do để Lee Nguyễn khó trở lại V-League, trừ khi tiền vệ này muốn “dưỡng già” và CLB TPHCM thực sự cần cũng như đã làm việc một cách nghiêm túc với phía Cty đại diện của cầu thủ người Mỹ gốc Việt ổn thoả về luật đàm phán, cũng như không PR hình ảnh như đồn thổi.
Xuân Mơ
" alt="Lee Nguyễn khó về CLB TPHCM, Công Phượng mừng nhất"/>
Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
Mùa hè 2016, Paul Pogbatrở lại MU trong một thương vụ chuyển nhượng có tổng trị giá 93,2 triệu bảng, kỷ lục của bóng đá Anh tại thời điểm ấy.
Pogba về lại Old Trafford khi anh cùng Juventus có 4 lần liên tiếp vô địch Serie A và một lần vào chung kết Champions League. Anh là á quân EURO 2016, chỉ hai năm trước khi cùng Pháp lên đỉnh với chức vô địch World Cup ở Nga.
Nhưng MU chưa bao giờ được chứng kiến sự lấp lánh ấy từ Pogba, ngoại trừ một vài tia sáng ở một số thời điểm nhất định. Việc mua lại anh, sau 6 năm, trở thành một trong những bản hợp đồng thất bại nặng nề nhất trong lịch sử CLB.
Pogba cũng là đại diện tiêu biểu cho thất bại của MU từ chính sách thể thao đến hoạt động chuyển nhượng trong kỷ nguyên hậu Alex Ferguson.
Trong giai đoạn sau khi Alex Ferguson nghỉ hưu, MU trở nên bất ổn và không thể chiến thắng trên sân cỏ. CLB khao khát biểu tượng mới, một người có khả năng xoay chuyển tình thế và dẫn dắt tập để đến với chiến thắng.
Tiền vệ người Pháp được chờ đợi như một vị cứu tinh, nên cựu CEO Ed Woodward làm mọi cách để mua lại anh.
Sự kỳ vọng được Pogba đáp lại là chuỗi phong độ hình sin, không có tính ổn định. Chỉ đôi khi anh có những màn trình diễn như trận chung kết World Cup 2018 mà Pháp thắng Croatia 4-2, trận đấu mà anh ghi một bàn thắng đẹp mắt.
Phần lớn thời gian của Pogba ở MU trong 6 năm qua là phong độ rất đỗi bình thường, nếu không muốn nói rất thất vọng dựa trên khoản phí chuyển nhượngvà mức đãi ngộ khổng lồ về mặt tài chính.
Trong 6 mùa giải mà Pogba thi đấu ở thành Manchester, có đến 3 lần MU kết thúc ở vị trí thứ 6 Premier League.
Ngôi sao của sự ích kỷ
Điểm gì nổi bật nhất ở Pogba trong giai đoạn thứ hai anh khoác áo MU? Những lần xuất hiện với mái tóc màu mè.
Các huấn luyện viên làm việc ở Old Trafford, bao gồm cả Jose Mourinho, không thể áp đặt kỷ luật với Pogba. Anh trở thành vấn đề nổi cộm trong cuộc khủng hoảng phòng thay đồ kéo dài nhiều năm.
Lợi ích cá nhân được tuyển thủ Pháp đặt lên hàng đầu. Anh không quan tâm đến giá trị tập thể, trở thành một kẻ ích kỷ trong mắt người hâm mộ MU.
Pogba luôn đòi hỏi được thi đấu tự do. Mourinho, Old Gunnar Solskjaer và Ralf Rangnick đáp ứng yêu cầu này và hệ thống chiến thuật mà họ xây dựng bị mất cân bằng.
Trên thực tế, vào thời điểm Rangnick xuất hiện, Pogba đã không còn để tinh thần cho MU. Người ở Old Trafford, nhưng hồn anh dành cho những CLB nào đó của châu Âu. Rất nhiều lần anh bóng gió về mục tiêu đến những đội bóng lớn như Barcelona hay Real Madrid.
"Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được chơi cho câu lạc bộ này", Pogba đăng trên Instagram cá nhân sau khi MU thông báo chính thức cuộc chia tay với anh khi kết thúc hợp đồng.
Một tuyên bố không được đón nhận. Ít tháng trước, cầu thủ 29 tuổi này khiến các CĐV phẫn nộ khi lớn tiếng nói rằng anh lãng phí nhiều năm đỉnh cao ở MU.
Pogba là một cầu thủ nổi tiếng, điều này không thể phủ nhận. Nhưng anh chưa bao giờ thể hiện được chính mình trong màu áo MU, ngoài sự ích kỷ và những rắc rối mà anh góp phần tạo ra.
