Link xem trực tiếp Shonan Bellmare vs Kashima Antlers, 17h ngày 21/8

Thể thao 2025-01-16 02:02:58 5
ựctiếpShonanBellmarevsKashimaAntlershngàgiaá vàng hôm nay   Hung Yen - 21/08/2022 13:49  Trực tiếp bóng đá hôm nay - Xem bóng đá trực tuyến
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/647e498987.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Shillong Lajong FC vs Sporting Club Bengaluru, 18h00 ngày 13/1: Tiếp tục bét bảng

Thái Bình.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền kiểm tra phương tiện khai thác thủy sản trước khi xuất bến, tuyên truyền sử dụng phần mềm kiểm soát tàu cá.

Huyện Thái Thụy hiện có 376 tàu thuyền KTTS có chiều dài từ 6m trở lên đã được đăng ký và nhập vào phần mềm dữ liệu tàu cá quốc gia VnFishbase, 100% tàu cá đã được sơn cabin, kẻ biển số theo quy định.

Nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống định vị vệ tinh GPS, thiết bị giám sát hành trình, máy dò cá...

Một số ngư dân từ đánh bắt thủy sản truyền thống nay đã quen với sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDTVN), báo cáo vị trí đánh bắt qua hệ thống giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc thủy sản, nhờ đó công tác quản lý dữ liệu tàu cá, chống khai thác IUU hiệu quả hơn. 

Ông Đỗ Hữu Vận, thuyền trưởng tàu cá TB90339TS, xã Thụy Xuân cho biết: Từ khi tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tín hiệu được cập nhật vào đất liền 24/24 giờ.

Tất cả nhật ký khai thác đều được cập nhật trên hệ thống, tôi có thể dễ dàng kiểm tra trong ứng dụng trên điện thoại, từ đó có lộ trình khai thác hiệu quả.

Vừa qua, tôi được tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phần mềm eCDTVN. Tôi thấy phần mềm này không quá phức tạp. Với ứng dụng này, tất cả thông tin, dữ liệu về tàu cá, thuyền thưởng và các thuyền viên, lao động trên thuyền... đều được cập nhật nhanh, chính xác, rất thuận lợi và hữu ích với ngư dân. Tôi và các chủ tàu ở địa phương sẽ cùng hỗ trợ nhau sử dụng phần mềm eCDTVN. 

Cũng thực hiện chuyển đổi số trong KTTS, anh Trịnh Quang Vinh, thuyền trưởng tàu cá TB90215TS và TB90216TS ứng dụng phần mềm kiểm soát tàu cá để thuận tiện làm thủ tục hành chính khi ra, vào cảng cá, đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

Anh chia sẻ: Tàu của tôi neo đậu ở cảng cá Tân Sơn, được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền hướng dẫn sử dụng trang web: kiemsoattauca.com.vn.

Tôi đã có tài khoản đăng nhập, có mã quét QR. Bất cứ lúc nào khi tàu cập bến hay xuất bến, tôi chỉ cần sử dụng phần mềm thông qua ứng dụng di động. Thông qua phần mềm, tôi tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại trong giải quyết thủ tục hành chính. 

Ông Phạm Văn Quảng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Diêm Điền cho biết: Địa phương có 144 tàu cá, trong đó 70 tàu có chiều dài trên 15m.

Chính quyền địa phương đã số hóa công tác quản lý thông tin qua thành lập nhóm zalo với các chủ tàu cá trên địa bàn. Khi phát hiện tàu cá nào vượt ranh giới đánh bắt qua vùng biển nước ngoài hay mất kết nối hành trình, gặp khó khăn, sự cố khi đi biển, nhóm sẽ thông báo ngay cho nhau để kịp thời khắc phục và giúp đỡ.

Từ đó, công tác quản lý tàu cá theo quy định được thuận lợi và nhanh chóng hơn trước. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức cho ngư dân tuân thủ các quy định của Luật Thủy sản và chống khai thác IUU; vận động ngư dân tham gia sử dụng phần mềm eCDTVN. 

Thông qua hai ứng dụng phổ biến hiện nay là hệ thống phần mềm kiểm soát tàu cá và hệ thống giám sát hành trình tàu cá VMS được kỳ vọng góp phần minh bạch hóa thông tin, đẩy nhanh tiến trình gỡ “thẻ vàng” của EC. 

