Almera hiện có 2 phiên bản gồm CVT và Almera CVT cao cấp cùng giá niêm yết tương ứng là 595 triệu và 539 triệu đồng. Nhờ ưu đãi phí trước bạ 0 đồng từ chính hãng, khách mua xe Nissan Almera trong tháng 3 sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lăn bánh từ 53,9 - 71,4 triệu đồng, tùy phiên bản và khu vực.
Cả ba phiên bản của dòng bán tải Nissan Navara là Navara EL 2WD, VL 4WD và Pro-4X nhờ ưu đãi 100% phí trước bạ trong tháng này, giúp khách mua xe Nissan Navara tiết kiệm được khoản lăn bánh từ 56,7 - 69,8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, một số đại lý còn thông báo giảm tiền mặt đến 65 triệu đồng cho phiên bản EL 2WD, và giảm 120 triệu đồng cho phiên bản VL 4WD và Pro-4X. Chính sách này áp dụng cho xe sản xuất 2022.
Như vậy, giá bán của 3 phiên bản EL 2WD, VL 4WD và Pro-4X đời 2022 lần lượt về mức 634 triệu đồng, 825 triệu đồng và 850 triệu đồng. Đây là mức giá thấp nhất của Nissan Navara kể từ khi ra mắt phiên bản động cơ mới tại thị trường Việt Nam từ tháng 7/2022.
Ngoài Nissan, đầu tháng 4, một số mẫu xe Hyundai như Tucson, Creta, Stargazer, Hyundai SantaFe cũng có mức giảm mạnh áp dụng cho xe 2022 còn tồn kho.
Cụ thể, Hyundai SantaFe 2022 đang được áp dụng mức ưu đãi từ 100-160 triệu đồng. Với mức giảm này, giá Hyundai Santa Fe tại các đại lý chỉ còn khoảng 1,215 - 1,295 tỷ đồng. Ngoài giảm giá xe, khách mua còn được tặng thêm phụ kiện.
Thực tế, mức giảm giá trên đã được áp dụng từ tháng 2. Các đại lý cho biết, xe sản xuất 2022 không khác biệt về tính năng hay trang bị, nhưng giá bán sẽ rẻ hơn xe sản xuất năm 2023.
Hiện tại, giá niêm yết của Hyundai Stargazer đời 2022 đang là 575-685 triệu đồng, giảm sâu đến 90-100 triệu đồng, trở thành mẫu MPV cỡ nhỏ có giá bán rẻ nhất phân khúc.
Hyundai Creta phiên bản tiêu chuẩn sản xuất trong năm 2022 hiện đang nhận được ưu đãi giảm từ 50 - 65 triệu đồng, xuống còn từ 575 - 590 triệu đồng. Phiên bản đặc biệt VIN 2022 được chào bán với mức ưu đãi lên tới 70 triệu, xuống còn 620 triệu đồng.
Một số đại lý đang giảm giá 55 triệu cho Hyundai Tucson 2022 bản xăng đặc biệt, giá sau giảm còn 900 triệu. Riêng bản dầu đặc biệt giảm 65 triệu, xuống chỉ còn 995 triệu đồng.
Nhằm "dọn kho', nhiều đại lý Toyota đang chào bán những chiếc Corolla Cross 2022 với mức giảm lên tới 65 triệu đồng cho bản G tiêu chuẩn, đưa giá xuống còn 690 triệu đồng. Phiên bản V tầm trung cũng được giảm 50 triệu với giá bán thực tế chỉ còn 810 triệu đồng, còn bản HEV (hybrid) đã hết hàng tại nhiều đại lý.
Đối với xe VIN 2023, một số đại lý cũng đang có chương trình khuyến mãi nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, chủ yếu là hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ và tặng kèm một số quà tặng phụ kiện chính hãng.
Honda City hiện đang có mức giảm tới 70 triệu đồng đối với 2 phiên bản L và RS. Các đại lý Honda cho biết, đây là đợt giảm kỷ lục của Honda City tại thị trường Việt Nam. Sau khi giảm, giá bán hai phiên bản này lần lượt là 499 triệu đồng và 529 triệu đồng. Đáng chú ý, đây đều là xe số VIN 2023 chứ không phải hàng tồn kho.
Mẫu sedan hạng C là MG5 bản tiêu chuẩn đang nhận ưu đãi 100% phí trước bạ cho cả hai phiên bản STD và Lux. Như vậy, khách hàng sẽ tiết kiệm được khoản tiền 52-58 triệu đồng và chi phí lăn bánh của MG5 STD ở thời điểm hiện tại chỉ ngang ngửa với Kia Morning GT-Line và X-Line.
Trước đó vào thời điểm cuối tháng 3, như VietNamNet đưa tin, một số mẫu xe ô tô nhập khẩu đã giảm "sốc" chạm đáy như Subaru Forester 2022 “rớt” hơn 300 triệu; Volkswagen Teramont, Virtus và T-Cross giảm hơn 200 triệu; Honda Accord giảm giá 140 triệu đồng...
Sức mua yếu, hàng tồn kho nhiều đã đẩy các hãng xe và đại lý bán lẻ vào tình huống buộc phải giảm giá mạnh nhằm kích cầu người mua. Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường xe quý II khó có thể bứt phá khi người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu. Dự đoán thời gian tới, giá xe có thể sẽ giảm sâu hơn nữa.
Bạn đang có băn khoăn gì về xe cộ? Hãy gửi câu hỏi, hoặc bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![]() |
Khách sạn Tre Xanh, thuộc Công ty Cổ phần Gia Lai CTC, một trong số doanh nghiệp trục lợi tiền tỷ từ việc cho thuê lại đất công giá rẻ. |
Cụ thể, 6 doanh nghiệp bị Kiểm toán Nhà nước khu vực XII chỉ đích danh đã được UBND tỉnh Gia Lai cho thuê đất hàng năm với giá rẻ để sản xuất, kinh doanh nhưng đã cho thuê lại đất với giá cao, thu lợi hàng tỷ đồng, bao gồm: Công ty Cổ phần Du lịch Gia Lai (4 vị trí, thu lợi 4,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai (5 vị trí, thu lợi 2,7 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Gia Lai CTC (4 vị trí, thu lợi hơn 1,1 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Xây dựng và Xây lắp điện Gia Lai (1 vị trí, thu lợi, 1,3 tỷ đồng); Công ty Cổ phần thương mại Ia Grai (2 vị trí, thu lợi hơn 1,9 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Thương mại Gia Lai (2 vị trí, thu lợi hơn 1,2 tỷ đồng).
Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp trong số này là Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi, Công ty Cổ phần Thương mại Gia Lai sử dụng giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh, liên kết.
Nhằm xử lý thực trạng này theo đề nghị của cơ quan kiểm toán, UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với một số ngành thực hiện kiểm tra, kiến nghị xử lý.
Kết quả tại báo cáo số 275/BC-STNMT của Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai khẳng định, việc các doanh nghiệp này cho thuê lại đất công chưa phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản. Theo luật hiện hành, hành vi này có thể bị xử phạt từ 250 - 300 triệu đồng, kèm hình phạt bổ sung là đình chỉ kinh doanh 12 tháng đối với doanh nghiệp. Nhưng không quy định việc thu hồi số tiền doanh nghiệp đã trục lợi.
Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh giá đất và hệ số K phù hợp với thị trường (từ 1% trước đó lên 3%). Đối với hành vi sử dụng quyền sử dụng đất thuê để góp vốn, liên kết, liên doanh là trái quy định tại Luật Đất đai nên các hợp đồng này vô hiệu.
Tuy nhiên, Sở Tài nguyên Môi trường Gia Lai cho rằng, hiện nay chưa có quy định nào về việc xử phạt hành vi này nên không có cơ sở xử phạt, hoặc đưa ra biện pháp khắc phục đối với những khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được.
Quyết liệt tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý vấn đề này, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành văn bản số 2876/VP-KTTH ngày 27/8 vừa qua, giao các sở Tài chính, Tư pháp, Thanh tra địa phương kiểm tra lại nội dung báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường, đồng thời đề xuất phương án giải quyết trước 15/9 tới.
Trước đó, liên quan tới sự việc này, tại Báo cáo kiểm toán số 82/KV XII-TH, Kiểm toán Nhà nước khu vực số XII xác định, nguyên nhân chính của tình trạng các doanh nghiệp trục lợi hàng tỷ đồng từ việc thuê đất công giá rẻ tại Gia Lai xuất phát từ Quyết định 30/2016/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Gia Lai. Quyết định này quy định đơn giá thuê đất một năm tại thành phố Pleiku là 1%, tại các huyện, thị xã, thị trấn là 0,8%. Đây là cơ sở chính tạo ra mức giá thuê đất rẻ, giúp các doanh nghiệp trục lợi từ quỹ đất công của tỉnh./.
Theo Báo điện tử VOV
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI).
" alt=""/>Kiên quyết xử lý 6 DN trục lợi tiền tỷ nhờ thuê đất công giá rẻCác công ty viễn thông Hàn Quốc lên kế hoạch thương mại hóa mạng 5G trong băng tần sóng milimet
Các công ty viễn thông địa phương, với sự hậu thuẫn của chính phủ, đang lên kế hoạch triển khai công nghệ 5G trong băng tần mới đồng thời mở rộng cơ sở hạ tầng trong băng tần 3,5 GHz hiện có.
Theo kế hoạch được công bố vào năm 2018 của Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc thì 3 công ty viễn thông lớn của Hàn Quốc sẽ phải lắp đặt khoảng 45.000 trạm gốc 5G vào năm 2021.
Liên quan đến vấn đề phát triển trạm gốc 5G, một quan chức của một công ty viễn thông cho biết: “Các trạm gốc 5G sử dụng băng tần sóng mmWave sẽ được lắp đặt tại các khu vực có nhu cầu xử lý lưu lượng dữ liệu cao và trọng tâm ban đầu sẽ tập trung vào lĩnh vực doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), rất có thể là trong các nhà máy thông minh”.
Các công ty cũng có kế hoạch dùng thử các mô-đun 5G hoặc thiết bị di động để phục vụ cho các điểm nóng, tập trung lưu lượng dữ liệu lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hoàn thành các kế hoạch đầu tư cho khu vực doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bổ sung là một vấn đề lớn.
Không giống như Nhật Bản và Mỹ, Hàn Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng 5G với các trạm gốc hỗ trợ băng tần 3,5 GHz. Do vậy, để triển khai mạng 5G trong băng tần mới (băng tần mmWave) thì cần nhiều trạm gốc được lắp đặt trên toàn quốc.
Việc lắp đặt các trạm gốc 5G trong băng tần mmWave có thể rất tốn kém vì chúng chỉ phủ sóng trong một phạm vi nhỏ hơn so với các băng tần thấp (chẳng hạn như băng 3,5 GHz). Các tín hiệu 5G trong băng tần mmWave này không thể truyền đi xa như băng tần 3,5 GHz, có nghĩa là các công ty viễn thông sẽ phải lắp đặt thêm các trạm gốc để có vùng phủ sóng tương đương.
So với các trạm gốc của mạng 4G LTE hiện có, trạm gốc 5G sử dụng băng tần mmWave phủ sóng một khu vực địa lý nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng 1/4 vùng phủ sóng của trạm gốc 4G LTE.
Do vấn đề về chi phí nên việc triển khai mạng 5G cho các thiết bị thông minh cá nhân có thể sẽ bắt đầu trong năm 2021 hoặc 2022.
“Hiện tại chúng tôi đang lên kế hoạch đưa mạng 5G băng tần 28 GHz vào lĩnh vực B2B trong năm nay. Nhưng đối với lĩnh vực B2C, công ty vẫn đang xem xét các lựa chọn khác nhau”, một quan chức của nhà mạng SK Telecom cho biết.
Để thương mại hóa mạng 5G trong băng tần mmWave (băng 28 GHz), các công ty viễn thông địa phương cũng cần phối hợp với các ngành công nghiệp liên quan. Vì tại Hàn Quốc, hiện tại chưa có dòng điện thoại thông minh nào hỗ trợ mạng 5G trong băng tần 28 GHz.
Theo kế hoạch, dự kiến vào nửa cuối năm nay Samsung sẽ ra mắt dòng sản phẩm Galaxy Note 20. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ hỗ trợ băng tần 28 GHz.
Phan Văn Hòa (theo Koreaherald)
Ngày 14/4, Công ty sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông hàng đầu Hàn Quốc Samsung Electronics tuyên bố đã đạt được tốc độ 5G nhanh nhất trong ngành công nghiệp trong một cuộc thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.
" alt=""/>Hàn Quốc lên kế hoạch thương mại hóa mạng 5G tốc độ cực cao