-
Soi kèo góc Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2
-
Theo văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3 của Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT báo cáo phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.
Cũng trong văn bản này, Bộ GD-ĐT đã có một số hướng dẫn cụ thể:
Yêu cầu chứng chỉ CDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành.
Những trường hợp giáo viên đã có chứng chỉ CDNN của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì không có giá trị thay thế. Do đó, cần bổ sung chứng chỉ CDNN của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.
Những trường hợp không thuộc các đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN theo quy định.
|
Giáo viên hạng I nếu không có bằng thạc sĩ sẽ không được giữ hạng. Tuy nhiên, chứng chỉ hạng cao hơn lại không được thay thế cho hạng thấp hơn. Vì vậy, những giáo viên này không chỉ bị tụt hạng, mà còn phải học chứng chỉ CDNN hạng II để được bổ nhiệm hạng II. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, hướng dẫn này ra đời sau gần 1,5 tháng Bộ ban hành chùm thông tư hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương giáo viên. Và mặc dù đây là quy định theo Luật Viên chức 2010, nhưng không thể phủ nhận, sau khi chùm thông tư được ban hành đã xảy ra tình trạng giáo viên "đổ xô" đi học chứng chỉ dù chưa thuộc diện bắt buộc phải có ngay.
"Chẳng biết cần hay chưa nhưng mọi người đi học thì mình cũng phải đi cho an tâm, không đến lúc cần lại không có” - một giáo viên ở Quảng Trị chia sẻ.
Có thể đây cũng là tâm lý của hàng trăm giáo viên mầm non mạo hiểm đến trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên để học bồi dưỡng hồi tháng 5 vừa qua trong khi tỉnh này là một trong những điểm nóng về Covid-19.
Chứng chỉ 2-3 triệu đồng 'ship tận giường'
Theo phản hồi của độc giả VietNamNet, ngay sau khi các Thông tư 01,02,03,04 được ban hành, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm có chức năng đào tạo chứng chỉ CDNN hoặc các trung tâm liên kết với những trường này đã gửi thông báo chiêu sinh đến các địa phương, các trường. Tùy từng nơi mà chi phí cho một khóa bồi dưỡng và thi chứng chỉ vào khoảng 2-3,5 triệu đồng. Thậm chí, có người cho rằng, đó là "giá cứng", còn trọn gói phải lên tới... 5 triệu đồng.
Đáng chú ý, do dịch Covid-19 nên rất nhiều lớp học được mở với hình thức online. Thậm chí, xuất hiện một số tài khoản bình luận liên tục trên các hội, nhóm, trên Facebook cá nhân của giáo viên để quảng cáo về các lớp học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Anh Trần Bân cho biết “Ở TP.HCM 3,5 triệu đồng, học online. Mà cứ đóng tiền thì coi như đã xong”. Cùng ở TP.HCM, nhưng chị Thu Hương khẳng định: “Bình Thạnh chỗ tôi toàn học 3 triệu”.
“Ở An Giang học online giá 2,5 triệu, ở nhà cũng có chứng chỉ, khỏe re” – chị Khánh Ngọc cho hay.
“Ở Quảng Nam cũng vậy, đăng ký học và phải nộp 2 triệu đồng. Thôi thì học cũng được” – một cô giáo ở Quảng Nam than thở.
Một giáo viên ở TP.HCM "ví von": "Đăng ký học online chỉ mở máy ngủ ngon rồi vẫn có chứng chỉ. Bạn bè đùa nhau đó là chứng chỉ 'ship tận giường'".
Độc giả Vũ Việt Hà thông tin chỗ anh học 5 buổi giá 2,5 triệu đồng, đồng thời đặt câu hỏi “Giáo viên đi học với tâm lý chỉ để kiếm cái chứng chỉ chứ không học thật. Thế thì cần chứng chỉ để làm gì?”.
Anh Nguyễn Trọng Xuân bức xúc nhận xét “Cuối cùng bồi dưỡng để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên để thăng hạng chỉ là hình thức, hoàn thiện hồ sơ chống đối, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, học lại những gì trong trường sư phạm đã được đào tạo, quá tốn kém (hơn 2 triệu/một học viên, học có 3 - 4 ngày)...
