Trao đổi với ViệtNamNet, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết đó là khu vực trung tâm thuộc các cung đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Lợi thuộc quận 1.
Theo ông Châu, khu vực này từng có lần giao dịch thành công và giá khủng khiếp hơn nhiều, chứ không chỉ 1 tỷ đồng/m2. Giao dịch đó là giữa nhà dân với doanh nghiệp, nhưng nó là cá biệt, không phải là giao dịch phổ biến và không đại diện cho giao dịch của thị trường BĐS.
"Chỉ vài DN muốn thâu tóm đất vàng, đắc địa nên có những giao dịch như vậy" - lời ông Châu.
Ông Châu nói tiếp: “Chỉ có năm 2014, TP tổ chức phiên đấu giá khu đất 3.000m2 tại địa chỉ 23 Lê Duẩn, quận 1. Giá khởi điểm khi đó TP đưa ra là khoảng 180 triệu đồng/m2, có 13 đơn vị tham gia đấu giá, qua 16 vòng đấu thì lên tới hơn 400 triệu đồng/m2.
Kiểu giao dịch này mới là đại diện cho giá cả trên thị trường BĐS. Còn mức giá như nói trên 1 tỷ đồng hay khủng khiếp hơn là cá biệt, không phổ biến”, ông Lê Hoàng Châu cho biết.
Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, hiện nay giá đất trong bảng giá đất ở các địa phương được quy định thấp hơn so với giá đất phổ biến trên thị trường và chỉ tương đương khoảng 30-50% giá đất thị trường. Kết quả công tác thẩm định "giá đất cụ thể" chưa đảm bảo được nguyên tắc "Giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường".
Còn theo GS-TS Đặng Hùng Võ, vừa qua Bộ Tài chính trình bảng giá đất cao nhất là 340 triệu/m, trong khi thị trường cao gấp 2, gấp 3 lấn giá đó.
“Làm giá mà không theo kịp thị trường thì lấy gì thu cho ngân sách nhà nước. Đưa đất công vào thị trường thì tính đúng giá thị trường, lúc đó chúng ta thu thuế cao, dẫn đến nhiều hiệu quả rất tốt, là động lực cho phát triển đô thị”, ông Võ cho hay.
Hồ Văn
Mới đây khi xin ý kiến đóng góp vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn TP Hà Nội, áp dụng từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2024, UBND TP Hà Nội đã đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất.
" alt=""/>TP.HCM khu vực nào có giá đất hơn 1 tỷ đồng/m2?Hàng thủ Barca nhiều lần chịu sóng gió, nhất là trong hiệp một |
Từ pha giàn xếp đá phạt góc cực kỳ khoa học ở phút 32, Papu Gomez có pha sút nối đẳng cấp làm bó tay Ter Stegen. |
Từ một pha bóng cố định ở phút 45, Dembele treo bóng vào vòng cấm để Araujo bật đánh đầu dũng mãnh cân bằng tỷ số cho Barca |
Kounde trong một pha tranh chấp với Alba đã không giữ nổi bình tĩnh và phản ứng lại bằng cách ném bóng thẳng mặt hậu vệ của đối thủ |
Được chơi hơn người, đoàn quân của HLV Xavi tổ chức ép sân liên tục nhưng các chân sút không sao ghi thêm bàn thắng |
Với 1 điểm giành được, Sevilla vẫn cách Real tới 5 điểm trên BXH. Còn Barca vẫn giậm chân ở vị trí thứ 7, kém Real tới 15 điểm |
Thẻ đỏ
Sevilla: Kounde (64')
Đội hình thi đấu
Sevilla:Bono, Rekik, Carlos, Kounde, Delaney, Fernando, Jordan, Rakitic, Ocampos, Gomez, Rafa Mir
Barcelona:Ter Stegen, Araujo, Pique, Eric Garcia, Alba, Busquets, Frenkie De Jong, Gavi, Abde, Dembele, Jutgla
LaLiga 2021/2022Vòng 18 | |||||||||
# | Tên Đội | ST | T | H | B | TG | TH | HS | Đ |
1 | Real Madrid | 18 | 13 | 4 | 1 | 39 | 15 | 24 | 43 |
2 | Sevilla FC | 18 | 11 | 5 | 2 | 29 | 13 | 16 | 38 |
3 | Real Betis | 18 | 10 | 3 | 5 | 32 | 21 | 11 | 33 |
4 | Rayo Vallecano | 18 | 9 | 3 | 6 | 26 | 18 | 8 | 30 |
5 | Atlético Madrid | 17 | 8 | 5 | 4 | 28 | 20 | 8 | 29 |
6 | Real Sociedad | 18 | 8 | 5 | 5 | 20 | 20 | 0 | 29 |
7 | FC Barcelona | 18 | 7 | 7 | 4 | 29 | 22 | 7 | 28 |
8 | Valencia CF | 18 | 7 | 7 | 4 | 30 | 26 | 4 | 28 |
9 | Villarreal CF | 18 | 6 | 7 | 5 | 26 | 20 | 6 | 25 |
10 | Athletic Bilbao | 18 | 5 | 9 | 4 | 16 | 14 | 2 | 24 |
11 | Espanyol | 18 | 6 | 5 | 7 | 20 | 21 | -1 | 23 |
12 | CA Osasuna | 18 | 5 | 7 | 6 | 17 | 22 | -5 | 22 |
13 | Celta Vigo | 18 | 5 | 5 | 8 | 20 | 22 | -2 | 20 |
14 | RCD Mallorca | 18 | 4 | 8 | 6 | 17 | 27 | -10 | 20 |
15 | Granada CF | 17 | 4 | 7 | 6 | 21 | 25 | -4 | 19 |
16 | Getafe CF | 18 | 3 | 6 | 9 | 12 | 20 | -8 | 15 |
17 | Elche CF | 18 | 3 | 6 | 9 | 18 | 27 | -9 | 15 |
18 | CD Alavés | 18 | 4 | 3 | 11 | 15 | 29 | -14 | 15 |
19 | Cádiz CF | 18 | 2 | 8 | 8 | 15 | 31 | -16 | 14 |
20 | Levante UD | 18 | 0 | 8 | 10 | 19 | 36 | -17 | 8 |
Thực tế, nấm Mucormycosis không có màu đen. Nấm xâm nhập vào các mạch máu, làm ảnh hưởng tuần hoàn đến cơ quan ngoại biên, tạo ra các mô chết hay hoại tử. Da, niêm mạc, các mô hoại tử chuyển thành màu đen có thể là nguyên nhân của tên gọi bệnh nấm đen.
