Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Kèo vàng bóng đá nữ Chelsea vs nữ Man City, 03h00 ngày 28/3: Tạm biệt The Blues
Thăm dò triển vọng ngành sư phạm, câu hỏi đến từ một thí sinh Bắc Giang: “Ngành giáo dục ngày càng bê bối, đi xuống, liệu rằng sẽ có tiến triển tốt hơn trong tương lai và với những học sinh đam mê theo ngành sư phạm thì đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp có giảm?
Câu hỏi của thí sinh Bắc Giang khiến cả khu vực tư vấn xôn xao và cũng khiến đại diện Bộ GD-ĐT khá sốc, nhưng TS Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) vẫn thẳng thắn trả lời:
"Căn cứ vào đâu để em nói ngành giáo dục ngày càng bê bối? Tôi đánh giá học sinh dám nói trực tiếp đến nội dung này thể hiện em quan tâm đến các vấn đề xã hội và thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Tuy nhiên, phải khẳng định nhận định ở câu hỏi này xuất phát từ góc độ các em chưa đủ thông tin".
Theo bà Phụng, nếu nói ngành giáo dục ngày càng bê bối thì đó là nhận định từ góc độ chưa đầy đủ thông tin.
Nếu tự đánh giá về thành tích giáo dục trong nước có thể bị cho là chủ quan, nhưng nhiều đánh giá quốc tế rất khách quan đã cho thấy giáo dục Việt Nam có nhiều thành tích đáng khích lệ.
“Trong năm 2018, Việt Nam được đánh giá là một trong hai quốc gia năng động và đổi mới giáo dục hiệu quả nhất châu Á (cùng với Trung Quốc). Ngoài ra, cũng năm 2018, Việt Nam đã có 2 đại học lọt vào top 1.000 đại học hàng đầu thế giới, 7 trường đại học lọt top 400 đại học tốt nhất châu Á. Như vậy, không thể nói mọi thứ của giáo dục Việt Nam đã hoàn toàn tốt, nhưng cũng không thể nói giáo dục Việt Nam ngày càng bê bối được. Tất cả những lao động hiện nay đều là sản phẩm chủ yếu của nền giáo dục trong nước”, bà Phụng nhấn mạnh.
Về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, theo bà Phụng, thống kê 2 năm qua từ các trường đại học cho tỷ lệ dao động khoảng 86-87%, riêng với ngành sư phạm thì tỉ lệ này khoảng 81%.
Dựa theo bản tin thị trường lao động hàng quý của Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê thì, số lượng người có trình độ đại học thất nghiệp ở khoảng 138.000 đến 230.000. So với hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thi tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm dao động trong khoảng 95-97%.
Các thí sinh dự buổi tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp. Riêng với ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT đã thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương ở các cấp và các môn học và trên cơ sở đó giao chỉ tiêu sư phạm cho các ngành. Như vậy, trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ các trường thống kê như hiện nay.
“Chúng tôi mong muốn và sẽ tìm mọi biện pháp để đảm bảo rằng riêng đối với ngành sư phạm thì có thể kế hoạch được và sinh viên sư phạm ra trường sẽ có việc làm cao hơn tỷ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”, bà Phụng cho rằng đó là những thông tin mà các thí sinh có thể yên tâm.
Những thông tin này được chia sẻ tại Ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2019 do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 17/3.
Thanh Hùng
Những kỷ lục chưa từng có ở các vụ bê bối thi THPT quốc gia 2018
Những sai phạm trong chấm thi THPT quốc gia 2018 được đánh giá là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi quốc gia. "Kỷ lục" không hề vui vẻ này còn kéo theo những kỷ lục khác trong cả quá trình phanh phui.
" alt="Phản ứng của đại diện Bộ GD" />YouTube vừa ra mắt phiên bản trả phí tại Việt Nam. Không chỉ vậy, người sở hữu tài khoản YouTube Premium còn có thể mở nhạc ngay cả khi điện thoại ở chế độ tắt màn hình. Họ cũng có thể tải xuống các đoạn video được đăng trên YouTube. Tuy nhiên, các thông số về lượt xem, lượt like và những ý kiến bình luận vẫn xuất hiện trên bản trả phí bởi đây được xem là những tính năng cốt lõi của ứng dụng này.
Người dùng có còn được xem YouTube miễn phí không?
Với những người dùng không muốn đăng ký gói dịch vụ YouTube Premium, họ vẫn có thể tiếp tục trải nghiệm phiên bản YouTube miễn phí, và có quảng cáo như thường lệ.
Cách đăng ký YouTube Premium?
Để sử dụng dịch vụ, người dùng cần truy cập vào đường dẫn Youtube.com/premiumhoặc truy cập tab “Mua YouTube Premium” trên ứng dụng YouTube di động.
Vì sao có người phải trả phí 105.000 đồng/tháng?
Hiện YouTube Premium đang cho người dùng Việt Nam đăng ký miễn phí tháng đầu tiên. Mức phí hàng tháng dành cho khách hàng cá nhân sau đó là 79.000 đồng/tháng. Với gói dành cho hộ gia đình, chi phí hàng tháng sẽ là 149.000 đồng.
Theo phản hồi của một số người dùng iPhone, thông báo trên ứng dụng YouTube cho biết họ sẽ phải trả mức phí 105.000 đồng/tháng cho YouTube Premium. Nguyên nhân của tình trạng này là do Google phải trả cho Apple 30% phí hoa hồng.
Người dùng iPhone sẽ phải mua với giá 105.000 đồng, đắt hơn người dùng Android. Để sử dụng dịch vụ YouTube Premium với giá rẻ hơn, người dùng iPhone không nên đăng ký trực tiếp trên app. Thay vào đó, người dùng cần truy cập vào đường dẫn Youtube.com/premiumđể đăng ký trực tiếp trên website của nền tảng này với giá chỉ 79.000 đồng.
Có thể mua YouTube Premium rẻ hơn được không?
Bên cạnh việc mua YouTube Premium theo cách chính thống qua kênh của YouTube, tại Việt Nam hiện nhiều người cũng đang rao bán tài khoản YouTube Premium đăng ký ở nước ngoài. Các tài khoản trôi nổi này thường có giá dao động trong khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng/tháng. Tuy vậy, dịch vụ trên mang đến nhiều rủi ro bởi người mua thường phải trả tiền trước. Việc mua các tài khoản dịch vụ online rất dễ khiến người dùng trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
" alt="Hướng dẫn mở tài khoản YouTube Premium giá rẻ nhất" />Top 3 người đẹp nhất cuộc thi. Nông Thúy Hằng đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022:
Ngôi vị tân Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 vinh danh thí sinh Nông Thuý Hằng đến từ dân tộc Tày. Cô từng tham dự Hoa hậu Thế giới Việt Nam và Hoa hậu Việt Nam nhưng không lọt top cao.
Danh hiệu Á hậu 2 thuộc về thí sinh Thạch Thu Thảo (SBD 254, dân tộc Khmer). Cô là Hoa khôi Nam Cần Thơ 2021, từng thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2021 nhưng dừng bước trước bán kết. Á hậu 1 gọi tên thí sinh Lương Thị Hoa Đan (SBD 354, dân tộc Kinh), từng thi Hoa hậu Việt Nam 2020 nhưng không lọt vào chung khảo.
Ở phần thi ứng xử thí sinh Nguyễn Hồng Diễm nhận câu hỏi từ giám khảo NTK Sỹ Hoàng: “Nếu trở thành Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022, em sẽ làm gì để phát huy và giữ gìn các giá trị văn hoá dân tộc?”. Hồng Diễm trả lời, cô vẫn sẽ tiếp tục học tập về văn hoá các dân tộc, đi khắp mọi miền Tổ quốc làm quen với những cô chú lớn tuổi để tìm hiểu vùng miền của họ; trò chuyện với bố mẹ để hiểu rõ hơn bản sắc dân tộc mình. Khi trở thành Hoa hậu, cô sẽ đại diện cho 54 dân tộc anh em.
Nguyễn Thảo Liên nhận câu hỏi về câu chuyện kể nói đến kỷ vật quê hương. Thảo Liên mang đến kỷ vật về ngôn ngữ. “Ngôn ngữ là bản sắc dân tộc. Tôi cảm ơn bố mẹ chăm sóc, yêu thương, dạy tôi ngôn ngữ dân tộc, cô nói.
Thí sinh Hoa Đan tự tin chào giám khảo và khán giả với phong thái tự tin, nhận câu hỏi: “Bạn biết ơn điều gì nhất trong cuộc sống?”. Cô nói biết ơn nhất hành trình này: hành trình của người con nhớ gia đình, một cô gái dân tộc Kinh mang theo hình ảnh gói bánh chưng của gia đình kể câu chuyện về bản sắc của 54 dân tộc tới toàn thế giới.
Nông Thuý Hằng nhận câu hỏi từ giám khảo Nguyễn Phi Vân: “Bạn mong mỏi thế giới trân trọng điều gì nhất ở con người Việt Nam?”. Thuý Hằng trả lời: “Tôi muốn cho bạn bè thế giới biết về một Việt Nam rất giàu: giàu bản sắc, giàu yêu thương và lòng nhân ái. Người Việt Nam thường được biết đến với hình ảnh những anh hùng bất khuất, hy sinh anh dũng về dân tộc. Nhưng hôm nay, tôi muốn cho thế giới biết Việt Nam có 54 dân tộc với 54 bản sắc văn hoá khác nhau”.
Thí sinh cuối cùng trong top 5 Thạch Thu Thảo gửi lời chào bằng tiếng Khmer trả lời câu hỏi từ giám khảo H’hen Niê: “Em đã được gì trong khoảng thời gian ở Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022?”. Cô cảm ơn BTC đã tạo ra cuộc thi để mình tham dự, học hỏi về bản sắc dân tộc, tìm kiếm và trau dồi kiến thức về 54 dân tộc để phát triển bản sắc dân tộc Việt Nam trường tồn.
Các giải phụ cuộc thi được trao: Người đẹp được yêu thích nhất - Vũ Thị Thảo Ly, Người đẹp Du lịch - Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Người đẹp Bản sắc - Đàng Thị Kim Lệ, Người đẹp Thời trang dân tộc - Thạch Thu Thảo, Người đẹp truyền cảm hứng: Hoàng Thị Lả, Người đẹp Truyền thông: Nguyễn Hồng Diễm, Người đẹp Ảnh - Đỗ Thị Hoà.
Đêm chung kết Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 diễn ra tối 16/7 tại TP.HCM với sự góp mặt của 2 giám khảo quốc tế: Hoa hậu Trái đất 2020 Lindsey Coffey và Hoa hậu Trái đất 2021 Destiny Evelyn Wagner.
Đêm chung kết mở màn với tiết mục múa của NSƯT Linh Nga và phần đồng diễn của 30 thí sinh trong các trang phục dân tộc khác nhau. Trên sân khấu hiện đại cùng nền nhạc lôi cuốn, các thí sinh trở thành điểm nhấn đặc biệt khi cuộc thi tôn vinh những vẻ đẹp dân tộc khác nhau trong những điệu múa đặc trưng của quê hương mình.
Sau phần công bố ban giám khảo của đêm chung kết, các thí sinh bước vào phần trình diễn áo dài với tiếng hát của ca sĩ Ali Hoàng Dương, ST Sơn Thạch và Dương Edward trong ca khúc Những đóa hoa nắng mai của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa.
MC Hoàng Oanh và Quang Bảo công bố Top 15 của cuộc thi, gồm các thí sinh Nguyễn Lan Anh, Vũ Thị Thảo Ly, Nguyễn Hồng Diễm, Đỗ Thị Hoà, Nguyễn Thảo Liên, Lương Thị Hoa Đan, Nguyễn Thị Trúc, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, H’ Cúc Ê Ban, Nguyễn Thị Trúc, Đỗ Thị Ngọc Châm, Nguyễn Trần Vân Đình, Nông Thúy Hằng, Nguyễn Vũ Hoàng Loan, Thạch Thu Thảo.
Thu Minh góp mặt đêm chung kết trình diễn với tiết mục liên khúc Bóng mây qua thềm, dẫn dắt các thí sinh bước vào phần thi áo tắm trong trang phục bikini hồng, xanh, đem đến những phần trình diễn nóng bỏng với năng lượng dồi dào.
Sau phần thi áo tắm, Top 10 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022 lộ diện gồm: Vũ Thị Thảo Ly (SBD 260, giải Thí sinh được yêu thích nhất), Nguyễn Lan Anh (SBD 161), Lâm Quế Phi (SBD 451), Nguyễn Hồng Diễm (SBD 174), Nguyễn Thảo Liên (SBD 372), Lương Thị Hoa Đan (SBD 354), H’ Cúc Ê Ban (SBD 182), Nguyễn Vũ Hoàng Lan (SBD 172), Nông Thuý Hằng (SBD 186), Thạch Thu Thảo (SBD 254).
Chương trình tiếp tục với phần trình diễn của Hoàng Thuỳ Linh trong ca khúc Kẽo cà kẽo kẹt, Kẻ cắp gặp bà giàcùng vũ đạo lôi cuốn. Top 10 khoe vẻ kiêu sa trong trang phục dạ hội lộng lẫy đến từ NTK Minh Tuấn. Các trang phục dạ hội được thiết kế ôm dáng, cắt xẻ để tôn hình thể quyến rũ của các thí sinh.
Nhiều gương mặt từng có kinh nghiệm tại các cuộc thi nhan sắc trước đó tiếp tục cho thấy bản lĩnh sân khấu như: Lâm Quế Phi (dân tộc Hoa), Thạch Thu Thảo (dân tộc Chăm).
Ban Giải trí
" alt="Nông Thúy Hằng đăng quang Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022" />
Ảnh: Hoà Phạm, Thanh Tùng, BTCUBND TP.HCM quy định, học sinh trong độ tuổi quy định đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Đức và quận, huyện nào thì được vào học lớp 6 các loại hình trường trên địa bàn đó.
Đảm bảo 100% chỗ học cho học sinh trong độ tuổi quy định đang cư trú trên địa bàn, đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học được vào học lớp 6 theo tuyến do Ban Chỉ đạo tuyển sinh thành phố Thủ Đức và các quận, huyện quy định.
Thực hiện xét tuyển ở các trường THCS, riêng Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa kết hợp xét tuyển và khảo sát năng lực.
Tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên và dân cư của mỗi địa phương, trên cơ sở tham mưu của Phòng GD-ĐT, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường theo yêu cầu và nguyên tắc tuyển sinh, trong đó sĩ số học sinh/lớp không vượt quá 45 học sinh/lớp.
Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh từ ngày 15/6 và công bố đồng loạt vào ngày 15/7.
Riêng việc tuyển sinh vào lớp 6 tăng cường ngoại ngữ như sau:
Đối với Tiếng Anh,tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, thực hiện tiếp nhận học sinh đã được công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm toàn năm từng kỹ năng từ 6.0 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ đạt trình độ A2 trở lên theo khung CEFR hoặc chứng chỉ Cambridge Flyer đạt từ 10/15 khiên trở lên hoặc TOEFL Primary Step 2 đạt từ 3/5 huy hiệu trở lên hoặc cấp độ Quickmarch của PTE Young Learners đạt Pass từ 3/5 sao trở lên hoặc là học sinh học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp tiểu học có điểm trung bình môn tiếng Anh tích hợp lớp 5 từ 6.0 trở lên.
TP.HCM xử lý nghiêm giáo viên ép học sinh học thêm, yêu cầu không chạy theo thành tích Tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa,xét tuyển những học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên của năm học lớp 5. Ngoài ra, học sinh phải thực hiện bài khảo sát năng lực trong 90 phút. Thời gian khảo sát ngày 12/6.
Nếu không trúng tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, học sinh vẫn được xét tuyển vào lớp 6 theo quy định.
Đối với Tiếng Pháp, học sinh lớp 5 đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm mỗi môn tiếng Việt và Toán đạt từ 8 điểm trở lên của năm học lớp 5 và có điểm trung bình của các môn tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp từ 6 điểm trở lên được chuyển thẳng vào các lớp 6 tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp (lộ trình A). Học sinh đạt điểm trung bình dưới 6 điểm có thể theo học chương trình tăng cường tiếng Pháp hoặc có thể theo học chương trình tiếng nước ngoài hiện hành.
Đối với Tiếng Trung, đối tượng tuyển là học sinh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học và đã được công nhận đạt yêu cầu cấp tiểu học của chương trình.
Đối với Tiếng Nhật(Ngoại ngữ 1), lớp 6 tiếng Nhật (Ngoại ngữ 1) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào các lớp 6 tiếng Nhật được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Đức, lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3 và Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản, Quận 1.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Đức (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với Tiếng Hàn, lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được tổ chức tại Trường Trung học cơ sở Hoa Lư và Trường Trung học cơ sở Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 tiếng Hàn (Ngoại ngữ 2) được thực hiện trong số học sinh đã có danh sách vào học lớp 6 của trường.
Đối với các loại hình lớp học tăng cường Ngoại ngữ ở trung học cơ sở, hằng năm, Hội đồng trường có trách nhiệm xem xét đưa ra khỏi loại hình này các học sinh không theo kịp chương trình và tổ chức khảo sát tuyển bổ sung nhưng phải bảo đảm sĩ số không vượt quá theo quy định.
Việc tuyển sinh chương trình tích hợp
UBND TP quy định tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện có trường tiểu học thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp phải có trường trung học cơ sở thực hiện Chương trình Tiếng Anh tích hợp để đảm bảo tính liên thông của chương trình.
Tổ chức thực hiện tại những trường đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập theo Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm cho các lớp Chương trình Tiếng Anh tích hợp theo quy định của Sở GD-ĐT.
Sĩ số học sinh/lớp ở chương trình tích hợp không quá 35 học sinh/lớp.
Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học theo Chương trình Tiếng Anh tích hợp hoặc học sinh hoàn thành chương trình tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đủ năng lực tiếng Anh thỏa một trong các điều kiện như sau thì được dự tuyển:
Theo hệ thống Pearson English, học sinh phải có chứng chỉ PTE cấp độ Quickmarch (Pass - số sao tối thiểu 3/5 sao).
Theo hệ thống Cambridge English, học sinh phải có chứng chỉ Flyer (số khiên tối thiểu 12/15 khiên).
Theo hệ thống ETS: học sinh phải có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 với số huy hiệu tối thiểu là 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2, 3 badges).
Học sinh phải được đánh giá đạt bài khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của chương trình (Placement test).
Riêng Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, Trường THPT Chuyên năng khiếu thể dục thể thao Bình Chánh, tuyển các bộ môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, võ thuật, cầu lông, bơi lội.
Học sinh điều kiện xét tuyển là học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học và có đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 6, đạt giải thể dục thể thao cấp quận, thành phố.
Hai trường này sẽ nhận hồ sơ xét tuyển tại trường từ ngày 1/6 đến ngày 30/6.
Minh Anh
Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 tại TP.HCM
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp: mầm non, lớp 1 tuyển sinh lớp 6, tuyển sinh lớp 10 năm 2021.
" alt="Những thay đổi trong tuyển sinh lớp 6 ở TP.HCM" />Hoa hậu là một gameshow về nhan sắc mà thôi! Các anh các chị có bao giờ tính, mỗi năm các đài truyền hình sản xuất bao nhiêu gameshow, chương trình truyền hình thực tế? Các bạn có bao giờ đếm 63 tỉnh thành trên cả nước có bao nhiêu cuộc thi thể hình, bơi lội, bóng đá, cầu lông thường niên? Chắc chắn là chẳng bao giờ rồi! Vậy tại sao các anh chị phải đong đếm số lượng cuộc thi nhan sắc?
Có bao giờ chúng ta kỳ vọng quán quân ở các gameshow, nhà vô địch của các chương trình truyền hình thực tế sẽ thay đổi thế giới? Có khi nào các bạn kỳ vọng người về nhất cuộc thi bơi lội, người giành huy chương vàng sân chơi cầu lông sẽ giúp triệu người dân cả nước thêm đam mê môn thể thao này? Chắn chắn là không rồi! Đơn giản bởi mỗi người một sở thích, một sức khoẻ nên sẽ phù hợp với một môn thể thao khác nhau.
Trước câu hỏi liệu có phải đang “loạn hoa hậu không”, ông Nguyễn Quang Vinh, nguyên quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD), đã phát biểu thẳng thắn: “Điều đó là bình thường, không đáng lo ngại bởi đây chỉ là một hoạt động giải trí đơn thuần. Mọi người càng quan tâm đến hoa hậu thì các công ty giải trí càng muốn tổ chức thi hoa hậu, như quy luật có cầu ắt có cung, và đó là quyền của thị trường, chúng ta không thể áp đặt bắt họ dừng việc kinh doanh của họ.
Khi chúng ta trả hoạt động này về cho xã hội tự vận hành theo đúng quy định của pháp luật thì cuộc thi nào có chất lượng sẽ tồn tại, còn cuộc thi nào tổ chức không tốt, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm và chắc chắn sẽ không mấy ai nhớ đến cuộc thi đó và họ sẽ phải ngừng thôi. Chúng ta muốn phát triển kinh tế thị trường nhưng lại đòi duy trì tư duy quản lý bao cấp và việc trói buộc tự do kinh doanh đúng pháp luật là điều mâu thuẫn".
Ông Vinh nói chẳng sai! Có cung thì ắt có cầu. Một ví dụ khá rõ ràng nằm ở lĩnh vực ca nhạc. Để lên ngôi “diva”, Thanh Lam, Mỹ Linh… đã phải rèn giũa trên giảng đường biết bao năm, luyện thanh không kể ngày đêm. Nhưng hôm nay, hàng loạt chương trình mà tôi chẳng muốn kể tên đã đưa biết bao người - thuộc đủ mọi ngành nghề, lứa tuổi và chưa qua trường lớp âm nhạc nào - trở thành ca sĩ. Không ngoa khi nói “thời nay, cứ cầm mic lên là thành ca sĩ”. Danh xưng ca sĩ chẳng còn có ý nghĩa như xưa nữa. Nhưng giữa hàng ngàn người cầm mic ấy, chúng ta có quyền lựa chọn để nghe người hát mình yêu thích. Khi ấy trong lòng ta, người đó mới thực sự là diva, divo!
Quay lại câu chuyện hoa hậu, nếu ở thế hệ đàn anh đàn chị hay xa hơn là cha mẹ chúng tôi, 20-30 năm trước thì chắc chắn câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều cuộc thi hoa hậu?” sẽ được đặt ra. Câu hỏi đó đơn giản xuất phát từ sự so sánh những Hoa hậu Việt Nam Diệu Hoa, Bùi Bích Phương… với các nàng hậu bây giờ. Nhưng mỗi thời đại lại có một lối sống, một nếp nghĩ khác nhau. Hơn nữa, so sánh chỉ là so sánh mà thôi, chẳng bao giờ có sự đồng thuận tuyệt đối đâu!
Cứ hỏi những bạn trẻ 9X đời cuối hay lứa 2K xem, tôi tin các em, các cháu ấy chẳng quan tâm có bao nhiêu cuộc thi hoa hậu, bao nhiêu danh xưng người đẹp. Tất cả với họ, đơn giản chỉ như một gameshow mà thôi. Sau 25 hay 35 và thậm chí 45, 55… cuộc thi mỗi năm sẽ có rất nhiều hoa hậu, á hậu nhưng ai là hoa hậu trong lòng tôi, trong lòng bạn thì mỗi người có một lựa chọn riêng.
Ấy là chưa kể, mây tầng nào thì đi cùng gió tầng ấy! Các cuộc thi “mì ăn liền” gắn liền với tính thương mại, chỉ “tốt nước sơn” mà không “tốt gỗ” thì sẽ sớm bị đào thải. Nói một cách lạc quan hơn, các cuộc thi này còn non trẻ lắm, hãy cho nó một cơ hội đi. Biết đâu có nhiều điểm tốt chúng ta chưa nhận ra. Chưa kể việc sáng tạo trong cách tổ chức cũng là điều những người làm lâu năm cần học tập để thay đổi.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi hay những người cùng quan điểm tán thành việc tổ chức tràn lan các cuộc thi nhan sắc, để “phấn mốc bốc phét với vôi tôi”. Nhưng những người đẹp không được công nhận, tôn vinh một cách chính thống, hoặc những mỹ nhân còn nhiều thiếu sót chính tấm gương sáng để đại diện của Việt Nam soi mình trong đó.
Thanh Nga (Đặng Thai Mai - Hà Nội)
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
" alt="Sắc đẹp là một tài năng, Hoa hậu chỉ là gameshow… sao phải “căng”?" />Trên trang cá nhân, Á hậu Nguyễn Thị Loan mới chia sẻ bộ hình diện bikini đen khoe đường cong hút mắt và vóc dáng săn chắc, không chút mỡ thừa. Với chiều cao 1,75 m cùng số đo 3 vòng chuẩn, Á hậu Nguyễn Thị Loan khoe đôi chân thon dài nhận về nhiều lời khen ngợi. Cô đạt danh hiệu Người đẹp biển trong cuộc thi hoa hậu trước đó. Vì vậy, mỗi khi diện bikini, Nguyễn Thị Loan vô cùng sexy. Với làn da nâu săn chắc cùng gương mặt đẹp, Nguyễn Thị Loan để lại dấu ấn nhiều trong lòng người hâm mộ. "Body và gương mặt đẹp quá", "Tạo hình vừa hiện đại vừa sexy", "Đẹp mê hồn chị ơi"... là những bình luận khán giả dành cho Á hậu Nguyễn Thị Loan trong bộ hình mới này của cô. Người đẹp không ngại tạo dáng vô cùng sexy, "đốt mắt" người nhìn. Một bức hình vô cùng thần thái của Nguyễn Thị Loan. Đường cong hiếm có không phải mỹ nhân nào cũng có được của Nguyễn Thị Loan. Người đẹp đến từ Thái Bình ngày càng thăng hạng về nhan sắc. Không chỉ sở hữu body đẹp, gương mặt Nguyễn Thị Loan ngày càng đẹp và thần thái. Dù mới lấn sân lĩnh vực phim ảnh nhưng vai diễn của Lan Thỏ trong 'Bão ngầm' nhận được nhiều ý kiến tích cực. Hà Lan
Ảnh: NVCC
" alt="Lan Thỏ 'Bão ngầm' diện áo tắm táo bạo khoe đường cong đẹp mắt" />Á hậu Nguyễn Thị Loan tiết lộ hậu trường đáng nhớ phim 'Bão ngầm'Xem ngay
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
- ·Lịch thi, cách tính điểm thi vào lớp 10 2021 ở TP.HCM
- ·Doanh nghiệp Việt chuyển mình trong nền kinh tế dữ liệu
- ·Hoa khôi Nam Bộ 2022 sẽ có một Hoa khôi và bốn Á khôi
- ·Nhận định, soi kèo nữ Besiktas vs nữ Fenerbahce, 18h00 ngày 27/3: Cửa trên đáng tin
- ·Mẹ tìm thấy con trai sau 32 năm bị bắt cóc
- ·Từ trường Nguyễn Đình Chiểu tới ĐH nổi tiếng thế giới
- ·Người đàn ông tử vong vì bệnh dại sau 4 tháng bị chó cắn
- ·Nhận định, soi kèo Hakkarigucu Nữ vs Bornova Hitab Nữ, 16h00 ngày 27/3: Tiếp tục bất bại
- ·Dự án bán đảo hồ Đống Đa: Tự ý thay đổi thì mục đích gì cũng sai
Thông tin vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bích Hoàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết, đã tiến hành kiểm điểm cô giáo H. sau khi có kết luận kiểm tra từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Trước thông tin này, ngày 10/4, cô giáo Th. môt giáo viên lâu năm dạy học ở thị xã La Gi cho biết: “Chúng tôi cũng nghe thông tin như vậy, nhưng đến hôm nay trong ngành giáo dục ở địa phương vẫn chưa nhận được thông báo của Sở. Hiện. cô giáo H. vẫn làm công tác giám thị”.
Nói thêm về vấn đề này, cô giáo Th. cho hay, vụ việc cô giáo H. gây búc xúc cho giáo viên ở địa phương. Giáo viên ở trường muốn cô giáo H. nên chuyển đi trường khác, nhưng các trường khác cũng không muốn nhận về. Tính cô giáo H. thì ai cũng đã biết trước đó khi cô quá thân mật với học trò. Đến nay người dân ở địa phương vẫn chưa hết bàn tán, những giáo viên nữ rất ngại khi nghe người dân nói nhiều về sự việc này.
Trước đó, sau khi cô giáo P.T.V.H. ở thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bị chồng tố quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10, các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đã xác minh làm rõ vụ việc.
Chiều ngày 19/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cùng với sự tham dự của đại diện Sở GD-ĐT, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về sự việc.
Kết luận của Tỉnh ủy nêu rõ: "Cô giáo H. và nam sinh lớp 10 có quen biết nhau, có yêu đương, thường xuyên nhắn tin cho nhau, quan tâm trên mức bình thường. Cô giáo và học sinh có đi vào nhà nghỉ, nhưng không có cơ sở chứng minh quan hệ tình dục. Không có cơ sở để nói chồng dựng chuyện vu khống. Cô đã vi phạm đạo đức nhà giáo".
Do vậy, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Thuận đã xử lý cô giáo H. về vấn đề đạo đức nhà giáo.
Theo Mạnh Thắng/ Báo Tiền phong
Bình Thuận thông tin về vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh
Cơ quan công an xác định cô giáo ở thị xã Lagi có quan hệ trên mức tình cảm và có đi vào nhà nghỉ với học trò.
" alt="Kiểm điểm cô giáo Bình Thuận vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10" />Hình thức, chưa thực chất và nặng thành tích khiến giáo viên áp lực là tồn tại được lãnh đạo nhiều trường, địa phương thẳng thắn nhìn nhận và cho rằng cần có giải pháp tháo gỡ.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, cùng 1 cuộc thi nhưng kết quả xấu hay tốt là do người tổ chức và cách làm. “Cái gì bất ổn thì sửa và không phải ở đâu cũng diễn ra theo chiều tiêu cực”, cô Nhiếp nói.
Đồng quan điểm, cô Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho rằng để không còn chuyện diễn, hay phát sinh tiêu cực, cách tổ chức ít nhất không để các giáo viên dự thi dạy chính học sinh của trường mình và phải bốc thăm tiết dạy theo phân phối chương trình.
Ông Thái Huy Vinh, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho rằng việc tuyển chọn, tôn vinh giáo viên dạy giỏi các cấp là cần thiết, bởi nhằm xây dựng phong trào thi đua dạy tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn làm thế nào để việc dạy học trở nên thực chất, không sa vào thành tích.
“Cơ bản cuối cùng là giáo viên giỏi cấp nào đi chăng nữa đều cần phải thể hiện được mình ở cơ sở và thực tiễn. Hiện nay vẫn có hiện tượng khi đi thi giáo viên giỏi thì đạt thành tích cao nhưng về trường thì chất lượng dạy học không tương xứng. Một bộ phận không nhỏ giáo viên được công nhận đến giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhưng thực sự chưa xứng đáng ở các cơ sở giáo dục”, ông Vinh nêu thực tế.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng Về hình thức thi, theo ông Vinh cần tiến hành nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng là để cơ sở chủ động suy tôn, không đối phó và vì thành tích.
“Có thể chỉ cần đưa ra một số tiêu chí, ở dưới cơ sở thấy đủ điều kiện thì tự công nhận, suy tôn. Chứ lên các cấp trên thì bài giảng của giáo viên đã được nhiều người góp ý, phải nói là “như tráng một lớp men” lên rồi nên không còn nhiều ý nghĩa. Chưa kể một bài thi thực sự cũng không thể nói hết khả năng giáo viên”.
Ngoài ra, ông Vinh cũng cho rằng không nên lấy tiêu chí về số giáo viên dạy giỏi để làm cơ sở đánh giá các trường, các phòng GD-ĐT. “Nên dừng lại ở danh hiệu cá nhân là chính và đừng gắn chuyện giáo viên giỏi vào thành tích thi đua của các tập thể”, ông Vinh nói.
Cần thay đổi từ tư duy của người quản lý
Theo ông Vinh, để làm được điều này, cách nhìn nhận, tư duy của các lãnh đạo các trường, phòng giáo dục địa phương cũng cần phải thay đổi.
“Cần thay đổi để động viên, thu hút những người giỏi thật sự muốn tham gia. Từ đó giáo viên dạy giỏi và giáo viên giỏi là sự đồng nhất với nhau. Tôi biết nhiều giáo viên rất giỏi nhưng không trong danh sách giáo viên dạy giỏi các cấp bởi họ không tham gia”, ông Vinh tâm sự.
Theo ông Vinh, thậm chí cách công nhận giáo viên dạy giỏi cũng không cần phải qua thi mà có thể đề ra những tiêu chuẩn và để các trường tự suy tôn.
“Tuy nhiên, Thông tư 21 hiện nay của Bộ GD-ĐT đang có hiệu lực đòi hỏi giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm, 2 tiết kiểm tra về năng lực và có 2 tiết dạy được đánh giá tốt”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho rằng cần phải tổ chức thi thực chất, tránh phô trương, hình thức.
Theo ông Tường, trên thực tế, cá biệt có một số cơ sở giáo dục còn thiếu chặt chẽ, hình thức, không thực chất gây bức xúc trong xã hội.
“Cụ thể, khâu tổ chức thi các cấp còn chưa đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu của hội thi; tiết dạy còn hình thức và việc đánh giá giờ dạy còn chưa đúng khi mang nhiều tính chủ quan, bệnh thành tích”, ông Tường nêu thực tế địa phương.
Ông Tường cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập còn tồn tại: “Thông tư 21 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ Hội thi có những điều, khoản không còn phù hợp như điều kiện tham dự. Cụ thể, muốn được dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường; phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt yêu cầu quy định. Bất cập nhất là về tổ chức và đánh giá các nội dung thi, sử dụng kết quả thi. Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện còn hình thức, nặng về thành tích”.
Điều mà ông Tường cho là khó gỡ nhất trong các bất cập đó là tâm lý nặng về thành tích của chính các lãnh đạo và giáo viên một số cơ sở giáo dục. Do đó cách nhìn nhận về hội thi của lãnh đạo các cấp cũng cần thay đổi.
“Cán bộ quản lý giáo dục các cấp cần phải thay đổi nhận thức về hội thi. Phải đưa việc tổ chức trở về đúng bản chất là hội thi với tinh thần học hỏi, chia sẻ và lan tỏa và thực sự giáo viên dạy giỏi các cấp phải là những điển hình tiển tiến, xứng đáng được suy tôn và góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục”, ông Tường nói.
Theo ông Tường, thay vì chỉ qua một vài tiết dạy, cần đánh giá trên nhiều phương diện như: quá trình công tác và sự cống hiến của thầy cô cho ngành giáo dục; đánh giá từ học sinh, phụ huynh, xã hội…
Ông Tường cũng kiến nghị sửa đổi Thông tư 21, trong đó bỏ thi giáo viên giỏi cấp trường; bỏ sáng kiến kinh nghiệm, điều chỉnh điều kiện dự thi, sử dụng kết quả hội thi. Việc đánh giá cần đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức. Không lấy kết quả thi giáo viên dạy giỏi làm tiêu chí để đánh giá thi đua của tập thể.
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tính toán giảm áp lực cho giáo viên bằng việc cắt giảm mạnh các hồ sơ, sổ sách không cần thiết; mạnh dạn bỏ bớt các tiêu chí thi đua gây áp lực cho giáo viên; xem xét, điều chỉnh, cắt giảm các hội thi, cuộc thi không thiết thực…
“Phải làm sao để các thầy cô được vinh danh thấy xứng đáng, cơ sở giáo dục thấy tự hào. Nếu bản thân chúng ta còn thấy vất vả thì xã hội sẽ không đồng tình”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Thanh Hùng
Thi giáo viên giỏi còn "diễn", có nên tiếp tục?
-Bộ Giáo dục vừa lên tiếng cần chấn chỉnh tình trạng "diễn" trong thi giáo viên giỏi. Nhiều giáo viên cho rằng những tiết thi "diễn" này đã và đang tồn tại nhiều năm qua.
" alt="Nhà quản lý sôi nổi góp ý xét chọn giáo viên giỏi" />Trẻ em trải nghiệm trò chơi Interland với hành trình phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số. (Ảnh đơn vị chủ trì dự án cung cấp) Theo đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, hiện nay, với nhiệm vụ chuyển đổi số ngành giáo dục, song song việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, một nhiệm vụ quan trọng là phát triển các kỹ năng an toàn trên mạng cho cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt, sau thời gian học sinh học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng càng cấp thiết.
Thống kê của đơn vị tổ chức chương trình cho thấy, trong hơn 1 năm dự án giáo dục "Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google" được triển khai tại Việt Nam, đã có 7.443 giáo viên tại 1.115 trường tiểu học ở 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái cùng các làng trẻ SOS trên toàn quốc được tập huấn giảng dạy trẻ kỹ năng sử dụng Internet an toàn và hiệu quả. Từ đó, đã có gần 1 triệu học sinh trên cả nước được hưởng lợi từ chương trình.
Theo một khảo sát của Google và Qualtrics về ý kiến của cha mẹ về sự an toàn trên mạng trong đầu năm 2022, cha mẹ Việt đã cảm thấy tích cực và tự tin hơn khi cùng gia đình sử dụng công nghệ so với năm ngoái với 81% cha mẹ tin tưởng rằng con họ sẽ trao đổi với họ khi gặp vấn đề trên mạng.
Bên cạnh đó, mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh là thói quen lành mạnh trên môi trường kỹ thuật số, quyền riêng tư - bảo mật và nội dung không phù hợp. Tuy nhiên, cứ 3 phụ huynh thì có 1 người cảm thấy con mình không hiểu rõ các vấn đề về sự an toàn trên mạng; độ tuổi trung bình của trẻ sở hữu điện thoại di động là 9, nhưng độ tuổi trung bình của trẻ được trò chuyện về sự an toàn trên mạng lại là 13, nghĩa là có 4 năm thiếu sự trao đổi về an toàn mạng với trẻ.
“Với sự phát triển của công nghệ, trẻ em sử dụng mạng Internet cho việc học và giải trí có thể sẽ phải đối mặt với nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay nhiều nguy cơ đáng quan ngại khác. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đó”, bà Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc C.F.C Việt Nam chia sẻ.
" alt="Gần 1 triệu học sinh hưởng lợi từ chương trình “Em an toàn hơn cùng Google”" />Những ngày qua, thông tin liên quan đến Thắng (tên đầy đủ Vũ Đinh Trọng Thắng), thành viên ban nhạc Ngọt gây xôn xao dư luận. Vụ việc bắt nguồn từ loạt ảnh chụp màn hình tin nhắn từ thành viên Bi Trố của ban nhạc Cát Lún. Qua loạt tin nhắn, Bi Trố tố một ca sĩ sống tệ bạc với vợ con và bạn bè.
Nam ca sĩ này thậm chí đòi tiền cấp dưỡng từ vợ cũ hoặc bỏ đói con suốt một ngày. Các tin nhắn trong bài đăng của Bi Trố được cho là của Nấm (vợ cũ của Thắng Ngọt). Điều đó làm dấy lên nghi vấn Thắng chính là ca sĩ bội bạc được nhắc đến. Sau đó, Bi Trố ẩn bài viết và Thắng cũng chưa lên tiếng về vụ việc.
" alt="Vợ cũ lên tiếng về bê bối của Thắng ban nhạc Ngọt" />Thắng giữ im lặng giữa những tranh cãi.
- ·Nhận định, soi kèo Akwa United vs Niger Tornadoes, 22h00 ngày 27/3:
- ·Chợ Mơ Hà Nội đang bị “bức tử”?
- ·Ôm cả chục tỷ đồng, dự án vẫn là đất hoang
- ·Cô bé xương thuỷ tinh giỏi toán
- ·Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà
- ·Kiểm tra toàn diện TikTok Việt Nam được thực hiện thế nào?
- ·10 mẹo giúp bạn ngủ mát ngày nóng không cần điều hòa
- ·Bê bối tình dục học đường sau những tin nhắn 'gạ tình' của thầy cô
- ·Nhận định, soi kèo Colo Colo vs Palestino, 04h15 ngày 28/3: Như một thói quen
- ·VNG tiếp tục “go global”, khai trương game studio Đài Bắc