Chiều 9/9, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Bùi Huy Cường cho biết, huyện vừa tổ chức cuộc họp để xử lý các nội dung liên quan đến việc ông Trần Huy Giáp (chủ hệ thống khách sạn Hoàng Ngân, trú phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp. |
Cầu dây đi bộ được xây dựng thêm mặc dù trước đó chủ rừng đã bị xử phạt hành chính |
Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc đã phê bình Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc vì thiếu kiểm tra, giám sát, theo dõi đôn đốc xử lý vi phạm; không báo cáo kịp thời đến UBND huyện việc ông Trần Huy Giáp tổ chức xây dựng các công trình trái phép tại khu du lịch sinh thái Cửa Thờ - Trại Tiểu.
UBND huyện giao UBND xã Mỹ Lộc phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Thạch Hà xác định ranh giới quản lý đối với khu đất của ông Trần Huy Giáp xây dựng trái phép để phân định trách nhiệm quản lý của từng đơn vị.
Đồng thời, yêu cầu UBND xã Mỹ Lộc phối hợp ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra, lập biên bản các công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của huyện.
Yêu cầu ông Giáp tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, nếu không thực hiện sẽ cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc cũng yêu cầu UBND xã Mỹ Lộc chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan đến việc khai thác đất của ông Giáp đến Công an huyện Can Lộc để đơn vị này căn cứ các quy định của pháp luật tham mưu UBND huyện xử lý theo quy định.
|
Bức tường được xây dựng mới để trang trí khu vực bồn hoa xây dựng trái phép |
Như VietNamNet đưa tin, ông Trần Huy Giáp (là chủ rừng tại khoảnh 3a, tiểu khu 123c, thôn Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc) từ đầu năm nay đã thực hiện cải tạo, san gạt và xây nhà trên đất lâm nghiệp.
Sau khi kiểm tra, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh xác định ông Giáp đã vi phạm pháp luật về Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Xây dựng và Luật Thủy lợi nên các cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản đình chỉ, buộc trả về nguyên trạng.
Tháng 5/2020, UBND huyện Can Lộc ban hành quyết định số 964 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Trần Huy Giáp, với tổng số tiền phạt là 17,5 triệu đồng. Yêu cầu khắc phục sai phạm và trả lại tình trạng ban đầu đối với phần diện tích cải tạo không nằm trong diện tích mà ông Giáp được giao.
Mặc dù đã bị xử lý nhưng cuối tháng 8 vừa qua ông Giáp vẫn tiếp tục thực hiện việc xây dựng thêm các công trình như cầu dây, nhà chòi bằng bê tông khung sắt và tường trang trí.
Lê Minh
Chủ khách sạn ở Hà Tĩnh lại xây công trình trái phép trên đất rừng
Mặc dù UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục xây trái phép trên đất rừng, chủ khách sạn vẫn tiếp tục dựng thêm nhiều công trình trái phép khác.
" alt="Chủ khách sạn xây khu sinh thái trái phép: Không tháo dỡ sẽ cưỡng chế"/>
Chủ khách sạn xây khu sinh thái trái phép: Không tháo dỡ sẽ cưỡng chế
|
Giải pháp chống sét cho điện mặt trời (Nguồn DEHN) |
Quy hoạch điện VII với những cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính phủ, năng lượng tái tạo của Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào việc cung cấp điện cho phát triển kinh tế đất nước. Theo quy hoạch điện VII (điều chỉnh), mục tiêu đến năm 2020 công suất các nhà máy năng lượng tái tạo của cả nước là 2.060MW. Trong đó mục tiêu đặt ra với điện gió là 800MW; tổng công suất nguồn điện năng lượng mặt trời đạt khoảng 850MW.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt gần 6.000MW, trong đó có gần 5.245MW điện năng lượng mặt trời, 325MW điện sinh khối, 10MW điện chất thải rắn. Đối với điện gió, ngoài các dự án đã vận hành (450MW) hiện cũng có khoảng 2.000MW đang thi công, dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2020 và 2021. Hiện tại tổng công suất của điện năng lượng tái tạo đã chiếm trên 10% tổng công suất đặt của hệ thống điện.
Qua những thống kê, có thể thấy sản lượng điện năng lượng tái tạo, đặc biệt điện năng lượng mặt trời đã có những bước phát triển đột phá, sản lượng thực tế gấp nhiều lần mục tiêu đề ra.
