Đón phái đoàn Quốc hội vùng Yangon tại nhà máy, ông Hoàng Anh (Giám đốc Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh VinSmart) đã giới thiệu chung với đoàn về quy mô xây dựng, khả năng sản xuất và các dây chuyền thiết bị máy móc tiên tiến, sau đó dẫn đoàn đi thăm các xưởng và dây chuyền sản xuất.
Nhà máy VinSmart tại Hòa Lạc giai đoạn 1 có diện tích xây dựng ban đầu là 21.500m2, gồm 2 tầng. Tầng 1 là khu vực dành cho sản xuất điện thoại di động với các dây chuyền sản xuất bo mạch SMT (Surface Mount Technology: công nghệ hàn dán bề mặt); dây chuyền test bo mạch, dây chuyền lắp ráp điện thoại thành phẩm. Tầng 2 của nhà máy dành cho sản xuất Tivi và điều hòa thông minh.
Trên cơ sở dây chuyền sản xuất được chuyển từ Hải Phòng về, hiện tại nhà máy giai đoạn 1 đang vận hành với công suất 5 triệu sản phẩm/năm, đến tháng 9/2019 sẽ đạt công suất 23 triệu sản phẩm/năm. Trước đó, Vingroup đã động thổ thêm một nhà máy cũng tại Hòa Lạc, để tổng công suất đạt 125 triệu sản phẩm/năm.
Nhà máy VinSmart được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế dành cho các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông như IPC-A-610, TL 9000.
Phái đoàn Myanmar cũng ấn tượng với môi trường sản xuất được kiểm soát hoàn toàn về nhiệt độ, độ ẩm, kiểm soát phóng tĩnh điện cũng như độ sạch không khí để đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm.
Các trang thiết bị, máy móc của VinSmart ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới như dây chuyền hàn dán linh kiện SMT, dây chuyền kiểm tra bo mạch tự động dùng công nghệ của Mỹ, Đức, Nhật Bản.
Chủ tịch và phái đoàn rất phấn khởi khi cầm trên tay chiếc thẻ bảo hành cho dòng sản phẩm sẽ được bán tại thị trường Myanmar.
Tính đến tháng 8/2019, VinSmart đã chính thức giới thiệu với người tiêu dùng 5 sản phẩm điện thoại thông minh gồm: Joy1, Joy1+, Active, Active1+ và Live.
Dự kiến các sản phẩm điện thoại Vsmart thế hệ thứ 2 sẽ tiếp tục đến tay người tiêu dùng trong tháng 8-9/2019. Đây cũng là những mẫu điện thoại sẽ được bán ở Myanmar.
Myanmar là thị trường châu Á đầu tiên mà Công ty VinSmart chính thức phân phối sản phẩm và đã được đông đảo người dân bản xứ đón nhận. Cụ thể, từ tháng 5/2019, các sản phẩm Vsmart sẽ được phân phối thông qua gần 1.500 cửa hàng của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng và kinh doanh đa ngành hàng đầu tại Myanmar là Công ty Strong Source. Qua Strong Source, Vsmart đồng thời hợp tác với 2 nhà bán lẻ lớn (phân phối trực tiếp và trực tuyến) tại Myanmar là Mytel (Viettel) và Shop.com.mm (Alibaba).
Kết thúc chuyến thăm, ngài U Tin Maung Tun cho biết: “Với chất lượng điện thoại Vsmart được sản xuất từ quy trình đảm bảo như thế này, người dân Myanmar chúng tôi tin tưởng và sẵn sàng đón chào sản phẩm của các bạn đến với đất nước mình”.
Minh Tuấn
" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội vùng Yangon (Myanmar) ấn tượng với dây chuyền sản xuất điện thoại VinSmartMette Lykke
Đây là lời cảnh báo của một phụ nữ Đan Mạch thành công. Mette Lykke là CEO của tổ chức Too Good To Go. Cô đồng sáng lập ứng dụng tập luyện Endomondo năm 2007, phát triển công ty trong gần một thập kỷ trước khi bán lại cho nhãn hàng thời trang thể thao Under Armour của Mỹ vào năm 2015 với giá 85 triệu USD. Lykke tiếp tục làm CEO đến năm 2017.
Theo Lykke, người khởi nghiệp với tư cách một cố vấn quản trị, doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng mạnh nếu mọi người hàng ngày đều thúc đẩy bản thân và sẵn sàng làm điều đó trong thời gian dài. Cô cho rằng có nhiều câu chuyện kể về một startup mở ra và chỉ sau vài năm đã thay đổi thế giới. Điều đó không thực sự xảy ra mà nó mất tới hàng năm ròng. Vì vậy, làm việc chăm chỉ là điều quan trọng.
2 năm vừa qua, Lykke là CEO của Too Good To Go, một tổ chức hợp tác với các nhà hàng và nhà bán lẻ thực phẩm để giải quyết tình trạng lãng phí thông qua bán thực phẩm với giá rẻ. Ứng dụng đang có 11 triệu người dùng với 22.000 cửa hàng tại 11 nước.
9 tháng sau khi ứng dụng ra đời, cô mới làm việc tại công ty. Khi được giới thiệu về ứng dụng, cô cho rằng đó là mô hình rất thú vị. Không chỉ được mời đầu tư, cô còn được đề nghị giúp đỡ các nhà sáng lập điều hành kinh doanh.
" alt=""/>Lời cảnh báo dành cho mọi startup của người phụ nữ bán ứng dụng với giá 85 triệu USD