当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
Như ICTnews đã đưa, ngày 7/3/2018, khách hàng Nguyễn Hữu Hải (trú tại TP.HCM) có đặt mua chiếc quạt làm lạnh không khí hiệu Oritochi (mã đơn hàng 070318101215) tại trang điện tử Lotte.vn thuộc Công ty TNHH Thương mại Điện tử Lotte Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày 10/3/2018, ngay khi nhận được sản phẩm, khách hàng này phát hiện máy bị lỗi, chỉ thổi ra gió và không làm lạnh được như quảng cáo.
Bức xúc, khách hàng Nguyễn Hữu Hải liên lạc với phía Lotte.vn đề nghị được đổi cho sản phẩm khác.
" alt="Lotte.vn hoàn lại tiền cho khách trong vụ bán quạt làm lạnh Oritochi chưa dùng đã hỏng"/>Lotte.vn hoàn lại tiền cho khách trong vụ bán quạt làm lạnh Oritochi chưa dùng đã hỏng
Chiều 22/4, nhà mạng VinaPhone đã phát đi thông báo trên trang fanpage sẽ tiếp tục tiếp nhận khách hàng đăng ký thông tin, bổ sung hình ảnh đến hết ngày 15/5.
![]() |
VinaPhone đưa thông báo lùi thời hạn đăng ký thông tin thuê bao |
"Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, VinaPhone trân trọng thông báo gia hạn thời gian cập nhật thông tin thuê bao đến ngày 15/05/2018, thay vì thời hạn 24/04/2018.
Như vậy, quý khách hàng có thể tiến hành cập nhật thông tin thuê bao vào các thời gian thuận tiện từ nay đến ngày 15/05/2018.", thông tin mới được cập nhật trên fanpage của VinaPhone.
Phía nhà mạng MobiFone cũng đưa ra thông báo trên trang facebook chính thức với thông điệp: "Để đảm bảo cho tất cả khách hàng có điều kiện cập nhật lại thông tin đầy đủ, chính xác, không bị mất liên lạc. MobiFone sẽ tiếp tục phục vụ KH cập nhật thông tin sau ngày 24/04/2018".
![]() |
Thông báo lùi thời hạn đăng ký thông tin thuê bao của MobiFone trên trang Facebook của nhà mạng này. |
Nhà mạng Viettel vẫn chưa có thông báo mới. Như vậy có thể nhà mạng này sẽ giữ nguyên thời hạn 24/4 tới. Nếu các thuê bao nhận được thông báo bổ sung thông tin và ảnh chân dung không kịp thời hoàn tất, dịch vụ có thể sẽ bị khóa sau ngày 24/4.
Đến 22/4, tại nhiều điểm đăng ký thông tin thuê bao của ba nhà mạng lớn đã có rất đông người dân đến bổ sung thông tin, ảnh chân dung theo Nghị định 49 khi thời hạn 24/4 đã cận kề.
Người dùng cũng có thể tham khảo cách bổ sung nhanh ảnh chân dung cho thuê bao di động trực tuyến tại đây và cách đăng ký SIM chính chủ để không bị khóa sau ngày 24/4 tại đây.
Để kiểm tra SIM của mình đã đăng ký hay chưa, người dùng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động. |
Hải Nguyên
Các nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone đều đang khẩn trương thông báo cho người dùng về việc cập nhật thông tin và ảnh chân dung cho thuê bao trước khi có thể bị "khoá một chiều".
" alt="VinaPhone, MobiFone thông báo lùi thời hạn bổ sung thông tin"/>VinaPhone, MobiFone thông báo lùi thời hạn bổ sung thông tin
Bản báo cáo cho thấy PUBGđã bước vào top 10 tựa game có doanh thu cao nhất trên PC, kết quả thu được vào tháng 4/2017. PUBGthậm chí còn xếp trên hai tựa game hàng đầu là Overwatchvà Counter-Strike: Global Offensivetrong tháng vừa qua.
Không còn nghi ngờ gì nữa, PUBGđang là một trong những tựa game “đình đám” bậc nhất hiện tại. Bằng cách tập trung vào Twithc – PUBGđã liên tục giữ vị trí trong top 3 suốt 30 ngày vừa qua, theo dữ liệu từ trang web influencer.gg– nó đã chứng tỏ tiềm năng như một môn thể thao “hút” khán giả. Không có gì ngạc nhiên khi tiềm năng eSports của PUBGđang là một chủ đề lớn trong làng game vào thời điểm này.