Ước tính, vốn đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời có công suất 1MWp sẽ có giá khoảng 13 - 15 tỉ VNĐ với thời gian hoàn vốn dự kiến từ 5 đến 7 năm. Tuổi thọ khai thác của hệ thống theo thiết kế khoảng 30 năm. Với sự hoạt động ổn định và an toàn dễ dàng thấy được giá trị to lớn mà hệ thống điện năng lượng mặt trời mang lại.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về quy mô số lượng, các biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định cho hệ thống điện năng lượng mặt trời vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Những sự cố cháy chập - hỏng hóc trên hệ thống điện năng lượng mặt trời xảy ra do sét đánh với mật độ khá cao trong thời gian gần đây.
|
Sự cố sét đánh sẽ gây ảnh hưởng nếu không có các giải pháp dự phòng (Nguồn: Năng lượng Việt Nam) |
Nguyên nhân sét đánh là khách quan nhưng mức độ thiệt hại lại quyết định bởi yếu tố chủ quan - con người. Ảnh hưởng của nhân tố con người nằm ở việc chưa nhận biết rủi ro và các nguy cơ tiềm ẩn từ sét dẫn đến công tác bảo vệ không nhận được sự quan tâm đúng mức. Từ khâu đầu tư cho hạng mục chống sét, thiết kế thi công, nghiệm thu, kiểm tra bảo trì hàng năm…
Ngày nay, các hãng sản xuất biến tần quang điện hàng đầu thế giới với sự nhận thức về các mối đe dọa từ sét, đã sớm đưa ra biện pháp chủ động bảo vệ cho biến tần bằng cách tích hợp sẵn các module SPD PCB (printed circuit board) bên trong. Tuy nhiên, việc tích hợp trên mới chỉ đáp ứng một phần trong tổng thể giải pháp chống sét cho hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Cần chú ý, việc lựa chọn các SPD tích hợp bên trong Model biến tần phải được thử nghiệm và đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Hơn nữa, phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các SPD bên trong Model biến tần với các SPD bảo vệ ở các vị trí khác trong cùng hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Trong tương lai gần, tiềm năng từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống công trình thủy điện và các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống.
Để đạt được sự phát triển bền vững, đi song song với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng các nguồn năng lượng mới cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề bảo vệ chống sét, tuân thủ chặt chẽ hệ thống quy chuẩn - tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế.
Phong Vũ
Các nguồn năng lượng mới tiềm năng sẽ được quan tâm xây dựng bài bản
Bộ Công Thương cho biết, các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch có tiềm năng sẽ được quan tâm phát triển, xây dựng bài bản để đảm bảo mục tiêu cân đối công suất phát giữa các vùng, giảm bớt thất thoát và giảm tiêu hao năng lượng.
" alt="Xây dựng hệ thống điện mặt trời phải đồng bộ các giải pháp chống sét"/>
Xây dựng hệ thống điện mặt trời phải đồng bộ các giải pháp chống sét
Đặc trưng độc đáo của Đà Lạt, Lâm Đồng và cả nướcHội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh về ba phương án xây dựng khách sạn tại đồi Dinh.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, thời gian qua hội đã nhận được nhiều ý kiến của các kiến trúc sư, thể hiện sự không đồng tình với 3 phương án kiến trúc khách sạn có quy mô 10 tầng, với khối tích lớn tại khu vực đồi Dinh, TP Đà Lạt, được trưng bày và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng từ ngày 14/8.
|
Đồi Dinh là thửa đất lớn duy nhất, khoảng xanh còn lại của khu trung tâm Hòa Bình được đánh giá là "long mạch" của thành phố Đà Lạt |
Hội KTS Việt Nam nhận thấy ý kiến phản biện của nhiều kiến trúc sư là có cơ sở, thể hiện đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm xã hội của kiến trúc sư đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc Dinh tỉnh trưởng và cảnh quan khu vực đồi Dinh - một đặc trưng đặc sắc và độc đáo của kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt, nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống đương đại của người dân Đà Lạt, Lâm Đồng và cả nước.
Hội KTS Việt Nam đề nghị UBND tỉnh và Sở Xây dựng Lâm Đồng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, KTS trong cả nước. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng không nên cho xây dựng công trình khách sạn trên đồi Dinh tỉnh trưởng.
|
Dinh tỉnh trưởng và cảnh quan khu vực đồi Dinh - một đặc trưng đặc sắc và độc đáo của kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt |
Trước đó, vào tháng 4 năm ngoái, Hội KTS Việt Nam cũng đã có công văn góp ý về đồ án quy hoạch, trong đó nhấn mạnh: “Giải pháp xây dựng khách sạn quy mô lớn ở đồi Dinh tỉnh trưởng là không phù hợp. Theo đó, nên giữ công trình Dinh tỉnh trưởng cùng khu đồi xanh tốt để không làm mất đặc trưng cảnh quan đô thị của Đà Lạt”.
