Hà Nội bị nẫng mất 2000 căn hộ tái định cư
Liên quan đến quỹ nhà tái định cư đã giao cho Sở Xây dựng điều hành và Công ty Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội trực tiếp quản lý,àNộibịnẫngmấtcănhộtáiđịnhcưty gia usd có hơn 2.000 căn nhà tái định cư tồn đọng, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã có người vào ở, vi phạm này kéo dài.
Tại buổi chất vấn của kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội, ĐB Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về vấn đề quản lý nhà chung cư, đặc biệt là chung cư tái định cư. Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) đề nghị làm rõ việc có 2 nghìn căn chung cư tái định cư đã có người vào ở nhưng chưa có quyết định giao nhà.
Việc quản lý, sử dụng nhà tái định cư có nhiều sai phạm kéo dài. |
“HĐND TP. Hà Nội đã đeo bám nội dung này 3 năm, xin hỏi đến nay đã xử lý như thế nào? Trách nhiệm của Sở Xây dựng trong việc quản lý quỹ nhà này thế nào?”, đại biểu Mai chất vấn.
Trả lời vấn đề này, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở xây dựng cho biết, TP. Hà Nội có tổng cộng 477 toà nhà chung cư và 166 toà nhà tái định cư. Trong số này, giao cho 112 toà nhà cho Công ty TNHH MTV phát triển Nhà, còn 18 toà chung cư, tái định cư giao cho Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà. Hiện còn 28 nhà chung cư thấp tầng không có thang máy giao cho người dân tự quản. Sau khi giám sát cho thấy toàn bộ 112 toà nhà do Công ty TNHH một thành viên Quản lý nhà quản lý đều có vấn đề.
Đối với quỹ nhà tái định cư theo đại biểu nêu 2.000 căn nhà mà Công ty TNHH MTV phát triển Nhà tự đưa người dân vào, vấn đề này thành phố đã chỉ đạo nhiều lần, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Thành phố, Thanh tra công vụ của Sở Nội vụ cũng đã vào cuộc. Trên cơ sở báo cáo các đơn vị, trong tháng 12 này, đơn vị sẽ có báo cáo.
Tuy nhiên, ông Dục đánh giá 2.000 căn nhà này chia thành các nhóm: 533 căn hộ mà Công ty tự đưa vào đã kéo dài nhiều năm từ 2006 đến 2014, khoảng 312 căn hộ đã sử dụng. Tháng 6/2014 đến nay, Công ty TNHH MTV phát triển Nhà tiếp tục vi phạm 247 căn hộ.
Tòa nhà 8B Lê Trực – tâm điểm sai phạm về xây dựng tại Hà Nội |
Theo Sở Xây dựng, trong số 533 căn hộ diễn ra trong 2 giai đoạn, còn 625 căn hộ chưa đưa vào sử dụng có cả tồn đọng, mà số căn hộ này giao cho các chủ đầu tư và 12 quận, huyện nhưng dự án chưa thực hiện đến nơi đến chốn, có 1 số dự án các điểm khó khăn giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại mặc dù đã thực hiện được đến 90% rồi.
Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, TP đã quyết định, bắt đầu từ tháng 8/2015, tất cả các công trình sau khi phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng và kinh phí đưa vào kho bạc nhà nước thì “tiền trao cháo múc”, tức tiền được đền bù bao nhiêu, đất đầu đi đền bù bao nhiêu thì đầu đến phải trả, còn thiếu thì cho trả dần. Phương thức này thực hiện rất hiệu quả, khắc phục được những tồn tại.
Với 288 nhà tạm cư cho các dự án, Sở Xây dựng đang đôn đốc, yêu cầu 533 chủ căn hộ nếu hết tháng 12 không nộp tiền sẽ cưỡng chế, mặc dù có cầm quyết định rồi, chuyển nhượng rồi nhưng chưa có chứng nhận quyền sở hữu nhà. Lãnh đạo Sở cho biết đến nay, biện pháp này khá khả quan, giúp thu được 250 tỷ đồng trên tổng số 480 tỷ đồng.