Mucormycosis không lây lan từ người sang người, nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử và dùng thuốc kháng nấm amphotericin B. Tỷ lệ nhiễm Mucormycosis trên thế giới dao động từ 0,005 đến 17/1.000.000 dân.
Các dạng lâm sàng của nấm đen
PGS. Đỗ Duy Cường cho hay, có 5 dạng lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm nấm Mucormycosis.
Thứ nhất, nhiễm trùng xoang và não, đây là tổn thương nghiêm trọng nhất. Phổ biến ở người đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Bệnh nhân bị sốt, viêm loét hoặc hoại tử mũi, sưng mắt hoặc sưng mặt, giảm thị lực hoặc mù.
Thứ hai, viêm phổi, triệu chứng sốt và ho ra máu, tổn thương đặc trưng là nhồi máu và hoại tử, gây áp-xe phổi.
Thứ ba, nhiễm trùng đường tiêu hóa, gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh và nhẹ cân, người dùng kháng sinh, phẫu thuật hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Thứ tư, nhiễm trùng da và niêm mạc, gây hoại tử đen, lan rộng và sâu ở các mô.
Thứ năm, nhiễm Mucormycosis lan tỏa, thường gặp ở não, lách, tim và da.
Dịch bệnh nấm đen kinh hoàng ở Ấn Độ
Ấn Độ là nước có tỷ lệ nhiễm Mucormycosis cao gấp 80 lần so với các quốc gia khác. Năm 2021, Ấn Độ từng báo cáo hơn 9.000 ca nấm đen. Bệnh thường xảy ra từ 12-18 ngày sau khi khỏi Covid-19. Có khoảng 80% bệnh nhân cần phẫu thuật, nếu xâm lấn vào não, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%.
Các bệnh nhân nhiễm Mucormycosis tại Ấn Độ có đặc điểm: 78% là nam giới, 80% có bệnh tiểu đường không kiểm soát, 76% bệnh nhân từng mắc Covid-19. Tỷ lệ tử vong trên 30%.
Thời điểm tháng 5/2021, số người nhiễm nấm Mucormycosis tăng vọt, thuốc amphotericin-B trị nấm tại Ấn Độ thiếu đến khủng hoảng. Bác sĩ phải cắt giảm liều lượng thuốc của người này để san sẻ cho người bệnh khác.
Đầu tháng 6/2021, nước láng giềng Nepal của Ấn Độ cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm nấm Mucormycosis. Đây là bệnh nhân nam, 65 tuổi, được chẩn đoán viêm thùy thái dương. Tuy nhiên, người này không mắc Covid-19.
Bệnh nhân hoại tử xương tại Việt Nam nhiễm loại nấm nào?
3 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được xác định nhiễm nấm đen Mucormycosis. Hiện chỉ còn 1 phụ nữ đang điều trị, 2 người đàn ông đã tử vong.
Trong khi đó, chùm 11 ca hoại tử xương hàm mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy lại không tìm thấy nấm này. Một số ca bị nhiễm nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Điều kiện thuận lợi cho 2 loại nấm này xâm nhập là người dùng corticoid kéo dài, người suy giảm miễn dịch (như bệnh nhân đái tháo đường)…
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, môi trường xung quanh có nhiều nấm, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nấm sẽ tấn công.
"Việt Nam hiện có đầy đủ các loại thuốc kháng nấm đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân phải điều trị từ 2-3 tuần với kháng nấm truyền tĩnh mạch. Sau đó, điều trị hỗ trợ, duy trì kháng nấm dạng uống từ 3-6 tháng, tùy tình trạng bệnh nhân", bác sĩ Hùng chia sẻ.