Siêu xe điện nhanh nhất thế giới thuộc về người Trung Quốc
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1 -
Một tháng lăn lộn ở ‘rốn lũ’ Người phụ nữ ung thư làm ‘chị nuôi’ của hàng nghìn trẻ vùng cao“Điên, khùng’ là những từ người ta nói về tôi, khi tôi mang trong mình bệnh hiểm nghèo mà vẫn ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, chị Đỗ Thị Nga (SN 1979) - Trưởng ban thường trực Mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực miền Trung, chia sẻ về hành trình của mình.
Chị Nga trao quà cho người dân vùng lũ. Chiều 8/11, quá mệt sau 1 tháng hỗ trợ bà con vùng lũ, chị Nga phải nhờ người truyền nước. Sáng 9/11, cảm thấy sức khỏe hồi phục, chị lại cùng những người trong nhóm tình nguyện đi khảo sát các căn nhà bị tốc mái tại tỉnh Quảng Trị.
“Ngày 13/10 - thời điểm đầu của lũ lụt, chúng tôi có mặt tại các huyện Hải Lăng, Gio Linh… của tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ bà con. Về Hà Nội được 3 ngày, nghe tin Quảng Nam xảy ra sạt lở, tôi lại quay vào miền Trung kết hợp cùng chuyến công tác, để cứu trợ người dân”, chị Nga nói.
Chị cùng nhóm thiện nguyện đã hỗ trợ 550 triệu đồng cho người dân tỉnh Quảng Ngãi, 2,1 tỷ cho tỉnh Quảng Nam. Họ cũng trao gần 8.000 phần quà ở tỉnh Quảng Trị và 13.000 phần quà ở tỉnh Quảng Bình…
Không chỉ giúp trước mắt, người phụ nữ này còn ‘tính kế’ lâu dài bằng cách hỗ trợ người dân xây nhà chống lũ; vận động mua bò, gà, lợn… tạo kế sinh nhai cho bà con khi lũ rút; tiến hành khảo sát để xây dựng công trình điện năng lượng mặt trời tại các điểm trường Nam Trà My, Bắc Trà My… (Quảng Nam).
“Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch để hỗ trợ bà con nuôi hươu và dê. Đây là những con vật rất thính. Không như trâu, bò, khi nghe tiếng động, chúng biết đường chạy để tránh lũ”, chị nói.
Ngồi trên xe di chuyển từ tỉnh Quảng Ngãi sang Quảng Nam, chị Nga chia sẻ: “Nhiều hôm thấy nhớ nhà, mệt vì công việc hỗ trợ bà con kéo dài từ 5h sáng đến 10h khuya.
Những ngày lũ ở Quảng Trị, Quảng Bình, nước lũ lên kèm theo xác chết của động vật rất bẩn nhưng chúng tôi vẫn phải lội xuống để chuyển hàng vào cho bà con.
Quần áo vừa khô đã ướt liên tục trong nhiều ngày, đôi chân ngứa vì nước bẩn… mọi người đều cố gắng vượt qua”.
“Chị nuôi” của trẻ vùng cao
Việc từ thiện đến với chị Nga từ khi chị còn là học sinh, sinh viên. Sau khi du học về nước, năm 2006, chị khiến cả gia đình bất ngờ khi chọn một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh để công tác. 10 năm gắn bó với miền núi, năm 2016, chị về làm việc trong ngành giáo dục tại quận Tây Hồ, Hà Nội.
Suốt nhiều năm đó, chị vẫn gắn bó với công việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2014, chị chọn huyện Kỳ Sơn - vùng miền Tây Nghệ An để hỗ trợ sau một chuyến công tác tại đây.
Chuẩn bị cơm cho học sinh tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Nơi đây, quanh năm bao phủ bởi sương mù. Ngày nắng, người ta có thể đi xe máy vào các điểm trường nhưng ngày mưa phải đi bộ vì sương mù bao phủ, không nhìn thấy gì.
Điện ở điểm trường Huồi Pốc (Nậm Cắn 2, huyện Kỳ Sơn) được tạo ra bởi tua-bin chỉ đủ thắp sáng chiếc bóng nhỏ.
Thấy vậy, chị Nga kêu gọi xây dựng công trình điện năng lượng mặt trời. Một tháng khởi công, dự án điện năng lượng mặt trời được khánh thành, 20 lớp học đã có điện, thầy cô có thể dùng máy tính để soạn bài.
“Thầy hiệu trưởng nói với tôi: “Cuộc đời anh gần 20 năm công tác, 10 năm quản lý, đây là lần đầu tiên trường có học sinh giỏi và học sinh thi giải viết chữ đẹp”. Từ thành công đó, tôi có thêm động lực, đắm đuối mãi với trẻ vùng cao”, chị nói.
Một lần mang áo ấm lên cho học sinh Kỳ Sơn, nhìn thấy cảnh học sinh múc nước ở bể hòa với muối để ăn cùng cơm, chị đã rơi nước mắt.
