Ông Lee Jae-myung, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Hàn Quốc, bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Hàn Quốc, liên quan đến việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban hành và dỡ bỏ thiết quân luật, có thể khiêu khích Triều Tiên và làm leo thang xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Lee cho rằng, Tổng thống Yoon, trong bối cảnh đối mặt với sự thất bại của các sáng kiến và sự bất mãn ngày càng tăng, có thể đã làm gia tăng căng thẳng dọc theo đường ranh giới với Triều Tiên để đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề trong nước.
"Kịch bản này vô cùng nguy hiểm và có thể trở thành chất xúc tác cho các cuộc đụng độ quân sự", ông Lee cảnh báo.
Vào tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc đảng đối lập có động thái có thể có lợi cho Triều Tiên và có các hoạt động chống lại nhà nước.
Tuy nhiên, động thái này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhà lập pháp. Quốc hội Hàn Quốc triệu tập cuộc họp khẩn giữa đêm để bỏ phiếu chặn lệnh thiết quân luật của Tổng thống. Do vậy, tình trạng thiết quân luật chỉ kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ.
Phe đối lập tại Hàn Quốc cáo buộc tổng thống cố gắng nắm giữ quyền lực bằng mọi giá, bao gồm việc tạo ra cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Phe đối lập cho rằng các hành động khiêu khích chống lại Triều Tiên có thể trở thành một phần trong chiến lược của Tổng thống Yoon nhằm thể hiện lập trường cứng rắn và giành được sự ủng hộ từ phe bảo thủ trong nước.
Mặc dù Triều Tiên chưa lên tiếng chính thức và tình hình ở Hàn Quốc, nhưng giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang theo dõi những diễn biến ở quốc gia láng giềng, nơi có gần 30.000 quân Mỹ đồn trú và được xem là một thành trì quan trọng của Washington trong khu vực.
Một số chuyên gia cảnh báo kịch bản xảy ra những hành động căng thẳng tiếp theo của Triều Tiên trong bối cảnh Hàn Quốc đối mặt với sự hỗn loạn về chính trị.
Triều Tiên thường chọn những thời điểm chính trị thuận lợi để tiến hành các vụ thử vũ khí lớn. Bình Nhưỡng từng bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng trước.
Sau khi lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết sẽ tập trung vào việc kiểm soát ổn định tình hình với Triều Tiên trong khi vẫn tuân thủ chính sách dựa trên nguyên tắc đối với Bình Nhưỡng.
Theo Yonhap" alt=""/>Phe đối lập Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ đụng độ quân sự với Triều TiênTại Diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sáng 16/11, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến về vấn đề giá nhà tăng cao trong thời gian qua.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, thị trường bất động sản đang phục hồi nhưng còn chậm và không đồng đều giữa các phân khúc, khu vực. Trong 3 quý đầu năm, tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh bất động sản đạt 2,7%, mặc dù năm 2022 đạt 6,2%.
Theo ông, tính đến hết tháng 9, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 16%, còn cho vay mua nhà ở chỉ tăng 4,6%.
Mặc dù cải thiện so với năm ngoái, nhưng mức tăng này vẫn thấp. Diễn biến cho thấy nhu cầu vốn đang tập trung vào phía cung thị trường, tức các nhà phát triển, đầu tư bất động sản. Trong khi đó, người dân ít có nhu cầu vay mua nhà đất.
Ông Lực cho rằng, lãi suất không phải nguyên nhân của tình trạng trên. Bởi thời gian qua, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà xuống mức rất thấp, giảm khoảng 3% so với năm ngoái.
"Lý do chính của người dân ít có nhu cầu vay mua nhà là giá nhà vẫn neo ở ngưỡng rất cao, dù nhiều chủ đầu tư tung ra các chính sách kích cầu, ưu đãi thời gian qua. Trong khi công việc, thu nhập của người dân thực tế vẫn rất khó khăn nên họ ngại phải vay một khoản tiền lớn để có thể sở hữu nhà ở. Người dân thấy giá nhà quá cao nên họ phải chọn cách trì hoãn và chờ đợi thị trường có sản phẩm giá phải chăng", ông nêu.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực, dù tốc độ còn chậm nhưng điều này đã phản ánh những chính sách đúng đắn, giải pháp kịp thời của Chính phủ và các ngành chức năng.