Chia tay Pogba là cách tốt nhất để MU phá đi tất cả và xây dựng lại từ đầu, với những tiền vệ mới không thích thay đổi kiểu tóc mỗi tuần và chỉ tập trung vào khía cạnh thể thao.
Đại Phong
Anh trai của Lưng là Trần Văn Vững, năm nay tròn 20 tuổi, đang điều trị tại Khoa Nhiễm Việt Anh. Căn bệnh của Vững bộc phát khá bất ngờ. Khoảng 20 ngày trước, em bị sốt nhẹ, thường xuyên nói nhảm, rối loạn nhận thức, hành vi, đi tiểu không tự chủ, hay gồng người. Nghĩ Vững lên cơn tâm thần, gia đình vội vàng đưa đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 nhưng không đúng bệnh. Sau đó Vững được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, rồi chuyển tiếp vào Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Vững đang được điều trị theo phác đồ của bệnh viêm não tự miễn tại Khoa Nhiễm Việt Anh. |
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán Vững bị viêm não tự miễn, một căn bệnh còn khá mới lạ cả ở Việt Nam và trên thế giới. Riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM từ trước đến nay mới tiếp nhận điều trị khoảng 30 ca bệnh, tỷ lệ cứu sống hơn 80%.
Vững được đánh giá có nhiều cơ hội sống. Thế nhưng khó khăn lớn nhất của gia đình em là vấn đề kinh phí chữa trị. Cũng bởi trước đây, cả gia đình sinh sống ở vùng Biển hồ Campuchia, không có giấy tờ tùy thân, không thể mua bảo hiểm y tế. Vì vậy, mọi chi phí để chữa bệnh gần 200 triệu đồng, gia đình phải tự trả.
Lưng tâm sự: “Lúc anh trai phát bệnh, mẹ em cũng bị bệnh. Mẹ thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Nhưng vì muốn tiết kiệm tiền để chữa bệnh cho anh nên ba chỉ đưa mẹ đi khám, chữa ở một cơ sở y tế tại địa phương. Đến nay, mẹ nằm một chỗ ở nhà. Có những lúc mẹ đau đến co quắp người, ôm chặt gối mà vẫn nhất quyết không đi bệnh viện. Ba phải ở nhà chăm mẹ nên một mình em lên thành phố chăm anh”.
Lưng ngồi thất thần trước khu nhà anh trai đang nằm điều trị. |
Cậu bé vừa nói vừa cúi gằm mặt. Tôi tưởng chừng, nếu không có ai ở đây, em sẽ òa lên nức nở. Nhìn thiếu niên 17 tuổi, dáng người bé nhỏ một mình ngơ ngác trong bệnh viện của thành phố lớn khiến ai cũng xót xa.
Lưng cho biết, gia đình em mới chuyển về Việt Nam định cư khoảng 4 năm. Trước đó, cả nhà sống trên bè ở vùng Biển hồ Campuchia. Nơi đó em không có bạn, tuổi thơ chỉ gắn liền với con nước, những chiếc bè, xuồng. Không có điện, không có nước sạch, cuộc sống khó khăn nên em cũng chưa từng được học chữ. Vì vậy, khi chuyển về Việt Nam, được đi học, có thầy cô, bạn bè, cuộc sống của Lưng trở nên sinh động lạ thường.
Cả gia đình Lưng sống bám víu trên những chiếc bè, xuồng, trôi nổi trên con nước. |
Mẹ của Lưng hiện tại chỉ nằm một chỗ. Ba em phải nghỉ làm để chăm sóc vợ. |
14 tuổi mới đi học lớp 1, nhưng đấy đã là “đặc ân” mà trong gia đình chỉ có mình Lưng được trải nghiệm. Tôi hỏi Lưng có ngại không khi ngồi học cùng những em bé 6 tuổi. “Em thích lắm chứ không ngại”, ánh mắt em rạng rỡ.
Nói rồi, Lưng lại hướng về phòng bệnh, nơi Vững đang nằm điều trị: “Hồi anh chưa bệnh, anh thường cùng ba đi đánh bắt cá, đổi lấy tiền, vừa nuôi cả gia đình, vừa cho em đi học. Mấy anh chị của em đều chỉ biết mỗi nghề đánh cá, quanh năm suốt tháng ở trên bè, trên xuồng, người tanh mùi cá, mùi nước. Vì vậy, anh Vững thường nói, em phải chăm học, đấy là con đường duy nhất để em thay đổi cuộc đời”.
Nếu không còn được đi học, những tấm giấy khen này sẽ là kỷ niệm đẹp nhất của Lưng. |
Lưng nghe lời anh, suốt 3 năm đầu tiểu học, em đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Em cũng đã mường tượng ra một cuộc sống khác cha mẹ và các anh chị, sẽ giống như những người ở trên đất liền, có công việc, nhà cửa ổn định.