Ví dụ, TSM, đã không nghĩ tới sẽ liên tiếp ký hợp đồng với hai streamer full-time gồm Colton “Viss” Visser và Austin “Smak” Haggett tháng này. Trong khi tính đến nay, chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy PUBGđang có hướng đi tới eSports.
Với việc bổ sung tùy chọn khán giá theo dõi tự do cùng khả năng tạo ra các màn chơi tùy chỉnh, hai tiêu chuẩn quan trọng cho tương lai như là một bộ môn eSports đang được PUBGgây dựng dạo gần đây.
Một lần nữa, Brendan "PLAYERUNKNOWN" Green, người trước đây đã từng tham gia tạo ra bản hai bản mod DayZ: Battle Royale cũng như H1Z1: King of the Hill trong Arma 2, nhấn mạnh rằng, eSports không phải là ưu tiên của anh trong lúc này.
“Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng bất cứ hình thức eSports nào trong Battle Royale, trận đấu, số một, phải ổn định, nó phải cạnh tranh và chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều và làm việc để đạt được điều đó”, Green nói với trang tin Esports Pro.
Tất nhiên, đây là một cách tiếp cận hợp lý. Về cơ bản, mỗi bộ môn eSports được phát triển theo cơ chế, và thường thì các nhà phát triển chỉ bắt đầu hỗ trợ khi nó được nuôi dưỡng với quy mô đáng kể.
Với khoảng 34 triệu USD chỉ sau hai tháng bắt đầu giai đoạn Early Access, nhà phát triển PUBG, Bluehole nên tập trung nguồn lực để hoàn thiện trò chơi và có thể biến nó thành một bộ môn eSports đáng chú ý.
PUBGcó tính giải trí cao và đang rất phổ biến trên các nền tảng streaming. Nhà phát triển đang có một khoản tiền đáng kể để tận dụng nó và quan trọng hơn, họ có thể dùng nó để tạo ra một tựa game đáng chơi nhất trong thể loại sinh tồn – thế giới mở.
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
" alt="PlayerUnknown's Battlegrounds ước tính thu về 34 triệu USD"/>Nhận định, soi kèo Kayserispor vs Hatayspor, 20h00 ngày 28/3: Tự cứu bản thân
Và nếu không biết đến Mark, bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng một người đàn ông hơn 30 tuổi mặc bộ đồ thể thao màu xám này lại có thể sở hữu khối tài sản khổng lồ 47 tỷ USD và điều hành một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, Mark chỉ là một trong số rất nhiều những người quyền lực tại Thung lũng Silicon tôn sùng phong cách “Normcore”. Normcore là sự kết hợp giữa “Normal” và “Hardcore”, thể hiện sự đơn giản đến tuyệt đối để tạo ra phong cách riêng.
Từ Steve Jobs, Bill Gates Meg Whitman hay John Legere, các CEO của những công ty công nghệ này đều lựa chọn cho mình một hình ảnh riêng. Một hình ảnh đơn giản, thậm chí là hơi lỗi thời. Tuy nhiên nó lại thế hiện cá tính rất riêng của họ.
Steve Jobs: Áo len cổ lọ và quần jean xanh
Sau khi trở thành CEO của Apple, Steve Jobs luôn chọn cho mình đó là một chiếc áo len cổ lọ màu đen và một chiếc quần jean xanh. Phong cách thời trang này đã trở thành biểu tượng của Steve Jobs và ông mặc nó ngày qua ngày, chỉ cùng một kiểu quần áo. Đến nỗi, ông đã có tời 100 chiếc áo len cổ lọ màu đen giống y hệt nhau.
Điều thú vị mà ít người biết, đó là trong cuốn tiểu sử Steve Jobs của tác giả Walter Isaacson, nhà đồng sáng lập Apple tiết lộ rằng ông đã lấy cảm hứng thiết kế chiếc áo len cổ lọ của mình từ đồng phục của công ty Sony những năm 1980. Ông đã có ý định để biến chiếc áo này thành đồng phục của Apple, tuy nhiên các nhân viên không thích nó. Sau đó, Steve Jobs đã nhờ nhà thiết kế Issey Miyake để tạo ra một chiếc áo len cổ lọ làm đồng phục của riêng mình.