Trung tá Trần Bình Trọng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Diêm Điền chia sẻ: Triển khai thực hiện phần mềm kiểm soát tàu cá, cán bộ, chiến sĩ đã hướng dẫn 100% ngư dân sử dụng phần mềm. Đầu tiên phải ghi nhận hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính cho bà con ngư dân.

Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng lưu trữ, giám sát tàu cá hoạt động KTTS trên các vùng biển (vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi). Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồn đã phối hợp với chính quyền xã Thụy Hải và thị trấn Diêm Điền xác minh, làm rõ 2 phương tiện vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Điển hình, trong tháng 4/2024, đơn vị đã phối hợp UBND thị trấn Diêm Điền xác minh, làm rõ phương tiện TB90269TS do ông Nguyễn Duy Anh là chủ tàu đã vượt ranh giới tại tọa độ 19047’49”N-107044’16E mất kết nối giám sát hành trình trên biển.

Ông Nguyễn Duy Anh đã cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh phương tiện TB90269TS vượt ranh giới do bất khả kháng, phương tiện bị cuốn chân vịt, gãy trục bánh lái và hỏng mô tơ tời nên tàu phải thả trôi, thủy triều lên xuống mạnh nên tàu bị trôi qua ranh giới gần 1 hải lý. 

Ông Bùi Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp huyện Thái Thụy, đơn vị quản lý bến cá Tân Sơn cho biết: Số hóa trong quản lý và KTTS, chúng tôi đã lập nhóm zalo gồm tổ quản lý cảng và tất cả chủ tàu thuyền trên địa bàn huyện để tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng phần mềm eCDTVN, nhật ký khai thác điện tử, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngư dân và lực lượng chức năng vẫn nỗ lực triển khai, quyết tâm thực hiện, góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững.

Thời gian tới, Trung tâm chỉ đạo tổ quản lý cảng, bến cá thu nhật ký báo cáo khai thác, giám sát toàn bộ sản lượng KTTS, nhập dữ liệu sản lượng vào phần mềm theo quy định; bảo đảm tất cả các tàu cá neo đậu trong khu vực cảng cá phải có dữ liệu đã qua kiểm soát; phối hợp với các đồn biên phòng tuyên truyền ứng dụng chuyển đổi số trong KTTS, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, kiên quyết không để tàu cá không đủ điều kiện xuất bến hoạt động ở vùng biển theo quy định.

 TheoNguyễn Thắm (Báo Thái Bình)

">

Thái Thụy: Chuyển đổi số trong quản lý và khai thác thủy sản

hai phong dien tap5.jpg
Hải Phòng hoàn thành diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng năm 2023. 

Trong khuôn khổ chương trình, các thành viên trong Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng được chia thành 3 đội tấn công và 2 đội phòng thủ.

Các đội diễn tập tấn công và phòng thủ trên hai hệ thống đang vận hành của thành phố, gồm Cổng cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế-xã hội thành phố Hải Phòng (haiphonginfo.vn) và Cổng tin tức thành phố Hải Phòng (thanhphohaiphong.gov.vn).

Bên cạnh việc diễn tập an toàn thông tin mạng trên hệ thống của thành phố do Sở Thông tin và Truyền thông vận hành, các đội cũng được tập huấn cách sử dụng công cụ rà quét trang web, hệ thống cơ bản, cũng như cách ứng cứu xử lý sự cố theo chuẩn quốc tế bởi các chuyên gia an ninh mạng đến từ Công ty CP Bkav Cyber Security.

Ban tổ chức chương trình đã làm việc nghiêm túc, đảm bảo chương trình thực hiện theo đúng Chỉ thị 60 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, đội tấn công đã thực hiện theo đúng nội quy, quy chế của chương trình, không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ thống, gửi báo cáo đầy đủ trước 16h00 hàng ngày.

Trong khi đó, đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thành phố cũng tuân thủ nội quy diễn tập và hướng dẫn của Ban tổ chức, gửi báo cáo hàng ngày đầy đủ trước 17h00, phối hợp xây dựng các chiến lược phòng thủ rõ ràng, chủ động rà soát và phát hiện kịp thời nguy cơ bị tấn công.

dien tap hp3.png
Ban tổ chức chúc mừng các đội hoàn thành tốt diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Hải Phòng năm 2023. 

Kết quả, các cán bộ tham gia diễn tập đã đánh giá được khả năng phối hợp cũng như xác định các điểm yếu đang tồn tại liên quan đến con người, quy trình, công nghệ, từ đó nâng cao năng lực thực chiến, tính sẵn sàng chiến đấu khi có sự cố xảy ra trong thực tế. 

Đồng thời, các thành viên đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng có cơ hội học hỏi, áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào thực tiễn, từ đó dần hoàn thiện, nâng cao trình độ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu trước những nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng gia tăng.

Theo Bộ TT&TT, diễn tập thực chiến được thực hiện trên hệ thống thật, không có kịch bản trước nhưng được quy định về mục tiêu, đối tượng tham gia, công cụ sử dụng, mức độ khai thác và thời gian diễn ra nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua đó, kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố đối với các hệ thống đang vận hành càng được nâng cao.

Trước đó, vào đầu tháng 11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng cũng tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng số, an toàn thông tin trong chuyển đổi số, kinh tế số cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Tại lớp tập huấn này, Tiến sĩ Vũ Xuân Nam và Tiến sĩ Bùi Ngọc Tuấn, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông trình bày và chia sẻ một số nội dung về An toàn thông tin; nguyên tắc cơ bản của công nghệ Internet; các mối đe dọa và tấn công Internet phổ biến; bảo mật duyệt Web và liên lạc Email; giao dịch trực tuyến an toàn và thương mại điện tử; bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư; an ninh mạng không dây; bảo mật thiết bị di động; an ninh mạng xã hội; ứng phó và phục hồi sau sự cố; các xu hướng mới nổi trong bảo mật Internet; các khía cạnh đạo đức và pháp lý của bảo mật thông tin...

">

Hải Phòng hoàn thành diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng năm 2023

Nhận định, soi kèo Napoli vs Hellas Verona, 02h45 ngày 13/1: Đạp đáy giữ đỉnh

Chỉ thị nêu rõ năm học 2021-2022 là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đây cũng là năm học toàn ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu toàn ngành giáo dục tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm.

{keywords}
 

Thứ nhất,chủ động xây dựng vàtriển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.

Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.

Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.

Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục mầm non, tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.

Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.

Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020- 2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.

Thứ hai, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Trong đó, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.

Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình quy định.

Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề hiệu quả, đúng quy định.

{keywords}
 

Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về tự chủ đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường; kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ, phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường.

Tổ thức thực hiện có hiệu quả các quy định về tuyển sinh và đào tạo, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các nhóm ngành, các lĩnh vực đào tạo thuộc các trình độ của giáo dục đại học.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn với đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm và đào tạo sau đại học.

Tăng cường kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế, ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.

Thứ tư, triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa học đường; cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho học sinh, sinh viên.

Xây dựng các chỉ số để đánh giá chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và phát triển thể chất đối với từng cấp học. Đặc biệt quan tâm và có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài; tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc quản lý, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà.

Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

{keywords}
 

Thứ năm, triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

Triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.

Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Thứ sáu, ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh, sinh viên nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện thể chế, rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp, chồng chéo. Tăng cường phân cấp cho cơ sở, đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.

Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.

Thanh Hùng

'Khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian phục hồi sẽ rất dài'

'Khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian phục hồi sẽ rất dài'

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nhắc đến những khó khăn, thách thức với năm học mới diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh.

">

Bộ trưởng Giáo dục: 7 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021

Dịch Covid-19 phức tạp, TP.HCM không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học 2021-2022. Các bậc THCS, THPT, GDTX sẽ bắt đầu năm học mới từ ngày 1/9 để hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên Internet. Từ ngày 6/9 sẽ bắt đầu giảng dạy theo chương trình năm học mới.

Bậc tiểu học bắt đầu năm học mới từ ngày 8/9 với việc tổ chức lớp và củng cố kiến thức. Từ ngày 20/9, học sinh bắt đầu thực học chương trình học kỳ I với hình thức học qua Internet.

Có thể học sinh TP.HCM sẽ phải học online đến hết học kỳ I. Dù bất khả kháng nhưng nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng với khó khăn khi học online, đặc biệt với học sinh lớp 1.

Anh Nguyễn Văn Nam (Gò Vấp) kể rằng, nhà có 1 bé học tiểu học, 1 bé học THCS nên gia đình đã phải chi một khoản không nhỏ trang bị máy tính, loa, tai nghe. Thế nhưng khi hai con học online lại đối diện với không ít khó khăn. 

"Được ba mẹ kèm cặp thì kêu bị "canh" nên mất tập trung nghe cô giáo giảng. Khi không có ba mẹ kèm cặp thì vô tư đi lại, ngồi xoay xoay như chong chóng thậm chí làm việc riêng. Để con học hiệu quả người lớn phải cắt cử thời gian ngồi kèm cặp cả buổi. Thế nhưng đến giờ học môn Văn, cô con gái thích thì rất muốn học, còn cậu con trai tìm cách trốn tránh, xoay người bỏ đi" - anh Nam kể.

{keywords}
Học sinh học trực tuyến

Mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM đã hướng dẫn các trường tiểu học xây dựng kế hoạch ghi hình các tiết dạy phục vụ hoạt động dạy học qua internet nhằm hỗ trợ học sinh học. Thời lượng mỗi video clip không quá 15 phút đối với lớp 1, 2. Những khối lớp còn lại không quá 20 phút…

Anh Lê Phong (Bình Thạnh) có con năm nay lên lớp 3 kể rằng với cấp tiểu học, học online đơn giản nhất là cô giáo ghi hình và tải các clip lên youtube. Hằng ngày phụ huynh sẽ vào mở các clip cho con học. Như vậy mỗi ngày phụ huynh sẽ chủ động mở các clip cô giáo đã ghi hình cho con học. Thời gian các clip không nên quá dài, trong mỗi clip, giáo viên nên có phần hướng dẫn để phụ huynh biết và chỉ cho con.

Ở bậc THCS, THPT hay đại học thì nên tổ chức dạy học qua zoom hay các phần mềm khác. Ngoài ra các thầy cô phải tích lũy các câu chuyện hay, có thể tạo trò cười thu hút học sinh và chia giờ giấc phù hợp như dạy 1 hay 2 tiết thì cho học sinh nghỉ khoảng 10 phút thư giãn.

"Khó khăn đầu tiên là tâm lý..."

TS Phùng Minh Tuấn - thành viên hội đồng cố vấn tạp chí kinh doanh ĐH Harvard, cho hay, việc học online ở Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn mà đầu tiên là tâm lý. Mọi người có tâm lý chờ đợi hết dịch muốn được như trạng thái bình thường cũ dẫn đến chờ đợi mỏi mòn.

Thứ hai là học sinh, sinh viên đều cho rằng học online không thực chất là học, điều đó thể hiện qua khâu chuẩn bị trước khi lên lớp, được chăng hay chớ, không ai ràng buộc, không ai kiểm tra. 

Mặt khác, nhiều người trong đó có phụ huynh nghĩ rằng dạy online rất nhàn, các trường/lớp không phải đầu tư nhiều nên có tâm lý yêu cầu giảm học phí làm ảnh hưởng đến việc đầu tư nghiêm túc và bài bản của trường/giảng viên.

Về lâu dài theo TS Phùng Minh Tuấn hình thức hybrid learning/working là xu hướng tất yếu, cho nên học sinh, sinh viên cũng phải có kỹ năng học và làm việc theo xu hướng này. 

"Để dạy học online có hiệu quả việc làm đầu tiên khi vào đầu buổi học nên có một vài game nhỏ để tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên. Khi mở đầu nên đi từ vấn đề thực tiễn để học sinh, sinh viên bắt đầu hiểu ý nghĩa của các môn học và chương sách. Thực hiện liên kết môn học với thực tiễn, với vị trí việc làm, và liên kết với các môn học trước đó. Mặt khác, tài liệu học cũng rất quan trọng, do vậy cần tìm kiếm nguồn tài liệu có giá trị. Ngoài ra, thầy cô giáo phải luôn thúc đẩy động cơ học của học sinh, sinh viên hàng tuần để việc học có hiệu quả" - TS Tuấn nói.

Sau một năm dạy học online, TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết học sinh đã dần quen với học online. Theo TS Nam Dũng, khó khăn thứ nhất là thiết bị và đường truyền thì cái này buộc phải đầu tư.