3 phương án, một ấn tượng: Sừng sững khách sạn cao tầng
Khu vực đồi Dinh (Dinh Tỉnh trưởng cũ), thuộc quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị Khu trung tâm Hoà Bình - TP Đà Lạt, được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt năm 2019. Đồ án này nằm trong định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
|
Phương án 1, Dinh tỉnh trưởng được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, bảo tàng |
Từ ngày 14/8 đến 14/9, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng và UBND TP Đà Lạt tổ chức trưng bày, lấy ý kiến người dân, các cơ quan, đoàn thể và giới chuyên môn đối với phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng (cũ), về hình thức kiến trúc, giải pháp bảo tồn, sự phù hợp cảnh quan chung và phương án tối ưu.
Tại đây, ban tổ chức trưng bày, triển lãm 3 phương án, ý tưởng thiết kế kiến trúc các công trình thuộc phân khu 3 (khu vực đồi Dinh), thuộc Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Hòa Bình gồm 3 phương án; đều giữ lại công trình Dinh tỉnh trưởng (cũ) và “đan cài” một dự án khách sạn “ấn tượng” trong khu vực đồi Dinh.
Phương án 1,làm lộ rõ hơn nữa vị trí đồi Dinh và hướng đến một "ngọn đồi mới" thông qua việc đan cài một dự án khách sạn L’hotel Du Printemps Eternel phía dưới công trình Dinh tỉnh trưởng (cũ) với vườn thực vật, không gian hội nghị, trung tâm sự kiện, thương mại, nhà hàng, lưu trú...
Bảo tàng Lịch sử Đà Lạt trong kiến trúc Dinh tỉnh trưởng (cũ) được bảo tồn nguyên vẹn nhưng được nâng cao 28m so với vị trí hiện tại.
|
Phương án 2, di dời Dinh tỉnh trưởng về phía Nam xung quanh là tổ hơp khách sạn - hồ bơi 10 tầng |
Phương án 2, giữ lại những mảng xanh hiện hữu; di dời công trình Dinh Tỉnh trưởng về phía Nam và xây các công trình kiến trúc mới, đồng thời mở ra 1 khu vườn theo phong cách Pháp. Khách sạn Le Chateau cao cấp 6 sao, 10 tầng sẽ được xây dựng với trung tâm hội nghị quốc tế và các không gian phụ trợ, khu vườn thiết kế theo phong cách vườn Pháp.
Với phương án 3, giữ lại 30% khoảng cây xanh Dinh tỉnh trưởng, xây dựng tòa nhà lớn bên cạnh, cao hơn 2 lần Dinh tỉnh trưởng, ngoài ra còn các khối nhà được làm bán hầm, phủ trên là cây xanh.
|
Trong phương án 3, Dinh tỉnh trưởng được giữ nguyên, khách sạn ở cùng mặt bằng với Dinh |
Ở khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, đồi Dinh là thửa đất lớn duy nhất, khoảng xanh còn lại của khu trung tâm Hòa Bình được đánh giá là "long mạch" của thành phố. Đồ án quy hoạch chi tiết trung tâm Hòa Bình do Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh tài trợ.
|
Các phương án quy hoạch không gian đồi Dinh đều hướng đến việc hình thành một khu khách sạn phức hợp lớn trong khu vực |
Đây không phải lần đầu tiên Hội KTS Việt Nam và các KTS có ý kiến về vấn đề này. Trước đó, đã có những phản ứng mạnh từ người dân và giới chuyên môn sau khi quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình (trong đó có Dinh tỉnh trưởng) được công bố vào tháng 3/2019. Gần 80 KTS đồng loạt gửi kiến nghị đến Bộ Xây dựng, HĐND tỉnh Lâm Đồng đề nghị đánh giá lại quy hoạch này.
Huỳnh Anh
Khu Hoà Bình thành cao tầng, người dân thẫn thờ: Không còn là Đà Lạt
- Đề án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng nhiều người dân vẫn có những băn khoăn, chưa đồng tình.
" alt="Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị không xây khách sạn trên đồi Dinh Đà Lạt"/>
Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề nghị không xây khách sạn trên đồi Dinh Đà Lạt