Tuy nhiên, theo tác giả Martin Filipov của PhoneArena, việc sắp xếp 3 camera thành hình tam giác còn có tác dụng khác là giúp cho khoảng cách giữa 3 camera bằng nhau, nhờ đó giảm méo hình khi chuyển đổi giữa những ống kính, tăng trải nghiệm của người dùng.
|
Cụm camera Pixel 6 Pro (trái) xếp theo chiều ngang, trong khi iPhone 13 Pro (phải) là tam giác cân, giúp khoảng cách của các ống kính là bằng nhau. Ảnh: PhoneArena. |
Các mẫu điện thoại cao cấp hiện nay thường được trang bị từ 3-4 ống kính, với các tiêu cự khác nhau. Khi người dùng chuyển đổi mức phóng đại trong app chụp ảnh, máy sẽ dùng phần mềm để phóng to, trước khi chạm đến mức của ống kính có tiêu cự lớn hơn.
Lúc thực hiện thao tác này, người dùng có thể đã quen với một khoảnh khắc bị "khựng" hay giật hình, khi smartphone chuyển từ zoom phần mềm sang quang học, cũng là chuyển đổi giữa 2 camera. Theo Filipov, đây là chuyện dĩ nhiên, bởi các camera được đặt ở những vị trí khác nhau, và khoảng cách dù rất nhỏ sẽ khiến hình ảnh có độ lệch nhất định.
Với cách thiết kế tam giác cân như cụm camera iPhone, khoảng cách giữa 3 camera là như nhau. Nhờ vậy, thao tác chuyển giữa các mức phóng đại cũng mượt mà hơn, không có cảm giác khung hình bị lệch đi quá nhiều.
|
iPhone 13 Pro có hiệu ứng chuyển giữa các mức phóng đại mượt mà, hình ảnh không bị giật khung. Ảnh: PhoneArena. |
Filipov cũng minh họa bằng chiếc Pixel 6 Pro mới ra mắt. Trong thiết kế của chiếc Pixel mới, cụm camera được đặt thành một dải ngang, theo thứ tự là camera chính, siêu rộng và 4x.
Do vậy, nếu phóng đại từ mức bình thường lên 4x, người dùng dễ dàng nhận thấy hình ảnh bị "giật" và lệch đi một chút ở mức chuyển tiếp giữa 3,9x (sử dụng zoom số ở camera chính) và 4x (sử dụng camera phóng đại).
|
Khung hình trên ứng dụng camera của Pixel 6 Pro bị giật rõ ràng khi chuyển tiếp ở mức zoom 4x. Ảnh: PhoneArena. |
Để giảm hiện tượng này, nhà sản xuất cần sắp xếp các camera theo thứ tự tăng/giảm của mức phóng đại. Tuy nhiên, trong thực tế camera chính luôn có chất lượng cao nhất, cảm biến lớn nhất, do vậy sẽ khó để cho vào giữa. Trong ví dụ camera Pixel 6 Pro, kích thước cảm biến của camera chính lớn hơn nhiều so với camera siêu rộng.
Do đó, tác giả Martin Filipov cho rằng Apple đã chọn cách sắp xếp tối ưu với 3 camera, khi xếp chúng thành hình tam giác cân.
Vấn đề sẽ khó giải quyết hơn với những chiếc smartphone có 4 camera như Huawei P40 Pro+ hay Samsung Galaxy S21 Ultra. Tuy nhiên, các hãng này giải quyết bằng cách xếp 1 camera sang cạnh, từ đó tạo thành 2 cụm tam giác vuông. Như vậy, khoảng cách giữa các camera có tiêu cự gần nhau vẫn là tương đương.
Trong cách sắp xếp của Galaxy S21 Ultra, chỉ có camera siêu rộng và 10x cách xa hẳn nhau. Tuy nhiên, người dùng thường sẽ không chuyển lập tức giữa 2 chế độ, do đó không nhận thấy độ lệch về hình ảnh.
|
Cách Samsung, Huawei sắp xếp cụm 4 camera cũng rất khéo léo, giảm bớt độ giật khung hình khi zoom. Ảnh: PhoneArena. |
Cuối cùng, Filipov cho rằng Google đã chọn cụm camera nằm ngang để tạo vẻ ngoài đặc biệt cho Pixel 6 Pro. Tuy điều này ảnh hưởng một chút đến trải nghiệm chụp ảnh, đây vẫn là hi sinh cần thiết để có được chiếc điện thoại với ngoại hình lạ, thu hút.
"Tôi phải nói rằng Google đã chấp nhận đánh đổi. Việc đó có quá tệ không? Chắc chắn là không. Dù Pixel 6 Pro có khung hình bị giật khi chuyển giữa các ống kính, chất lượng cụm camera nói chung vẫn rất tốt, vượt trội iPhone trong nhiều trường hợp", tác giả này kết luận.
(Theo Zing)
Tại sao iPhone 13 lại có camera đặt chéo? Có phải Apple làm vậy chỉ để cho khác iPhone 12 hay không?
iPhone 13 có cụm camera được đặt chéo, thay vì đặt dọc như iPhone 12. Tại sao Apple lại lựa chọn thiết kế này?
" alt=""/>Lý do Apple sắp xếp cụm camera thành hình tam giác trên iPhone 13
|
Việt Nam và ITU xây dựng chủ đề thảo luận cho Triển lãm Thế giới số. Ảnh: Trọng Đạt |
Với chủ đề “Cùng nhau xây dựng thế giới số - Building the digital world. Together.”, Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020 sẽ đánh dấu cho việc chuyển đổi số toàn diện trong khu vực và trên toàn cầu từ chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.
Sự kiện sẽ diễn ra trong 4 ngày, bao gồm chuỗi các Diễn đàn cấp cao (Forum Summit), hội nghị bàn tròn Bộ trưởng (Ministerial Roundtables), phiên thảo luận, hội thảo chuyên đề (Forum sessions/workshops/symposium), chương trình kết nối (Networking) và các chương trình giải thưởng (Awards) vinh danh những sản phẩm đổi mới sáng tạo ICT có tác động lan tỏa lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
Trao đổi tại Hội thảo, đại diện của ITU đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam trong việc đề xuất đổi tên gọi mới của sự kiện, cùng với thông điệp phù hợp với xu thế phát triển chiến lược số toàn cầu hiện nay.
|
Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) và các chuyên gia Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
ITU đang tiếp tục phối hợp với Bộ TT&TT xây dựng các chủ đề thảo luận chính cho sự kiện và tập trung vào các mảng vấn đề: Kết nối (Connectivity); Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Innovation/Digital Transformation); Phát triển bền vững số và trách nhiệm của doanh nghiệp (Digital sustainable/Responsible business).
Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020 (trước đây là Hội nghị và Triển lãm Viễn thông Thế giới - ITU Telecom World) là sự kiện mang tầm cỡ toàn cầu, có quy mô lớn nhất về viễn thông và CNTT. Hội nghị sẽ được tổ chức từ ngày 6-9/9/2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Việt Nam sẽ là nước chủ nhà đầu tiên tổ chức sự kiện với tên gọi mới.
Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò trung tâm về lĩnh vực ICT (ICT Hub) trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, sự kiện sẽ góp phần vào việc thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xúc tiến và thiết lập quan hệ đối tác với các công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Sự kiện cũng sẽ góp phần quảng các sản phẩm, dịch vụ của ngành ICT Việt Nam nói riêng và quảng bá vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam nói chung.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam và ITU xây dựng chủ đề thảo luận cho Triển lãm Thế giới số