Mark Zuckerberg: Áo phông xám và áo hoodie
Cũng giống như Steve Jobs, người sáng lập và CEO của Facebook luôn xuất hiện trước công chúng với cùng một chiếc áo phông màu xám và thêm một chiếc áo hoodie màu nâu. Phong cách thời trang này đã được Mark Zuckerberg mặc từ những ngày đầu tiên tạo ra Facebook, khi anh vẫn còn đang học tại trường đại học.
Phong cách thời trang này tiếp tục được Mark Zuckerberg sử dụng, ngay cả khi anh đã trở thành một tỷ phú và có khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD. Duy nhất một lần Mark Zuckerberg mặc áo sơ-mi trắng và vest có lẽ là trong đám cưới của anh. Mới đây, ông chủ giàu có này đã chụp một bức ảnh tủ quần áo của mình và “khoe” trên Facebook. Không có gì lạ khi toàn bộ tủ quần áo của anh chỉ có một màu xám.
Bill Gates: Áo len mặc bên ngoài áo sơ-mi
Tỷ phú Bill Gates, người giàu nhất thế giới cũng có một phong cách thời trang vô cùng giản dị. Ông thường xuyên mặc một chiếc áo len có cổ chữ V và ở bên trong là một chiếc áo sơ-mi. Tuy nhiên không đến nối “hardcore” như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, Bill Gates vẫn thường xuyên thay đổi màu sắc của những chiếc áo len mà mình mặc.
Mặc dù rất giàu có, nhưng ông không hề thể hiện điều đó qua những gì ông mặc trên người. Chiếc áo len cùng với áo sơ-mi đều là những món đồ thời gian vô cùng bình thường. Nếu bắt gặp Bill Gates đang đi trên phố, chắc chắn mọi người sẽ không thể nghĩ rằng đây là người đàn ông giàu nhất thế giới.
Larry Ellison: Áo len cổ lọ và áo khoác blazer
Giám đốc điều hành của Oracle cũng có sở thích những món đồ thời trang có màu tối. Mặc dù cũng luôn lựa chọn cho mình một chiếc áo len cổ lọ màu đen, nhưng khác với Steve Jobs, Larry Ellison thường mặc bên ngoài một chiếc áo khoác blazer để phục vụ công việc.
Các khách hàng của Oracle luôn là những doanh nghiệp lớn trên thế giới, chính vì vậy mà vị CEO này cần có một chiếc blazer để thể hiện sự trang trọng và lịch sự mỗi khi bàn công chuyện làm ăn. Tuy nhiên đây cũng là phong cách thời gian cực kỳ tối giản, nó cũng đã trở thành thương hiệu của Larry.
Meg Whitman: Vest đen và dây chuyền ngọc trai
Nữ CEO của HP là một con người bảo thủ, không chỉ trong cách điều hành công ty mà còn trong cả phong cách thời trang của mình. Bà luôn chọn xuất hiện với một bộ vest màu đen theo kiểu những năm 1980 và một chiếc dây chuyền ngọc trai trên cổ là vật bất ly thân.
John Legere: Áo phông màu hồng có logo chữ T
Giám đốc điều hành của T-Mobile là một người đặc biệt, với rất nhiều ý tưởng độc đáo trong công việc và trong cả phong cách thời trang của mình. John Legere đã tự thiết kế cho mình mẫu áo phông màu hồng và có in logo T-Mobile trước ngực. Bên ngoài ông mặc thêm một chiếc blazer tối màu, có lẽ để có vẻ nghiêm túc hơn.
Nhìn John Legere giống như một biển hiệu quảng cáo di động của hãng T-Mobile, ông luôn xuất hiện trước các sự kiện, họp báo và quan hệ đối tác với chiếc áo phông màu hồng này.
Elizabeth Holmes: Áo len cổ lọ và áo blazer
Có vẻ như nữ CEO quyền lực của Theranos lại là một fan hâm mộ gu thời trang của tỷ phú Larry Ellison. Cô cũng chọn cho mình phong cách thời trang độc nhất với chiếc áo len cổ lọ màu đen và áo blazer. Trong khi những người phụ nữ trẻ khác đều thích thay đổi những bộ đồ để liên tục làm mới hình ảnh của mình.
Elizabeth Holmes còn là nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới do Forbes bình chọn, công ty Theranos do cô sáng lập đã đi tiên phong trong công nghệ xét nghiệm máu với phương pháp xét nghiệm vô cùng tiên tiến.