Hàng triệu giáo viên nếu bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì phải tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng, số tiền ấy dùng để xây trường học, mua trang thiết bị dạy học ở những vùng đặc biệt khó khăn thì tốt”.
“Tôi thấy kiến thức mà giáo viên lĩnh hội không được bao nhiêu. Nhưng tốn tiền là sự thật” – chị Thu Hà, giáo viên ở Hà Nội nhìn nhận.
"Tự nguyện" nên náo loạn?
Hiên nay, việc học chứng chỉ CDNN hầu hết do giáo viên tự bỏ tiền ra để học.
Ngoài 49 đơn vị được Bộ cho phép tổ chức các lớp bồi dưỡng, thì còn mọc ra hàng loạt các trung tâm, công ty cũng quảng cáo tuyển sinh cấp chứng chỉ. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa về chứng chỉ CDNN sẽ ra hàng loạt các trang web liên tục đăng thông tin tuyển sinh các lớp bồi dưỡng online.
Xem kĩ sẽ thấy có những sự kết hợp khá kỳ lạ và bi hài như một trường trung cấp điều dưỡng, quản trị kinh doanh hay truyền thông liên kết với trường đại học sư phạm để bồi dưỡng chứng chỉ CDNN cho giáo viên...
Hiệu trưởng 1 trường sư phạm "cười chảy nước mắt" cho rằng, dù có thể không sai về luật, nhưng nó cho thấy việc bồi dưỡng chứng chỉ cho giáo viên là một miếng bánh béo bở. Có tình trạng "bát nháo", hạ giá đào tạo như đi chợ mua rau dưa hành, không thống nhất giữa các địa phương.
Vị này phân tích: "Việc tổ chức một số lớp quá đơn giản, chỉ 3-5 ngày thu 2-3,5 triệu đồng/người trong khi chi phí bỏ ra thấp, nên các trung tâm, đơn vị liên kết tuyển sinh mới mọc ra nhiều như vậy. Giáo viên ít thông tin, nên khi không có hướng dẫn từ cơ quan quản lý họ sẽ đi học theo quảng cáo, hoặc người nọ chỉ cho người kia. Hơn nữa, sự thật là đa phần giáo viên không thiết tha học mà chỉ cần chứng chỉ, nên chất lượng lớp bồi dưỡng thấp là dễ hiểu".
Khi được hỏi có nắm tình hình giáo viên đi học chứng chỉ CDNN không, lãnh đạo một Sở GD-ĐT trả lời: "Sao mà biết được, đây là tự nguyện mà".
Mặc dù vậy, tình trạng giáo viên ồ ạt đăng ký học chứng chỉ CDNN khi có thông tư mới là có thật. Bởi vậy, Sở GD-ĐT Quảng Trị thời điểm đó đã phải ra công văn hỏa tốc, nêu rõ "giáo viên phải xác định bản thân đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng nào để chọn lựa, đăng ký bồi dưỡng lấy chứng chỉ phù hợp, đảm bảo các quy định...".
Bỏ tiền đi học nhưng lại không nắm rõ nên tình trạng học nhầm chứng chỉ đã từng xảy ra tại Nghệ An. Sở này đã yêu cầu rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên để xác định đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm, xếp lương theo thông tư mới.
"Trong đó, lưu ý xác định từng giáo viên phải đào tạo trình độ nào, phải bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng bao nhiêu và khuyến cáo giáo viên không tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng online do các đơn vị không đủ điều kiện, không có chức năng bồi dưỡng để tránh lãng phí không đáng có" - công văn nêu rõ.
Nhưng những công văn kịp thời như trên được công khai dường như không nhiều.
Một giáo viên ở Hà Tĩnh cho rằng "Không có hướng dẫn cụ thể, ai cần học, ai không cần nên cứ loạn cả lên, ai cũng sợ không đủ điều kiện, không được xếp hạng thì ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo!".
Trước thông tin Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT đề xuất, đồng thuận việc cắt giảm một số chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho giáo viên, dù rất quan tâm, song nhiều người không mấy phấn khởi, bởi 3 tháng qua đã đủ để rất nhiều giáo viên "học xong và mất tiền cả rồi".
Phương Chi
13 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên được đề xuất bỏ
13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến viên chức mà Bộ Nội vụ đề nghị bỏ thuộc ngành giáo dục.
Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tài
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
" alt="Ba tháng giáo viên chao đảo vì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp"/>
Ba tháng giáo viên chao đảo vì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
-
|
Tư tưởng “vẽ đường cho huơu chạy” vẫn phổ biến ở năm 2019 |
Cách đây mấy bữa có một mẹ hỏi tôi "Con em đi khám và bác sĩ nói con dậy thì sớm. Giờ con học lớp 4 rồi. Ngày xưa em học lớp 10 mới dậy thì".
Ngày xưa, lứa sinh năm 8 mấy trở về thời đồ đá, tuổi dậy thì rơi vào khoảng 14, 15 tuổi. Thậm chí có người lên lớp 11 rồi mới có kinh nguyệt.
"Ngày xưa" xa lắm rồi, giờ không còn đúng với cái thời nay nữa từ việc dậy thì cho đến văn hóa xã hội, truyền thông, các quan điểm sống và cách sống, ứng xử và giao tiếp... Nếu bố mẹ nào còn giữ cái ngày xưa ấy để cư xử với con hay nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống của nó thì chắc chắn sẽ bị bay ra khỏi quỹ đạo của chúng nó ngay tắp lự.
Một thời gian không lâu trước, một phụ huynh gửi tôi một đoạn chát dài của cô con gái 13 tuổi với bạn trai 19 tuổi. Trong đó có những hình ảnh hở ngực, hở cả bộ phận sinh dục... rồi khóc.
Chị ấy bảo "Tôi nói thì nó bảo có gì phải làm to chuyện thế? Giờ tuổi nó chuyện ấy đâu phải lạ. Tụi con trai xem “phim người lớn” trong lớp đầy ra đấy, rủ nhau vào nhà nghỉ đầy ra đấy, mẹ quen đi!".
Một bạn phụ huynh cũng kể con trai lớp 8 yêu một bạn gái. Từ ngày yêu nó đi đêm về hôm, cứ ở lì bên nhà bạn gái ấy không về. Nói chuyện với bố mẹ bé kia thì họ ừ ào rồi đâu đóng đấy vì còn mải làm ăn. Chị lo con bị "úp sọt" ở tuổi dở dang này thì hỏng hết cả tương lai.
Năm trước đi dạy, một cô giáo tiểu học kể chuyện chiều hôm đó hết giờ làm cô đi về gần đến nhà thì bị thầy hiệu trưởng gọi quay lại trường gấp với nội dung: Có hai học sinh một nam một nữ vào nhà vệ sinh làm chuyện người lớn. Bác lao công dọn dẹp xong bỏ quên đồ dùng quay lại lấy thì phát hiện 2 đứa trong đó. Bạn gái mới học lớp 5 thôi đấy nhé, còn bạn trai học lớp 9 trường THCS. Hai trường cách nhau một bờ tường.
|
Trên màn hình điện thoại của tôi có hình của anh Ji Chan Wook - một diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc. Ai nhìn cũng tròn mắt "Sao tâm hồn chị trẻ trung thế? Tuổi này rồi mà vẫn còn ...". Còn con gái tôi nói "Chúng mày xem mẹ tao này, già rồi mà vẫn còn thần tượng ông chú này đấy". "Ông chú" mà nó nói sinh năm 87. Nhưng khoảng cách của tôi với nó gần lại rất nhiều. Có thể nói với nhau hàng tá chuyện trên trời dưới biển. |
Ứng xử sao đây?
Đúng như chúng nó nói: "Bố mẹ hãy quen đi, đừng làm to chuyện làm gì".
Ngày xưa, bố mẹ lên cấp 3 mới yêu nhau hoặc vào đại học rồi mới dám nhắm mắt đưa thân, nhưng các bố mẹ 16, 17 tuổi mới dậy thì.
Còn chúng nó 10 tuổi đã dậy thì rồi. Dậy thì mà không biết yêu mới đáng lo sợ nhé. Còn đã yêu rồi thì khó cấm được việc động chạm vào cơ thể nhau. Quy luật rồi mà: Nắm tay rồi thì phải hôn, hôn rồi thì phải chạm, chạm rồi thì phải... âu cũng khó tránh khỏi lắm.
Giờ thì phải làm sao?
Hãy dạy con về sức khỏe sinh sản.