Nhà các em đều cách trường 2, 3 quả đồi. Bữa trưa, các em về nhà ăn cơm và thường không quay lại trường. Nếu em nào mang cơm đi cũng không có gì để ăn vì vậy chị lại nghĩ cách “nuôi trẻ”.
Dự án "Nuôi em" bắt đầu từ năm 2018, đến nay, 2.030 em học sinh đã được chị Nga và nhóm thiện nguyện nuôi ăn bữa trưa.
2.030 học sinh đang được chị Nga và nhóm thiện nguyện lo bữa trưa tại trường. Ngoài dép, quần áo, chăn… các bé đều được chị tặng 1 chiếc cặp lồng. Chị Nga lý giải, các học sinh thường không muốn ăn hết mà dành một phần cơm, thức ăn mang về cho em ở nhà.
Do nhà xa, đường rừng núi, 3h chiều các em đã được tan lớp, trên tay lại lủng lẳng chiếc cặp lồng mang về nhà chút thức ăn.
“Khi tặng quà cho các em, chúng tôi đều tặng dư ra. Ví dụ tặng kẹo mút cho các em, tôi thường tặng 2 chiếc. Nếu tặng 1 chiếc, các em sẽ không chịu ăn, dành mang về nhà cho em. Mỗi tháng 1, 2 lần tôi thường từ Hà Nội vào Nghệ An và đến các điểm trường. Lâu không lên, tôi rất nhớ những đứa trẻ ấy”.
Những năm vừa qua, chị cũng kết nối được với nhiều người cùng làm thiện nguyện để xây cầu vượt lũ trị giá hàng tỉ đồng ở các bản làng khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Trong đó có 2 cây cầu đầu tiên được xây dựng tại bản Lưu Tân xã Bảo Nam (Kỳ Sơn) - nơi người dân đi lại phải băng qua 2 con suối dữ.
Dự án 'Nuôi em' đã giúp các em có động lực để đến trường hơn. Nhìn chị Nga đi lại như con thoi giữa các tỉnh, không ai nghĩ chị mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung. Năm 2009, thời điểm phát hiện mang bệnh, chị sút 10kg vì suy nghĩ, lo lắng. Nhưng người phụ nữ này vẫn vực dậy để chống chọi với bệnh tật.
Không chỉ vậy chị vẫn theo đuổi các hoạt động vì cộng đồng. “Ban đầu, gia đình phản đối rất nhiều vì lo cho sức khỏe của tôi nhưng tôi thuyết phục người thân bằng cách sống thật khỏe mạnh, ý nghĩa.
Mỗi lần đi thiện nguyện, trong hành lý của tôi, thuốc men nhiều hơn quần áo. Nhưng tôi cho rằng, sự lạc quan là điểm tựa giúp tôi có thể tiếp tục theo đuổi những công việc mình yêu thích…”.
Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
"> -
Nữ lao công sáng đi gom rác, tối hát phòng trà mơ về đám cưới giản dịChị Tô Thị Sự kể chuyện đời mình trong chương trình Gõ cửa thăm nhà. Hồi tưởng lại cuộc sống năm 21 tuổi, đôi lần chị Sự không kìm được nước mắt. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị rời quê Hà Tĩnh vào miền Nam làm thuê. Chị làm công nhân và thuê nhà trọ ở tỉnh Đồng Nai.
Đêm đó, chị trở về nhà sau khi tan làm ca 3. Trong lúc nấu ăn, bình ga bỗng dưng phát nổ, phút chốc phòng trọ bén lửa. Cô gái trẻ hoảng loạn tung cửa chạy ra ngoài. Ban đầu, chị Sự còn tỉnh táo nhưng sau đó dần hôn mê.
Lúc tỉnh lại ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, nữ công nhân còn nghĩ chắc mình chỉ nằm viện vài ngày. Nhưng không, chị Sự bị bỏng với thương tật gần 50%, phải nằm viện hơn 2 tháng.
Bên cạnh nỗi đau về thể xác, tinh thần của chị Sự cũng sụp đổ hoàn toàn. Chị dần khép mình, tự ti, trầm cảm, không muốn gặp người khác. Lúc đó, người túc trực bên cạnh chị chính là mẹ.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, chị Sự kể: “Lúc đó, viện phí phải chi trả khoảng 170 triệu đồng, trong đó bảo hiểm chi 20%. Nhà tôi ở quê nghèo khổ, làm gì mà có số tiền lớn như thế. Mẹ thấy trong nhà có cái nào bán được đều đem bán sạch”.
Xuất viện với một cơ thể chằng chịt sẹo bỏng, tay, chân, cổ bị co rút, chị được mẹ đưa về quê chăm sóc. Mặc cảm, chị không dám ra ngoài, cũng chẳng có việc để làm. Tháng năm đó, chị phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, nhất là mẹ ruột.