Jeff Bezos: Áo sơ-mi, blazer và quần jean xanh
Ông chủ Amazon có một sở thích đặc biệt đó là các món đồ thời trang màu xanh, ông luôn xuất hiện với bộ đồ bao gồm một áo sơ-mi, một chiếc blazer và quần jean màu xanh. Một phong cách không đến nỗi quá đơn giản giống như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, tuy nhiên Jeff Bezos cũng sở hữu tới cả chục món đồ giống hệt nhau.
Trang tin Wired từng tiết lộ rằng có lần Jeff Bezos đã mua cùng lúc tới 4 đôi giày giống hệt nhau, chỉ vì ông thích chúng. Có lẽ dù phong cách thời trang có khác nhau, nhưng những ông chủ giàu có này đều giống nhau ở cùng một điểm đó là mặc đi mặc lại cùng một món đồ thời trang.
Richard Branson: Áo sơ-mi và blazer tối màu
Người sáng lập đế chế Virgin có một phong cách thời trang hiện đại và năng động hơn tất cả các vị CEO ở trên, khi ông thích chọn cho mình một chiếc áo sơ-mi luôn mở hai cúc và một chiếc blazer tối màu.
Mặc dù không có gì quá đặc biệt và nổi bật, nhưng phong cách của Richard Branson lại tạo cho ông sự trẻ trung và năng động. Tất nhiên đây cũng không phải phong cách quá sang trọng để thể hiện rằng ông là một tỷ phú có trong tay khối tài sản 5,2 tỷ USD.
Có thể hiểu rằng thời trang không nằm trong danh mục được ưu tiên của những con người đặc biệt này. Họ còn có quá nhiều công việc quan trọng khác cùng như những quyết định phải đưa ra, chính vì vậy việc lựa chọn một bộ đồ duy nhất và mặc nó ngày qua ngày giúp họ giảm bớt những việc phải suy nghĩ.
Những con người đặc biệt này cũng cho chúng ta thấy rằng, không cần phải có vẻ ngoài nổi bật hay những món đồ thời trang xa xỉ để cho người khác thấy rằng bạn là người đặc biệt, hay bạn là một tỷ phú.
Theo GenK
" alt="Nếu gặp những người này ngoài đời, bạn sẽ không bao giờ nghĩ họ là tỷ phú"/>Nếu gặp những người này ngoài đời, bạn sẽ không bao giờ nghĩ họ là tỷ phú
Tại sao suốt nhiều năm liền Microsoft không ra tay xử lý hàng triệu người dùng Windows “lậu”?
Có lẽ người dùng Windows, nhất là ở các nước đang phát triển, không còn xa lạ gì với việc lên Google tìm “Product Key” hay “Windows Activation” với hàng ngàn kết quả hướng dẫn vô cùng chi tiết vẫn ngang nhiên tồn tại suốt bấy lâu nay. Câu hỏi đặt ra là, với tiềm lực mạnh như vậy, tại sao Microsoft không thực hiện những biện pháp xử lý trên diện rộng để loại bỏ tình trạng này?
Balaji Viswanathan, một cựu nhân viên Microsoft đã đưa ra câu trả lời thậm chí còn nhận được khá nhiều lượt upvote từ chính các nhân viên Microsoft trên Quora. Cụ thể, anh cho rằng Microsoft thực chất đã nỗ lực ngăn chặn nhưng vẫn cố ý bỏ ngỏ cho một bộ phận người dùng sử dụng "lậu" như một chiến lược marketing miễn phí.
Nhiều năm qua, gã khổng lồ phần mềm đã tiến hành không ít biện pháp khiến cho việc sử dụng phần mềm lậu khó khăn hơn, chẳng hạn như việc liên tục yêu cầu người dùng cập nhật Windows bản mới hay gây áp lực lên chính phủ các nước về vấn đề luật bản quyền. Nhiều doanh nghiệp cũng đã phải đầu tư mua phần mềm bản quyền để tránh rắc rối về sau.
Một người dùng Quora khác có tên Mathew Lodge cũng đồng tình khi cho rằng tại các nước có tỷ lệ dùng lậu cao như Trung Quốc, Phillippines, Hong Kong, Malaysia,…, Microsoft đều phải thuê rất nhiều luật sư chống hàng giả và vi phạm bản quyền. Thế nhưng những luật sư này thường sẽ chỉ xử lý các công ty, tổ chức chứ không xử lý các cá nhân, bởi đơn giản người dùng cá nhân chắc chắn cũng chẳng có đủ tiền để đền bù kiện cáo về vi phạm bản quyền.