Không ít phụ huynh la lối: Tại sao tôi đưa nó đi học cả 2 chiều mà nó vẫn dính bầu?
Lo nó yêu đương sớm, lo nó mang bầu nhưng không dạy nó làm thế nào để không mang bầu quả thực là một sự tréo ngoe đến mệt mỏi.
Tư tưởng “vẽ đường cho huơu chạy” vẫn phổ biến ở năm 2019. Tôi đi dạy sức khỏe sinh sản tại một số trường THPT và THCS. Khi sắp lên dạy, các thầy cô hiệu trưởng và chủ nhiệm níu tay dặn dò: “Cô dạy nhẹ nhàng thôi nhé, học sinh trường em ngoan lắm, còn trong sáng lắm!”. Rồi có trường còn đề nghị: “Cô tách nam nữ ra dạy riêng từng giới tính nhé, cô đừng dạy chung vì tụi chúng nó vẫn còn ngây thơ lắm, chưa biết gì đâu”.
Rồi nhiều phụ huynh cho rằng học sinh cấp 2 vẫn còn ở độ tuổi nhạy cảm lắm chưa nên dạy về tình dục và tình dục an toàn.
Trong khi đó, học sinh cấp 2 đang độ tuổi tò mò về tình dục và các vấn đề liên quan. Thậm chí, học sinh cấp 3 cần thiết phải được học về cách chăm sóc thai nhi, cách chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai, học về cách chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh như thế nào..., để nếu có đứa trẻ nào không tiếp tục theo học lên nữa thì chuẩn bị cho chúng một hành trang vào đời là thực sự cần thiết.
Không ai nắm tay được cả ngày. Phòng còn hơn tránh là như vậy. Cũng đừng ngạc nhiên khi biết chúng quan hệ tình dục ở độ tuổi vị thành niên vì xã hội bây giờ là thế, cuộc sống xung quanh chúng nó là thế. Đừng đem chuẩn mực văn hóa, giáo dục, xã hội của 20 năm về trước để dạy chúng. Và đừng đem những chuẩn mực đó để nhìn nhận, đánh giá chúng về mọi mặt.
Vâng, cần phải quen đi và hãy dạy cho chúng nó càng sớm càng tốt về tình yêu, tình dục nên khi nào và tình dục như thế nào là an toàn đúng pháp luật, tránh trường hợp đưa bạn trai vào tù vì tình yêu của chính mình.
Cần quan tâm thật lòng đến chúng nó nhiều hơn. Hãy có không gian chung với chúng nó ở một vài lĩnh vực nào đó, có cái gì chung cũng dễ gần gũi với nhau hơn.
Bố hãy chia sẻ với con trai và mẹ sẽ chia sẻ với con gái về vấn đề sức khỏe sinh sản. Bố hãy chia sẻ với con gái về cảm nhận của con trai về mọi mặt trong tình yêu và ngược lại mẹ cũng vậy với con trai.
Tránh... - Tránh dạy theo kiểu so sánh: Bằng tuổi mày tao thế này thế kia; Sao con nhà hàng xóm nó như này như kia còn mày... - Tránh dạy theo lối kể chuyện ngàn lẻ một đêm: Ngày xưa mẹ bằng tuổi con mẹ thế này thế nọ; Ngày xưa như thế này... - Tránh dạy theo kiểu khuyên nhủ: Mẹ nghĩ con cần phải thế này thế khác; Con nên như này như kia để tương lai này nọ… - Tránh dạy theo kiểu dọa nạt: Mày mà như này tao đi chết ngay lập tức; Mày còn như thế thì đi khỏi nhà ngay đi... - Tránh dạy theo kiểu phán xét, hạ nhục: Mày yêu sớm như thế này hư hỏng sớm thôi con ạ; Yêu sớm đứa nào chả giống đứa nào, rồi ễnh cái bụng ra nhục nhã; QHTD sớm là loại chả ra gì; Yêu sớm rồi có mà làm đĩ sớm... - Tránh dạy theo kiểu khích bác: Yêu vào rồi, tao đố mày học giỏi đấy con ạ; Chả yêu còn không đâu với đâu, yêu vào rồi học khối ra ấy...... ... và Nên - Nên dạy cách cách giao tiếp ứng xử trong chuyện yêu đương (vì đôi khi có đứa trẻ không biết cách từ chối lời mời gọi QHTD của đối phương hoặc cả nể, hoặc bị đưa chuyện tình yêu ra