“Mẹ tôi cũng lớn tuổi, mỗi ngày đều ra chợ bán trầu cau. Mọi sinh hoạt cá nhân của tôi đều nhờ mẹ hỗ trợ. Tôi nhận ra mẹ đang phải nuôi mình lần thứ hai, sinh tôi ra thêm một lần nữa”, chị Sự khóc.
Lòng hiếu thảo buộc chị Sự phải mạnh mẽ, tìm cách mưu sinh. Một năm rưỡi sau, chị Sự vào lại TP.HCM để đăng ký các chương trình phẫu thuật từ thiện. Khi tay bắt đầu cử động trở lại, chị về Bình Dương bán vé số, xin làm công nhân cắt chỉ…
Chị chi tiêu rất tiết kiệm, tiền tích góp đều để dành lo thuốc men và chi phí cho ca phẫu thuật tiếp theo.
Nữ lao công hát ở phòng trà
Trong lần phẫu thuật cuối cùng, người con gái quê Hà Tĩnh tình cờ gặp gỡ anh Võ Bình Hòa (51 tuổi, TP.HCM). Anh Hòa cũng đến bệnh viện đăng ký phẫu thuật miễn phí. Vết thương của anh còn nặng nề hơn chị Sự.
Anh bị bỏng xăng, thương tật đến 93%. Trong 3 tháng nằm viện, bác sĩ luôn thông báo với người nhà rằng tình trạng của anh khó qua khỏi. Vậy mà, anh tỉnh lại, tập đi trong sự ngỡ ngàng của các bác sĩ điều trị.
Lần đầu gặp chị Sự, anh Hòa mạnh dạn đến làm quen, xin số điện thoại. “Mục đích ban đầu của tôi là nhờ Sự thông báo lịch phẫu thuật miễn phí. Về sau, cả hai trò chuyện nhiều, hiểu nhau và dần có tình cảm”, anh Hòa chia sẻ.
Dù sức khỏe yếu nhưng anh Hòa vẫn thường chạy về Bình Dương thăm chị Sự. Tới lui hơn một năm, cả hai quyết định kết hôn, dọn về sống chung.
Qua nhiều năm, anh Hòa và chị Sự vẫn chỉ có tờ giấy đăng ký kết hôn, chứ chưa làm đám cưới, ra mắt hai họ. Hai người luôn mơ về một ngày kinh tế khá giả hơn. Khi đó, cả hai sẽ tổ chức một buổi tiệc báo hỷ nhỏ ở nhà hàng, bù đắp những thiệt thòi đã qua.
Hiện tại, vợ chồng chị Sự mưu sinh bằng nghề gom rác ở các chung cư. Công việc đòi hỏi hai người phải thức dậy từ 3-4h sáng và làm đến 10h.
Ngoài làm công nhân vệ sinh, chị Sự đi hát ở các phòng trà đến 1-2h sáng mới về đến nhà. Vừa ngả lưng vài tiếng, chị lại phải thức dậy thay đồ lao công đi làm cùng chồng đến trưa.
Anh Hòa nói: “Nhiều đêm thiếu ngủ, Sự phải dựa vào vai tôi hoặc ra thùng xe rác ngủ tạm. Chợp mắt một lúc, Sự lại cùng tôi làm việc. Lúc đầu, tôi thấy vợ như vậy thì xót, không muốn cô ấy đi hát nữa. Thế nhưng, Sự nói đó là đam mê, mà cô ấy cũng có năng khiếu nên tôi không cản nữa”.
Cơ duyên nữ lao công bước vào nghề hát cũng thật bình dị. Lần đó, nhạc sĩ Hồng Xương Long ra bài hát mới. Chị Sự thấy bài này hay nên hát thử rồi gửi tin nhắn cho anh Long và bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Không ngờ, nam nhạc sĩ thấy chị Sự hát hay nên cho phép thu âm, làm MV bài hát đó. “Khi đăng tải bài hát lên YouTube, lượt xem tăng quá trời, tôi mừng lắm. Từ đó, tôi có động lực ra thêm một số sản phẩm và đi hát phòng trà, tham gia cuộc thi Giọng ca vàng Bolero”, chị Sự cho biết.
Nữ lao công hi vọng đam mê ca hát và công việc gom rác sẽ mang đến thu nhập ổn định cho gia đình. Chị ước có tiền mua được một ngôi nhà và thực hiện ước mơ về thăm mẹ già sau nhiều năm xa cách.
"> -
Sáng nay (28/5), Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có những phát ngôn chính thức về việc nữ sinh T.D tố bị anh rể bạo hành trong thời gian dài.Diễn biến vụ MC truyền hình bị tố bạo hành em vợ: Nữ sinh lên tiếng"> Trường Amsterdam lên tiếng vụ nữ sinh tố bị MC truyền hình bạo hành