Đối với người dùng cá nhân, việc bảo vệ bản quyền có khó khăn hơn nhưng Microsoft cũng khôn khéo đưa ra các gói “Starter pack” giá rẻ cho người mới bắt đầu nhằm hạ thấp rào cản mua phần mềm thật với những ai chưa thực sự sẵn sàng.
Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng phần mềm lậu quá đông, quá nguy hiểm đến mức không chống lại nổi thì Microsoft cũng…chẳng thiệt hại là bao, thậm chí còn được lợi từ nhóm này, tại sao vậy?
Có hai lý do chính:
- Một là, nhóm người này hoàn toàn không được tính vào phần doanh thu bị mất bởi ngay cả khi không tải được phần mềm lậu thì khả năng cao họ cũng sẽ chẳng chịu bỏ tiền ra mua phần mềm bản quyền, đằng nào thì Microsoft cũng vẫn không thu được gì từ họ.
- Hai là, nếu phần mềm Microsoft crack không dễ kiếm như hiện nay, các “tín đồ Win lậu” kia hẳn đã quay sang dùng Linux, Mac,… cũng như nhiều phần mềm văn phòng mã nguồn mở khác, và Windows, Office có lẽ đã không phổ biến như ngày nay. Đây chính là kịch bản khủng khiếp nhất đối với Microsoft.
Những bản phần mềm “miễn phí” có thể lấy đầy rẫy từ internet hay đĩa cài này đã giúp Microsoft “nuôi” một lượng lớn trong số hàng triệu người dùng của hãng, đồng thời tạo nên một hệ sinh thái khổng lồ trên PC.
Ai cũng biết hệ sinh thái là thứ có thể nuôi sống và cũng có thể giết chết các phần mềm cũng như các công ty phát triển chúng. Chính hệ sinh thái khổng lồ đã thu hút không ít lập trình viên tham gia phát triển hàng ngàn phần mềm, ứng dụng cho Windows – điều mà Microsoft có dùng tiền hay các chiêu thức marketing rầm rộ cũng chưa chắc đã mang về được hiệu quả tương đương.
Chưa hết, những học sinh, sinh viên từng dùng Windows lậu rồi cũng sẽ đến lúc bước vào thị trường lao động. Đúng như Microsoft kỳ vọng, họ đã quen với Windows và vẫn sẽ tiếp tục trung thành với Windows, biến nó thành nền tảng tiêu chuẩn tại vô vàn công sở trên khắp thế giới. Microsoft chắc chắn sẽ để mất rất nhiều doanh thu nếu ngăn chặn những người này sử dụng Windows ngay từ khi họ mới chập chững làm quen với PC.
Chiến lược cố ý lỏng tay đó đã giúp Microsoft chiếm mất kha khá thị phần của Linux, tương tự như cách họ “cho không” trình duyệt Internet Explorer kèm trong Windows để đánh bại Netscape thuở nào. Bằng cách tung “Windows cho tất cả mọi người”, Microsoft ung dung chiếm trọn một mảng lớn thị trường mà không bao giờ phải lo đến chuyện có vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Điều này có thể sẽ nhắc nhiều người nhớ đến chiến lược “dụ dỗ” tương tự của IBM khi xưa: Cung cấp phần mềm, khóa huấn luyện và chứng chỉ miễn phí để người nhận chứng chỉ có thể sẵn sàng sử dụng các phần mềm IBM tại các văn phòng, công sở. Thế nhưng trong khi IBM vẫn phải chi tiền cho DVD, khóa huấn luyện và chứng chỉ thì Microsoft, rõ ràng cao tay hơn, lại chẳng mất xu nào để có được kết quả như kỳ vọng.
Giờ thì có lẽ chúng ta nên đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao Microsoft lại phải ghét bỏ những kẻ phát tán Windows lậu trong khi “công lao” của họ cũng không hề nhỏ chút nào?
Theo GenK
" alt="Tại sao suốt nhiều năm liền Microsoft không thẳng tay phạt hàng triệu người dùng phần mềm “lậu”?"/>Tại sao suốt nhiều năm liền Microsoft không thẳng tay phạt hàng triệu người dùng phần mềm “lậu”?
Bước 2: Tiếp tục bấm Next một vài lần nữa để đi qua các hướng dẫn sử dụng cơ bản của Google Korean Input sau khi đã xem cẩn thận.
![]() |
Bước 3: Kích hoạt Google Korean Input bằng nút số 1 và đặt Google Korean Input làm bàn phím mặc định bằng nút số 2…
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |