Sáng 27/11, hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (TP Hà Nội) với hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học năm học 2020-2021 đã được tổ chức ngay tại UBND quận này.Đây là lần đầu tiên UBND quận Ba Đình tổ chức một cuộc “đối chất trực tiếp” để lắng nghe và giải đáp rõ các nội dung về thu chi cho hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trực thuộc.
 |
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình đăng đàn đối thoại với đại diện phụ huynh và hiệu trưởng các trường trên địa bàn về công tác thu, chi tài chính. |
Tại đây, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình đã trả lời thẳng về các vấn đề nóng, bất cập được đại diện phụ huynh, các trường trên địa bàn nêu ý kiến.
40 phụ huynh, 39 người đồng thuận, 1 người không, có được thực hiện?
Trước nhiều ý kiến về việc thu, chi kinh phí hoạt động cho quỹ Ban phụ huynh trường/lớp, ông Thuận nhấn mạnh và lưu ý các trưởng ban đại diện phụ huynh và hiệu trưởng về quy định “không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh”.
“Chúng tôi cũng nắm bắt được các câu chuyện là có ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường nêu ra một mức thu nhưng lại cào bằng; trong khi mức thu nhập và điều kiện của các phụ huynh các con trong lớp lại khác nhau. Có nhà thì đóng 300 hay 500 nghìn đồng là bình thường nhưng cũng có những gia đình với họ 50 nghìn đồng cũng là khó khăn. Do đó, các trưởng ban đại diện phụ huynh và hiệu trưởng lưu ý và quán triệt nghiêm việc không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân”.
Ông Thuận cho rằng đây cũng là việc giúp các trường tránh gây nên những bất đồng, bức xúc hay đơn từ phản ánh kiến nghị, gây mất đoàn kết nội bộ trong và ngoài nhà trường.
 |
Nhiều trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường ở quận Ba Đình đã đặt câu hỏi "chất vấn" Trưởng phòng GD-ĐT quận. |
Liên quan đến việc phụ huynh muốn đóng góp hỗ trợ các khoản đầu tư thiết bị trường học cho chính con em mình, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng nêu vấn đề: “Đồng ý không ép buộc, không cào bằng và không quy định mức tài trợ tối thiểu. Nhưng trong trường hợp, khi triển khai, hầu hết phụ huynh lớp đồng thuận tuy nhiên chỉ có 1-2 phụ huynh không đồng thuận. Ví dụ như lớp 40 phụ huynh, 39 người đồng thuận, chỉ có 1 người không đồng thuận thì chúng tôi có được triển khai hay không và nếu được thì cách thức như thế nào?”.
 |
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng. |
Về điều này, ông Thuận cho hay, cần tuân thủ quy định không cào bằng, trên tinh thần tự nguyện. “Như vậy, phụ huynh nào muốn đóng để hỗ trợ cho chính con em mình thì đóng, phụ huynh không đóng cũng không sao. Tức mỗi phụ huynh có bao nhiêu thì hỗ trợ bấy nhiêu và cùng nhau ủng hộ đến khi đủ để có thể triển khai thực hiện thì dừng lại, phụ huynh không tham gia cũng không sai quy định. Chứ không phải cần thu 8 triệu và yêu cầu 40 phụ huynh trong lớp mỗi người phải đóng 200 nghìn đồng. Bởi như vậy vô hình bắt buộc phụ huynh hoặc miễn cưỡng phải đồng thuận theo. Như vậy, Ban phụ huynh sẽ chỉ đóng vai trò điều phối chứ không phải là kênh ép buộc”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cho rằng, như vậy càng cho thấy vai trò và ý nghĩa của việc đối thoại để tìm ra sự đồng thuận chung.
Tại cuộc họp, các hiệu trưởng cũng nêu lên những vướng mắc với các phụ huynh và chính nhà trường.
Bà Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu nêu vấn đề: “Hiện nay, Bảo hiểm y tế của học sinh bắt buộc tham gia 100%. Nếu không đạt 100% thì sẽ đánh giá vào thi đua của nhà trường và giáo viên. Nhưng thực tế, hiện nay có một số gia đình có điều kiện kinh tế đã mua cho con các gói bảo hiểm chăm sóc, khám sức khỏe của các gói như Manulife, Daichi... Vậy việc đánh giá thi đua đối với các nhà trường có thực sự phù hợp không?”.


Về điều này, ông Thuận cho hay, các luật về Bảo hiểm y tế đều quy định: học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Do vậy, UBND TP Hà Nội cũng như UBND quận Ba Đình có công văn tăng cường thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn và cũng đặt ra chỉ tiêu, yêu cầu đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia theo quy định của pháp luật và đưa chỉ tiêu tỉ lệ tham gia làm một tiêu chí đánh giá chất lượng, bình xét thi đua.
Ông Thuận cho rằng, các nhà trường cần cố gắng giải thích và vận động phụ huynh hiểu được giá trị của bảo hiểm y tế, bởi không chỉ cho bản thân con em mình mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội.
“Chi phí phải đóng cho BHYT là rất thấp, nhưng ý nghĩa của việc tham gia ngoài là trách nhiệm với bản thân người học còn là mục tiêu lớn về an sinh xã hội của nhà nước”, ông Thuận nói.
 |
Trưởng phòng Giáo dục đăng đàn đối chất với phụ huynh chuyện tiền trường. |
“Trên thực tế, có nhiều phụ huynh, gia đình có điều kiện kinh tế vẫn có thể tham gia thêm các loại bảo hiểm khác. Còn với một số đối tượng học sinh điều kiện khó khăn, nhà trường phối hợp với gia đình để tìm cách có những nguồn tài trợ, hỗ trợ tài chính hợp pháp để hỗ trợ đóng cho các em”.
Tại cuộc họp, ông Thuận cho hay, với nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng GD-ĐT, đơn vị sẽ tham mưu, báo cáo tới UBND quận các vấn đề mà các phụ huynh, nhà trường còn cảm thấy khó khăn, vướng mắc để xem xét và giải quyết.
Thanh Hùng

Nhập nhèm thu 'tự nguyện', Hiệu trưởng ở Thanh Hóa bị đề nghị kỷ luật
Liên quan tới một số sai phạm của trường mầm non Hàm Rồng, TP Thanh Hóa mà phụ huynh phản ánh, Phòng Giáo dục đề nghị Chủ tịch thành phố xem xét xử lý trách nhiệm hiệu trưởng.
" alt="Trưởng phòng GD"/>
Trưởng phòng GD
Bước vào cuộc thi tuần vừa phát sóng chiều nay 29/11, Sơn Tùng chia sẻ em là học sinh thứ 2 của Trường THPT Yên Viên tham dự sân chơi này sau đúng 20 năm.Ở phần thi Khởi động, Sơn Tùng thể hiện khá tốt với 70 điểm. Mặc dù vậy, với sự xuất sắc của các bạn chơi, sau khi kết thúc phần thi này, em tạm xếp cuối đoàn leo núi.
Ở phần thi tiếp theo là Vượt chướng ngại vật, chỉ khi hàng ngang gợi ý đầu tiên được lật mở, Sơn Tùng đã rất nhanh nhấn chuông phát tín hiệu xin được trả lờivới đáp án chính xác là “Hô hấp”. Qua đó, giúp Sơn Tùng có thêm 80 điểm để nâng tổng điểm lên thành 150 điểm và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi.
Sơn Tùng chia sẻ bản thân rất vui vì đã giải được Chướng ngại vật và cho rằng mình cũng gặp may mắn khi đã nhấn chuông nhanh hơn bạn chơi Nguyễn Mạnh Quỳnh (Trường THPT Vạn Tường, Quảng Ngãi) chỉ trong tích tắc. Tuy là một lợi thế nhưng không phải là vượt trội quá nhiều và bản thân cần tiếp tục tập trung.
Ở phần thi Tăng tốc sau đó, Sơn Tùng là người trả lời chính xác và nhanh nhất trong cả 4 câu hỏi và giành được điểm số tối đa của phần thi này (160 điểm). Với tổng điểm 310, Tùng ghi tên mình vào danh sách những kỷ lục gia đạt điểm số tuyệt đối phần thi Tăng tốc của Đường lên đỉnh Olympia.
“Em không hề nghĩ đến việc mình có thể giành được 160 điểm ở phần thi này, có thể do em may mắn khi nhanh tay hơn các bạn chơi”, Tùng chia sẻ.
Ở phần thi Về đích, Sơn Tùng chọn gói ba câu hỏi mỗi câu 10 điểm và ngôi sao hy vọng câu hỏi cuối cùng. Em trả lời chính xác hai câu đầu tiên và kết thúc phần thi của mình với 320 điểm.
Tuy nhiên, ở phần thi của bạn chơi Huy Vũ sau đó, Sơn Tùng giành cơ hội trả lời nhưng không chính xác và bị trừ 10 điểm còn 310 điểm. Tuy nhiên, điểm số này là đủ để em giành vòng nguyệt quế cuộc thi.
Xếp sau Sơn Tùng, ở vị trí thứ hai là em Lâm Huy Vũ (Trường THPT Lý Tự Trọng, Nam Định) với 210 điểm. Lần lượt xếp sau là Nguyễn Mạnh Quỳnh (THPT Vạn Tường, Quảng Ngãi) với 170 điểm và Nguyễn Gia Linh (THPT chuyên Hùng Vương, Bình Dương) với 155 điểm.
Thanh Hùng

Quán quân Olympia 2020: 'Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước'
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
" alt="Sơn Tùng lập kỷ lục điểm số phần thi Tăng tốc Đường lên đỉnh Olympia"/>
Sơn Tùng lập kỷ lục điểm số phần thi Tăng tốc Đường lên đỉnh Olympia