Nhưng rồi, anh và mẹ phát bệnh quá bất ngờ, chi phí điều trị quá tốn kém. Trong khi những anh chị khác đã lập gia đình, lại khó khăn nên gần như chẳng giúp được gì. Sức khỏe cha em cũng đã yếu, còn phải chăm mẹ bệnh, giờ đây chỉ còn mình Lưng loay hoay xoay sở. Cậu bé chết lặng khi nghe bác sĩ nói cần số tiền gần 200 triệu đồng để cứu anh.
Khánh Hòa – Phước Như
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Cậu bé 17 tuổi mới học lớp 3 chết lặng vì không có 200 triệu đồng cứu anh
Ba mẹ con chị Thúy đang trong tình trạng nguy kịch |
Được chuyển gấp từ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Tĩnh ra khoa Hồi sức cấp cứu của Viện bỏng Quốc gia, do vết bỏng quá nặng, anh Duẩn không thể qua khỏi, được gia đình đưa về quê an táng ngay sau đó. Chị Thúy cùng hai con nhỏ vẫn đang điều trị tích cực tại bệnh viện.
Theo bác sĩ, bé An Nhiên bị bỏng 88% diện tích cơ thể sâu độ III, IV. Toàn bộ mặt, thân chi, bộ phận sinh dục và bỏng hô hấp. Cháu phải thở máy trong tình trạng sốc nhược nặng. Còn anh trai của con bị bỏng với 54% diện tích bỏng sâu độ III, IV toàn bộ ngực bụng, lưng, hai tay, hai chân. Chị Thúy đang được điều trị trên Khoa Bỏng người lớn.
Bà Trần Thị Tỷ, dì của chị Thúy chia sẻ, hiện chị đã qua cơn nguy kịch, mới ăn được ít cháo nhưng vẫn còn rất yếu. Hai chân, hai tay và mặt bị bỏng nặng. Còn cháu Mạnh và Nhiên vẫn nằm điều trị hồi sức tích cực, thở máy, tính mạng còn rất nguy kịch.
Bé Nguyễn Ngọc An Nhiên 9 tháng tuổi bị bỏng 88% cơ thể |
"Cả nhà đang vô cùng lo lắng, sốt ruột. Nghe mọi người xung quanh cho hay gia đình đang ngủ thì chiếc điều hòa cháy bùng lên. Những ngày vừa qua, chúng tôi phải bố trí 6 người thay nhau túc trực. Chồng qua đời mà chúng tôi phải giấu không dám cho biết, sợ cháu sốc", bà Tỷ cho biết.
Chị Thúy từ nhỏ đã thiếu thốn tình thương. Khi 5 tuổi, chị mồ côi cả bố lẫn mẹ. Bà Tỷ nhận nuôi nên từ đó, chị coi bà như mẹ đẻ của mình.
Vợ chồng chị mới xây được căn nhà năm ngoái, vẫn còn chưa trả hết nợ. Một mình anh Duẩn là lao động chính trong gia đình. Chị Thúy vừa nghỉ sinh xong chưa đi làm lại nên cuộc sống còn nhiều chật vật.
Chị Trần Thị Ngọc Thúy đang điều trị ở khoa người lớn |
Bé Nguyễn Chính Mạnh bị bỏng 54% diện tích cơ thể |
Hiện, 2 con của chị đang điều trị ở khoa hồi sức, chi phí mỗi ngày tốn kém lên đến cả chục triệu đồng. Sắp tới, các bé còn phải trải qua những lần ghép da đau đớn. Khi cả nhà chị Thúy vào viện, hai bên nội ngoại gom góp vào cho anh chị cũng chỉ được một phần nhỏ, còn lại phải đi vay mượn giùm.
Chồng chết, ba mẹ con vẫn đang giật từng phút giây. Những ngày tiếp theo, mẹ con chị vẫn chưa biết làm thế nào để cầm cự, khi số tiền chạy chữa quá lớn. Rất mong các nhà hảo tâm có thể chung tay để cứu lấy người phụ nữ góa bụa và hai cháu nhỏ đáng thương.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cô Trần Thị Tỷ (mẹ nuôi chị Thúy), thôn Hòa Hợp, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT 097 3774963 |
Trong 25 năm nhốt con, có đến gần 15 năm bà Cẩm phải xích chân con lại. Bà lo có mệnh hệ gì nằm xuống trước sẽ không có ai lo cho con, nên ước mơ có một ít vốn để thuốc men lúc đau ốm.
" alt="Chập điện cháy điều hòa: Chồng chết, vợ và hai con nhỏ bỏng nặng nguy kịch"/>Chập điện cháy điều hòa: Chồng chết, vợ và hai con nhỏ bỏng nặng nguy kịch