Vi phạm xây dựng, nguyên nhân nào để lọt?
Liên quan đến nhóm vấn đề quản lý đô thị, trật tự xây dựng nhà ở, đất đai, tại phiên chất vấn trực tiếp đối với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan những sai phạm trong quản lý đô thị cũng như trách nhiệm của các sở, ngành.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc “Hai năm nay Hà Nội triển khai “Năm trật tự và văn minh đô thị”, tỷ lệ kiểm tra sai phạm rất cao, kỷ cương đô thị rất tốt, nhưng vừa qua tình trạng sai phạm tại tòa nhà cao tầng, các khu đô thị. Vậy nguyên nhân nào chúng ta để lọt mà không ngăn chặn được tình trạng như thế này ngay từ đầu? Ngay từ khi chủ đầu tư vi phạm, chúng ta không cấp phép cho xây dựng, cơ chế phối hợp như thế nào?”.
“Nguyên nhân nào chúng ta để lọt mà không ngăn chặn được tình trạng như thế này ngay từ đầu? Ngay từ khi chủ đầu tư vi phạm, chúng ta không cấp phép cho xây dựng, cơ chế phối hợp như thế nào?”. |
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng, về những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thi công các dự án khu đô thị, nhà cao tầng, trước tiên có nguyên nhân là do thái độ chấp hành pháp luật không được tốt của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc giám sát của các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức cũng chưa hết trách nhiệm, chưa đến nơi đến chốn.
Theo vị Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, việc quản lý, chính sách cũng còn bất cập. Trước kia, có lực lượng quản lý trật tự xây dựng hoạt động 24/24h trên toàn địa bàn, nhưng khi Luật Thanh tra sửa đổi thì lực lượng thanh tra giờ chỉ còn ở cấp thành phố, các quận, huyện mất đi lực lượng trực tiếp. Nên khi hoạt động theo mô hình hợp quản, năng lực hoạt động của thanh tra xây dựng yếu hẳn đi, việc quản lý trực tiếp 24/24h có vấn đề.
Về mặt chính sách trong xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho rằng, Sở rất muốn xử nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng nhưng các quy định mới của Chính phủ lại cho phép các sai phạm không ảnh hưởng đến quy hoạch thì vẫn cho tồn tại. Quy định này không phù hợp với đặc điểm của Hà Nội. Ngoài ra, việc quản lý các công trình trên địa bàn giữa Trung ương và Hà Nội cũng có vấn đề.
Trước những vi phạm xây dựng diễn ra trên địa bàn TP thời gian qua, đề cập giải pháp thời gian tới lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng phải làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tăng cường củng cố bộ máy quản lý, nhất là lực lượng thanh tra xây dựng, quản lý trật tự đô thị để lực lượng này mạnh về chuyên môn, nhiệt tình với công việc. Thực hiện giám sát của các cấp, các ngành, xử lý cá nhân. Tăng cường sử dụng toàn bộ những kết quả của vấn đề giám sát cộng đồng, giám sát xã hội để bộ máy sớm có thông tin, không để sai phạm xảy ra quá mức và không thể xử lý.
Phản hồi về câu hỏi cuối giờ sáng ngày 3/12 đã chất vấn ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội về việc quản lý đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Đông) nêu ý kiến: ”Qua trả lời của đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng, về việc kéo dài vi phạm chúng tôi chưa thấy trách nhiệm của Sở Xây dựng. Trả lời như vậy thì hầu hết bóng dáng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng đối với quỹ nhà tái định cư, nhà chuyên dùng mà công ty nhà Một thành viên đang gây ra không có! Tôi muốn hỏi đến bao giờ thì xong nếu thuộc thẩm quyền của đồng chí? Về thẩm quyền của TP, xin đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP trả lời?” |
Hồng Khanh
Nhà tái định cư chưa bốc thăm, đã rao bán本文地址:http://slot.tour-time.com/news/666e498844.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。