để gây sức ép...). - Nên nhấn vào cảm xúc và sự kiện khi nói chuyện với con: Ở tuổi con ít bạn chia sẻ thông tin yêu đương với bố mẹ, nhưng con đã không ngại điều đó mà kể với mẹ chứng tỏ con là người có suy nghĩ chín chắn và người lớn; Dậy thì biết yêu là đương nhiên. Ai chả như vậy tuy nhiên ...; Con buồn là chuyện khó tránh khỏi khi yêu...; Việc nắm tay ôm hôn và QHTD là điều khó tránh khỏi với những ai khi họ có người yêu, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tỉnh táo để tránh đi việc đó. Còn con thì sao?... - Nên sử dụng câu hỏi để nói chuyện với chúng: Con nghĩ sao khi cái Hoa nhà chú Mạnh đã yêu khi nó mới học có lớp 6 thôi? QHTD tuổi học sinh như này con nghĩ nó có ảnh hưởng như nào đến bản thân và tương lai sau này? Bây giờ theo con yêu như thế nào là được? Ngày xưa ba mẹ yêu nhau như thế đó, mẹ tò mò không biết các con nghĩ gì về cách yêu đó nhỉ?... - Nên hiểu về suy nghĩ của từng đứa về chuyện yêu và tình dục rồi hãy tính đến định hướng dạy nó như thế nào: Không phải bất cứ đứa trẻ nào dậy thì cũng nghĩ đến việc yêu. Có những đứa trẻ yêu nhưng rất có ý thức giữ gìn bản thân vậy thì cần phải biết quan điểm của chúng rồi hãy tính kế sách dạy như thế nào cho ổn. Tuổi này hay tự ái, hay phản ứng ngược... vậy nên không thể thấy con nhà hàng xóm mang bầu là về đè con mình ra để dạy một cách quyết liệt. - Nên biết con chơi với những đứa trẻ như thế nào. Nên biết người yêu nó là ai, bố mẹ nó làm gì? Nhà ở đâu ... vì các cụ thời đồ đá vẫn có câu: Muốn biết bạn là ai hãy cho mọi người xung quanh biết những đứa bạn chơi thuộc thể loại nào!.. - Nên làm bạn với con. Nhưng... ranh giới mẹ - con, cha - con không được mất đi. - Nên có một ai đó hoặc biết ai đó là người con nể nang và có uy tín đối với con. Đôi khi những lúc "bất lực" thì con át chủ bài này sẽ thay ta đứng ra gánh vác. |
Phan Lan Hương (Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em)
Nữ sinh lớp 11 đẻ con trong ký túc xá, bạn bè đặt tên "con trời"
Hiệu trưởng khẳng định không phải nữ sinh vứt con, mà do tâm lý hoảng hốt vì bất ngờ sinh con trong khu nội trú.
" alt="Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên"/>
Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
-
Robot, được làm từ các vật dụng gia đình cũ hỏng như nồi, chảo hay màn hình tivi, ban đầu được sử dụng cho mục đích giải trí. Song, khi dịch bệnh bùng phát mạnh ở Indonesia, nhóm sáng chế đã quyết định dùng robot cho mục đích hữu ích hơn và đặt tên cho nó là Delta.
|
Robot Delta được chế tạo hoàn toàn từ đồ phế thải. Ảnh: Reuters |
"Tôi quyết định biến robot thành loại được sử dụng cho các dịch vụ công như phun thuốc khử trùng, giao thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của những cư dân đang tự cách ly", Aseyanto, 53 tuổi, một lãnh đạo khu dân cư và là người đứng đầu dự án cho biết.
Theo Reuters, đầu robot Delta được làm từ nồi cơm điện và được điều khiển từ xa bằng pin, có thể dùng liên tục trong 12 giờ. Phần chân đế được chế từ khung xe đồ chơi đã qua sử dụng. Sau khi di chuyển dọc khu phố đến nhà của ca bệnh cách ly, loa của robot sẽ phát ra âm thanh báo có đồ phân phát kèm lời chúc bệnh nhân mau hồi phục.
Ông Aseyanto giải thích, robot Delta rất đơn giản, ra đời hoàn toàn từ các vật liệu sẵn có tại làng Tembok Gede. Nó khác xa các robot tân tiến đang được triển khai trong các khách sạn, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ chống dịch ở Nhật và một số nơi khác.
Robot Delta là một trong nhiều người máy ở làng Tembok Gede thuộc Surabaya, thủ phủ tỉnh Đông Java và cũng là thành phố lớn thứ hai của Indonesia, nơi nổi tiếng vì sự sáng tạo trong ứng dụng công nghệ. Surabaya đang phải vật lộn chống chọi với làn sóng lây nhiễm thứ hai do biến thể Delta gây ra trong hơn một tháng qua.
Indonesia đã trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19 ở châu Á, với tổng cộng hơn 3,68 triệu ca mắc và trên 108.000 trường hợp tử vong.
Tuấn Anh
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Đức rúng động nghi án y tá tráo vắc xin Covid-19 với nước muối biển
Nhà chức trách ở miền bắc nước Đức kêu gọi hàng nghìn người tiêm thêm mũi vắc xin phòng Covid-19 sau khi cảnh sát phát hiện một y tá có thể đã cố tình tráo vắc xin bằng nước muối biển tiêm cho họ.
" alt="Biến đồ phế thải thành robot trợ giúp người mắc Covid"/>
Biến đồ phế thải thành robot trợ giúp người mắc Covid
-
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
-
Tôi với vợ cưới nhau được gần 10 năm, giờ chúng tôi đã có 2 cô con gái. Trước tôi làm giám đốc một công ty chuyển phát khá ăn nên làm ra. Mỗi tháng, tôi có thể kiếm được vài trăm triệu. Hoa - vợ tôi ngày xưa là một "tiểu thư" xinh đẹp có tiếng. Hồi đó, tôi biết Hoa đã có người yêu nhưng vẫn săn đón, theo đuổi nàng. Cuối cùng, Hoa thấy được sự chân thành của tôi nên đã động lòng, theo tôi về làm dâu.
|
Ảnh: B.N |
Sau khi cưới, tôi với vợ sống trong một căn biệt thự 200m2 của tôi. Hồi đó, tôi dư sức lo được cho vợ một cuộc sống đủ đầy. Kinh tế trong nhà, tôi lo hoàn toàn, vợ tôi chỉ có việc ở nhà, chăm lo cho 2 con. Thương vợ làm việc nhà vất vả, tôi cũng thuê giúp việc để san sẻ gánh nặng cho em.
Tuy nhiên, đầu năm nay, tình hình kinh doanh của công ty tôi ngày càng đi xuống. Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều đơn vị đã chấm dứt hợp đồng với công ty tôi. Tôi dùng nhiều cách xoay sở không được, càng xoay lại càng lỗ. Đến khi nợ nần nhiều quá không quyết toán được, tôi chấp nhận bán nhà, bán xe để trả nợ. Công ty tôi cũng phải giải thể, toàn bộ tài sản của công ty cũng bị ngân hàng siết nợ.
Tôi đưa vợ con ra thuê nhà trọ nhưng cô ấy muốn gia đình tôi về nhà ngoại ở. Dù sao, điều kiện ở bên nhà ngoại cũng tốt hơn. Từ ngày biết tôi làm ăn lụi bại, thái độ của mẹ vợ với tôi thay đổi hoàn toàn. Trước đó, bà quý mến tôi bao nhiêu thì giờ mẹ vợ khinh thường tôi, tỏ ra lạnh nhạt, hắt hủi.
Trong bữa cơm, bà liên tục trách móc tôi là đàn ông mà chẳng lo được cho vợ con, lại phải đưa vợ con về nương náu nhà ngoại. Tôi nghe mẹ nói vậy thì giận lắm, muốn đưa vợ con về quê nội sống nhưng vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói đưa các con về quê sẽ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các con.
Bây giờ, tôi xin làm việc tại một công ty khác với đồng lương thấp hơn xưa rất nhiều. Vợ tôi thấy vậy tỏ ra khó chịu vì giờ tiêu gì cũng phải tiết kiệm, dè sẻn. Gần đây, tôi phát hiện vợ qua lại với Huy - người yêu cũ của cô ấy. Tôi nói chuyện này với vợ thì cô ấy khăng khăng chối cãi và nói với tôi rằng họ chỉ là bạn bè, lâu ngày không gặp lại nhau.
Hôm trước, nhân ngày sinh nhật của mẹ vợ, tôi và vợ đặt tiệc nhà hàng. Nào ngờ, khi bữa tiệc đang vui vẻ thì Huy cũng đến. Hắn ta cầm theo bó hoa và tặng mẹ vợ tôi một chiếc lắc vàng sáng loáng. Nghe thấy hắn ta mẹ mẹ con con ngọt xớt với mẹ vợ tôi, tôi giận run người, súyt không kiềm chế được. Thấy tôi bỏ đi, Huy còn chạy theo khiêu khích: "Anh Cường à, giờ tôi đã có thể lo cho Hoa rồi. Tôi sẽ lấy lại tất cả những thứ mà anh đã cướp từ tôi. Anh hãy buông ta cho cô ấy đi để cô ấy sớm có được cuộc sống hạnh phúc bên tôi".
Khi về đến nhà, tôi sững sờ khi thấy tờ đơn ly hôn đặt sẵn trên bàn. Tôi đau khổ và bế tắc quá. Tôi có thể ly dị vợ nhưng tôi chỉ thương 2 con tôi. Giờ nếu nhận nuôi 2 con, tôi cũng không biết đi đâu về đâu. Mọi người ở quê giờ vẫn nghĩ tôi là giám đốc giàu sang, thành đạt. Giờ về quê với 2 bàn tay trắng, tôi chẳng còn mặt mũi nào để nhìn họ nữa.
Xôi hỏng bỏng không vì mập mờ với vợ cũ
Thuở mới quen, vợ cũ của tôi là mẫu bạn gái lý tưởng. Cô ấy cực kỳ rạng rỡ, quyến rũ, luôn chủ động, và còn tự chủ kinh tế.
" alt="Giữa tiệc sinh nhật, mẹ vợ làm chuyện phũ khiến con rể giận run người"/>
Giữa tiệc sinh nhật, mẹ vợ làm chuyện phũ khiến con rể giận run người
-
Thưa ông, sự cố liên quan đến diễn viên Đức Hải, theo ông có tác động gì đến hoạt động của nhà trường trong thời gian qua?
Trường CĐ VHNT DL Sài Gòn có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm quản lý trong hệ thống các trường cao đẳng và đại học. Riêng mảng Nghệ thuật, có các thầy cô nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang làm việc và giảng dạy NSND Phùng Thị Bình; NSƯT, Nhạc sĩ, Đạo diễn truyền hình Xuân Đồng; Thạc sĩ, Đạo diễn, NSƯT. Lê Đại Chức; NSND Tâm Chính; NSƯT – Đạo diễn Xuân Hồng, NTK thời trang Nguyễn Việt Hùng; NSƯT - Đạo diễn Đỗ Phương Toàn (Đoàn Quốc); Thạc sĩ – Đạo diễn Nguyễn Bảo Hoàng, Nghệ sĩ – Diễn viên Hữu Nghĩa, Nghệ sĩ – Diễn viên Ngọc Tưởng, ca sĩ Đặng Thanh Sử…
Vì thế, việc nghệ sĩ Đức Hải tạm dừng công việc trong thời gian chờ kết quả xác minh sự việc của các cơ quan chức năng hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Nhà trường trong công tác giảng dạy và quản lý.
Mặc dù vậy, khi đang bước vào mùa tuyển sinh thứ 16, sự việc của Nghệ sĩ Đức Hải cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh và công tác tuyển sinh của Nhà trường. Ngoài chuyên ngành Nghệ thuật, Trường còn đào tạo đa ngành với các nhóm ngành nghề về Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin, Mỹ thuật công nghiệp.
|
Ông Vũ Khắc Chương, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn |
Hiện nay, việc nghệ sĩ đứng lớp không hiếm. Người thầy, đặc biệt người thầy lại là nghệ sĩ, người của công chúng cần kiểm soát hình ảnh trên mạng xã hội như thế nào?
Nghệ sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng nên bản thân nghệ sĩ phải rất cẩn trọng với từng lời phát ngôn, hành vi trên không gian mạng. Một sự hớ hênh của nghệ sĩ đôi khi lại trở thành một chủ đề bàn tán rộng lớn.
Trừ những sự cố ngoài ý muốn, nhà trường đã lưu ý đến cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên cần có sự chuẩn mực không chỉ ngoài cuộc sống mà còn cả trên mạng xã hội bởi mình là người thầy.
Vai trò nhà giáo của nghệ sĩ buộc họ phải chuẩn mực trong từng hành vi, chuẩn mực trong từng câu nói. Hình ảnh một nghệ sĩ bị “ném đá” có thể là chuyện bình thường trên mạng, nhưng hình ảnh một người thầy bị “ném đá” trên mạng thì thật sự đau lắm, và rất khó chấp nhận. Theo góc độ cá nhân tôi, bạn có thể nói quá về bản thân nhưng đừng quá đà về cái tôi của nghệ sĩ. Có thể nói cho mọi người vui nhưng đừng nói chỉ để bản thân vui. Mọi hành vi và phát ngôn trên mạng xã hội được đặt chế độ công khai cho mọi người xem đồng nghĩa với việc nó là thông tin chính thức của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Để hạn chế những thị phi (trừ khi họ cố tình) thì nên suy nghĩ kĩ trước những câu từ và hình ảnh sẽ đưa lên mạng xã hội. Nên đưa ra những hình ảnh tích cực, những thông điệp ý nghĩa, hoặc tự quảng bá cho bản thân bằng các dự án nghệ thuật. Nghệ sĩ đã khó như vậy thì một người thầy giáo là nghệ sĩ lại càng khó hơn rất nhiều lần.
Trong đào tạo, nhà trường có lưu ý gì với những sinh viên hoạt động văn hóa, nghệ thuật khi các em trở thành người công chúng?
Hiện nay chúng tôi đào tạo theo 3 hướng: đào tạo sinh viên vừa làm nghệ thuật biểu diễn hoặc nghệ thuật sáng tạo; vừa đào tạo sinh viên ra trường có thể làm thầy giáo; và vừa đào tạo sinh viên có thể hoạt động trong các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật.
Chương trình học bám sát thực tế, giúp người học hoàn thiện kỹ năng nghề. Sinh viên được thực hành tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, công ty phim và các phòng thực hành chức năng theo từng chuyên ngành; được tham gia thực tập tại các đơn vị danh tiếng. Hơn 2/3 tổng chương trình học là thực hành giúp sinh viên hoàn thiện tay nghề, năng lực, kỹ năng để tự tin hòa nhập môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hóa.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bởi trường có khu liên hợp thể thao, giải trí đa năng (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, gym, võ thuật, yoga, biểu diễn nghệ thuật, piano, thư giãn và phòng karaoke); hệ thống thư viện điện tử, thư viện sách hơn 15.000 đầu sách với không gian đẹp...
Ngoài chuyên môn, nhà trường luôn nhắc nhở các em về đạo đức nghề nghiệp và ý thức giữ gìn hình ảnh của mình trước công chúng.
Lê Huyền
Hiệu trưởng miễn nhiệm phó hiệu trưởng đối với NSƯT Đức Hải có đúng luật?
Ông Vũ Khắc Chương, với tư cách Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn có được ký quyết định miễn nhiệm chức phó hiệu trưởng đối với nghệ sĩ Đức Hải?
" alt="Hiệu trưởng Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Du lịch Sài Gòn: Sự cố nghệ sĩ Đức Hải ảnh hưởng tới trường"/>
Hiệu trưởng Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Du lịch Sài Gòn: Sự cố nghệ sĩ Đức Hải ảnh hưởng tới trường
-
|
Hiện trường vụ đuối nước |
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 20/5, nhóm học sinh 4 người (1 nam, 3 nữ) đều là học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành (xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sau khi rủ nhau xuống sông Cái tắm và bị nước sông nhấn chìm ngay sau đó.
Nhận được thông tin, các lực lượng chức năng, cùng người dân địa phương đã nổ lực tìm kiếm các thi thể. Ngay sau đó, 4 thi thể đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
Viên Nhân ảnh: Hiện trường vụ đuối nước thương tâm làm 4 học sinh chết
" alt="4 học sinh Khánh Hoà đuối nước, có 2 người là chị em ruột"/>
4 học sinh Khánh Hoà đuối nước, có 2 người là chị em ruột