Trong thời gian tới, với những kỳ vọng vào việc hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật thị trường sẽ có bước tiến mới như Quốc hội đã Trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất. Nếu việc này được thông qua các dự án sẽ được khơi thông, doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ khó khăn về hướng tiếp cận đất đai.
Theo ông, một thực trạng mà thị trường bất động sản đang gặp phải là cơ cấu sản phẩm nhà ở đang chưa hợp lý, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền. Riêng TPHCM, từ năm 2021 đến nay phân khúc nhà ở dưới 3 tỷ đồng hoàn toàn vắng mặt trên thị trường. Còn nhà ở xã hội, đến nay cũng chỉ có khoảng trên dưới 12.000 căn.
"Nhà cao cấp áp đảo thị trường trong khi sản phẩm bình dân vắng bóng dẫn đến thị trường phát triển thiếu ổn định và bền vững", ông Châu nói.
TS Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cho biết vấn đề thiếu nguồn cung, chênh lệch giữa các phân khúc bất động sản và giá cả tăng làm cho khả năng tiếp cận nhà ở của người mua có thể giảm, đặc biệt là phân khúc nhà ở phù hợp thu nhập. Một trong các nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu "tạo nhiệt" là tình trạng đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh giao dịch bất động sản thiếu minh bạch.
Theo ông, điều này đòi hỏi chính quyền địa phương có phương thức điều tiết thị trường, quản lý, giám sát chặt chẽ việc tổ chức đấu giá đất và đặc biệt là quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của lực lượng môi giới bất động sản…
Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng cần thiết xây dựng và áp dụng chính sách thuế bất động sản bởi công cụ này sẽ điều tiết thị trường khi bị đầu cơ sốt nóng hoặc khi khó khăn, đóng băng. Tuy nhiên, ông lưu ý cần có nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu giao dịch và giá bất động sản chính xác, thường xuyên cập nhật, tạo cơ sở áp dụng.
Đồng quan điểm đó, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách thuế là một công cụ quan trọng để điều tiết thị trường bất động sản, giúp duy trì sự ổn định, khuyến khích đầu tư và phát triển bền vững.
"Việc đánh thuế sẽ giảm tình trạng đầu cơ và tăng cường tính ổn định thị trường bất động sản. Việc áp dụng thuế chuyển nhượng giúp làm giảm sự tham gia của các nhà đầu cơ, vốn chỉ tìm cách tạo ra lợi nhuận nhanh chóng mà không có giá trị lâu dài cho nền kinh tế. Thị trường sẽ trở nên ổn định hơn, tránh được các cơn sốt đất và bong bóng bất động sản", ông Long nói.
" alt=""/>Chuyên gia: Người dân ngại vay mua nhà vì giá neo rất caoPhát biểu tại chương trình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết: “Vinh quang Việt Nam” nhằm tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước. Từ đó tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, lôi cuốn giai cấp công nhân và nhân dân lao động hăng hái thi đua, lập thành tích xuất sắc, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 18 năm nay tôn vinh, khen thưởng 5 tập thể, 11 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đến từ nhiều ngành nghề, trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, quốc phòng, an ninh…
Đó là những con người bình dị, gần gũi nhưng đã tận tâm, tận lực, khát khao cống hiến sức lực cho cộng đồng và xã hội...
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chia sẻ, chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm nay lựa chọn chủ đề “Ý chí Việt Nam” nhằm tôn vinh, cổ vũ sức mạnh và tinh thần vượt mọi khó khăn, khát khao cống hiến của con người Việt Nam.
16 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh hôm nay dù cho ở ngành nghề, lĩnh vực, vị trí khác nhau nhưng đều có điểm chung, đó là ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Ý chí đó chính là một trong những cội nguồn sức mạnh của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã được hun đúc trong suốt chiều dài hơn bốn nghìn năm lịch sử.
Ông Nguyễn Đình Khang mong muốn những tấm gương được tôn vinh sẽ tiếp tục phát huy vai trò như những nhân tố đi đầu, tiếp tục tỏa sáng trong xã hội, trở thành những hạt nhân tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước.
Chiến thắng bằng ý chí Việt Nam
Tại chương trình, ông Đỗ Văn Chiến đã chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu, xuất sắc thể hiện đậm nét “Ý chí Việt Nam”, đó là vận động viên điền kinh đội tuyển quốc gia Nguyễn Thị Oanh, người đã được lựa chọn vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 17 năm 2022.
Tại Sea Games 32, chị Oanh đã xuất sắc giành 4 huy chương vàng ở 4 cự li chạy khác nhau. Trong đó, chị đã vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, chưa từng có trong lịch sử, đó là trong vòng 30 phút chạy 2 cự li 1500m và 3000m vượt chướng ngại vật.
Chị Oanh đã chấp nhận tất cả, không kêu ca phàn nàn, không bỏ cuộc, bước vào đường đua với những bước chạy mạnh mẽ, khát khao chiến thắng.
Cuối cùng cô gái vàng Việt Nam đã cán đích giành cả 2 huy chương vàng, trước sự ngỡ ngàng, khâm phục của người hâm mộ trong nước và quốc tế.
“Điều gì đã khiến chị trở nên mạnh mẽ phi thường như vậy, chỉ có thể hiểu rằng, vì chị là phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu; chị chiến thắng vì ý chí Việt Nam”, ông Chiến chia sẻ.
Câu chuyện về nghị lực phi thường của tập thể đội tuyển bóng đá nữ quốc gia với thành tích xuất sắc 8 lần vô địch Sea Games, lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết bóng đá nữ thế giới 2023 đã được đội trưởng Huỳnh Như chia sẻ đầy cảm xúc.
Theo Huỳnh Như, để lọt vào vòng chung kết bóng đá nữ thế giới là một hành trình dài của đội tuyển. Thành tích này có được là nhờ nhận được sự yêu thương, sự đầu tư đúng đắn của Chính phủ, Tổng cục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và đặc biệt là tình yêu của người hâm mộ.
Nói về các đối thủ của đội tuyển nữ quốc gia tại vòng chung kết sắp tới, Huỳnh Như chia sẻ, họ đều rất mạnh, thế nhưng toàn đội luôn giữ niềm tin là không bao giờ chùn bước để dành được kết quả tốt nhất có thể.
Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu nạn
Trực tiếp tham gia cứu nhiều người gặp nạn trên biển, anh Trần Văn Khôi, Thuyền phó 2, tàu SAR 412 (thuộc Trung tâm cứu nạn Hàng hải Việt Nam) chia sẻ, bản thân cảm thấy vinh dự và tự hào khi là 1 trong 11 cá nhân được tôn vinh trong chương trình.
Trong các ngày 08 - 11/10/2020, anh tham gia cùng với các lực lượng chức năng tiến hành giải cứu 11 thuyền viên và tìm kiếm 2 thi thể thuyền viên trôi trên biển trong vụ việc tàu VIETSHIP 01 bị chìm tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị).
Trong điều kiện bão to, sóng cao rất nguy hiểm nhưng anh Khôi và các nhân viên cứu nạn của Trung tâm đã thể hiện tinh thần dũng cảm, quyết tâm, xả thân cứu người gặp nạn.
Anh Khôi chia sẻ, những người gặp nạn trên biển coi thuyền viên cứu nạn là điểm tựa đầu tiên, do vậy bản thân anh luôn trăn trở, làm sao để bảo vệ an toàn cho người đi biển; giảm tối đa rủi ro, thiệt hại cho những người không may gặp tai nạn trên biển.
Với những thành tích xuất sắc trong công việc, anh Khôi vinh dự là người đầu tiên trong lịch sử cứu nạn Hàng hải Việt Nam, được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) trao thưởng “Hành động dũng cảm đặc biệt”. Những giải thưởng, phần thưởng và sự tôn vinh là động lực lớn lao để vị thuyền phó tiếp tục làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
" alt=""/>Vinh quang Việt Nam: Tôn vinh những người khát khao cống hiến