Khó khăn thứ hai là học sinh thụ động, có thể sẽ chỉ vào tham gia chứ không học thì đòi hỏi giáo viên phải ép học sinh tương tác nhiều hơn bằng cách bật camera nói chuyện, hỏi đáp hay dùng "chat" để hỏi.

Ngoài ra, TS Trần Nam Dũng cũng lưu ý, để dạy học online có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị bài trước. Sau bài phải tóm tắt lại cho học sinh và nên dùng các hệ thống có lưu vết lại.

Hybrid Learning là sự kết hợp hài hoà nhằm phát huy những điểm mạnh, giảm bớt những điểm yếu giữa 2 phương pháp học: Online Learning và Face-to-face Learning. Với phương pháp học Hybrid Learning, học viên có thể tự học ở bất cứ nơi nào mà vẫn có thể dễ dàng tương tác với giáo viên và truy cập được vào kho tài liệu và bài giảng vô tận của các khóa học ngay khi có nhu cầu.

Minh Anh

TP.HCM chuẩn bị dạy học trực tuyến 10 tuần đầu năm học

TP.HCM chuẩn bị dạy học trực tuyến 10 tuần đầu năm học

Các trường xây dựng kế hoạch, thiết kế các chủ đề thực hiện cho 10 tuần đầu của năm học, thời lượng mỗi video clip không quá 15 phút đối với lớp 1, 2, những khối lớp còn lại không quá 20 phút.

">

Làm sao để khắc phục khó khăn khi học online mùa dịch Covid

Sáng nay 9/11, trong Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiếp tục nêu ý kiến về việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Hà (Giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, đoàn Bắc Ninh)

Dành cả bài phát biểu nói về lĩnh vực giáo dục, ĐB Nguyễn Thị Hà (Giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, đoàn Bắc Ninh) cho rằng với người học, đặc biệt là học sinh phổ thông thì học tập trực tiếp vẫn là hình thức mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hình thức học tập trực tuyến là lựa chọn phù hợp.

Theo bà Hà, bên cạnh những đột phá thì việc dạy học trực tuyến vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập.

Chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo, do rất nhiều yếu tố khách quan. Chất lượng của đường truyền không ổn định, một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Bên cạnh đó, thiết bị sử dụng dạy học còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả. Mặc dù Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.

Bà Hà cũng cho rằng, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài, học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè. Nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con, giáo viên nảy sinh áp lực tâm lý khi "một tiết dạy trăm mắt nhìn". Khán, thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.

Từ đây, ĐB tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan có kế hoạch nâng cấp đường truyền để đảm bảo chất lượng băng thông luôn ổn định, mở rộng nhiều đối tượng được tiếp cận với chương trình "Sóng và máy tính cho em"; nghiên cứu các hình thức thu hút doanh nghiệp thực sự tham gia vào chương trình để sớm đạt được mục tiêu, không học sinh nào bị bỏ lại phía sau; nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng.

Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tổ chức các chương trình đối thoại, trao đổi giữa cấp quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh để chia sẻ và cởi bỏ áp lực tâm lý của các bên khi học trực tuyến kéo dài.

Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học trực tuyến

{keywords}
ĐB Trần Thị Thu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum, đoàn Kon Tum)

Từ thực tiễn ở địa phương, ĐB Trần Thị Thu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum, đoàn Kon Tum) cho biết, rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, không thể trang trải số tiền hơn 3 triệu để mua điện thoại thông minh hoặc khoảng 10 triệu đồng cho một chiếc máy tính.

Bà đề nghị Chính phủ và Bộ GD&ĐT nên xem xét bổ sung, làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng, giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.

Theo nữ ĐBQH tỉnh Kon Tum, với những diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh và xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ thì hình thức học trực tuyến cần được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.

{keywords}
ĐB Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội)

Đề xuất cùng vấn đề, ĐB Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) cho rằng việc còn một số học sinh rất khó khăn trong điều kiện tiếp cận việc học trực tuyến đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.

Theo ông Chính, cần phải có giải pháp, chính sách đảm bảo sự đồng đều trong tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh. 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa, nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự học của học sinh và sinh viên.

Trần Thường

Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả

Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả

Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện học tập giữa các vùng miền.   

">

Đại biểu Quốc hội: Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến

友情链接