Khoảng 20 năm về trước, khi điện thoại thông minh và internet còn chưa phổ biến, người dân tỉnh Bắc Kạn nói riêng, cả nước nói chung phải tìm kiếm thông tin từ sách, báo chí hoặc hỏi đáp với người có kinh nghiệm. Nhưng nhờ có internet, người dân có thể tra cứu thông tin trực tuyến chỉ với một vài lượt nhấp chuột. Người dân Bắc Kạn thông qua mạng có thể đăng ký khám chữa bệnh từ xa tới tận bệnh viện tuyến Trung ương, khi xuống khám bệnh không phải xếp hàng chờ đợi bởi hệ thống đã xếp sẵn số thứ tự ngay khi đăng ký trên phần mềm của bệnh viện.
Câu chuyện về dịch vụ công trực tuyến và một trong những tiện ích tiêu biểu của quá trình chuyển đổi số. Việc nâng cao hiệu quả và minh bạch trong việc cung cấp dịch vụ giúp giảm thời gian xếp hàng giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức.
Có thể kể đến hai nhóm dịch vụ công giải quyết thủ tục hành chính liên thông "Đăng ký khai tử-Xóa đăng ký thường trú-Trợ cấp mai táng phí" và “Đăng ký khai sinh-Đăng ký thường trú-Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” được triển khai rộng rãi trên toàn quốc bắt đầu từ 01/7/2023. Theo đó, để thực hiện dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh-Đăng ký thường trú-Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”, cha/mẹ/người giám hộ/người thân của trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác Tờ khai điện tử liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo mẫu trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Sau khi nhận được hồ sơ điện tử từ phần mềm dịch vụ công liên thông, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thụ lý, giải quyết theo quy định. Đối với hồ sơ hợp lệ, thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản điện tử giấy khai sinh và thông tin, dữ liệu điện tử từ phần mềm dịch vụ công liên thông.
Bên cạnh đó, cá nhân thực hiện đăng ký khai tử cho người chết có thể đồng thời đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp mai táng hoặc cấp quyết định thôi hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thông qua dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai tử-Xóa đăng ký thường trú-Trợ cấp mai táng phí" được triển khai trên toàn quốc.
Theo quy định, trình tự thực hiện thủ tục hành chính liên thông này trên Cổng dịch vụ công quốc gia thực hiện tại cơ quan bảo hiểm xã hội đối với người chết thuộc 6 trường hợp sau: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên; người đang chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Việc giải quyết liên thông điện tử đối với "02 nhóm thủ tục liên thông khai sinh, khai tử" có ý nghĩa rất quan trọng. Việc triển khai này mang lại lợi ích cho người dân trong việc giảm thời gian, chi phí đi lại khi chỉ cần thực hiện 1 lần nhưng có thể giải quyết được 3 TTHC kèm theo. Đồng thời, giúp cơ quan nhà nước, đặc biệt ngành BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT như: giảm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết, thời gian luân chuyển hồ sơ; khắc phục tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ, đơn giản hóa TTHC…
Không chỉ riêng việc thực hiện giao dịch thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước được tiện lợi, đơn giản, giảm thiểu chi phí phát sinh… chuyển đổi số còn mang lại rất nhiều tiện ích chính trong đời sống hàng ngày. Trong thời đại chuyển đổi số, nhiều học sinh ở Bắc Kạn có thể tham gia vào các khóa học trực tuyến từ nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào có kết nối internet. Họ có thể tiếp cận nội dung giảng dạy, tài liệu và bài tập một cách dễ dàng qua các nền tảng học trực tuyến. Ngoài ra, nhờ chuyển đổi số, giáo viên và học sinh có thể tương tác, giao tiếp với nhau thông qua các công cụ trực tuyến như video call, hội thảo trực tuyến, và diễn đàn học tập. Giáo viên có thể thực hiện các buổi giảng trực tuyến, đặt câu hỏi, tạo các nhóm thảo luận và chia sẻ tài liệu một cách dễ dàng. Học sinh có thể đặt câu hỏi, nhận phản hồi từ giáo viên và đồng nghiệp, và thảo luận với nhau về nội dung học tập.
Chuyển đổi số giúp người dân được bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ và các tiến bộ khoa học xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động này sẽ không bị rào cản bởi khoảng cách địa lý trên mọi địa phương, vùng miền. Từ đó, chúng ta đẩy mạnh việc phát triển ba trụ cột kinh tế số, xã hội số và chính phủ số của đất nước. Con người sử dụng nhiều hơn các thiết bị thông minh cho các vấn đề vui chơi giải trí hay đơn giản là việc mua sắm online.
Ứng dụng công nghệ dần trở nên thịnh hành mỗi người dân, theo đó, chúng ta sẽ có cho mình những lựa chọn sử dụng dịch vụ một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình. Cùng với đó, mọi giao tiếp giữa xã hội có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi mà không có bất kỳ rào cản nào về cả địa lý, ngôn ngữ hay thời gian. Mọi hoạt động đều có thể diễn ra chỉ cần các đối tượng tham gia có thiết bị kết nối mạng đảm bảo giao tiếp trong môi trường số.
Những sự thay đổi trên đã mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta sẽ cần phải nâng cao khả năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường số với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bởi lẽ, bên cạnh các mặt tích cực, người dùng vẫn có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, tài sản của bản thân.
TheoNguyễn Nga (Trang thông tin chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn)
" alt=""/>Sức ảnh hưởng của chuyển đổi số đối với cuộc sống hàng ngàyCác mối đe dọa hỗn hợp mà ngành y tế phải đối mặt có thể kể đến: phần mềm độc hại, đánh cắp dữ liệu, những vấn đề về chuỗi cung ứng và hiểu biết hạn hẹp sẽ dẫn đến rủi ro vô cùng lớn.
Dữ liệu y tế là một trong những thông tin riêng tư, đòi hỏi tính bảo mật cao. Thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 càng chứng tỏ vai trò quan trọng của Chính phủ điện tử nói chung và chuyển đổi số về y tế nói riêng. Ngay trong hoàn cảnh khó khăn, Nhà nước vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội và theo đuổi sự phát triển bền vững. Tuy nhiên cũng trong thời gian này dữ liệu cá nhân nói chung và thông tin sức khỏe nói riêng bị rò rỉ, tiết lộ, công khai trên không gian mạng nhưng chưa có quy định quản lý, bảo vệ hay chế tài xử phạt cụ thể dẫn đến không bảo đảm quyền riêng tư.
Mặt khác, xu hướng số hóa dịch vụ khám chữa bệnh, điển hình như triển khai y bạ điện tử, khám chữa bệnh từ xa và số hóa dữ liệu y tế đặt ra yêu cầu cấp thiết cho nghiên cứu, thảo luận để sớm có chính sách về quản trị dữ liệu nói chung và dữ liệu sức khỏe nói riêng. Đây là nhóm dữ liệu có độ nhạy cảm cao, cần được quản trị tốt để tạo nền tảng chuyển đổi số bền vững.
Tại tọa đàm “Chuyển đổi số và Quản trị dữ liệu trong lĩnh vực y tế”, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vấn đề bảo vệ thông tin riêng tư của người dân phải đặt lên hàng đầu. “Dữ liệu y tế là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan tới hơn 95 triệu người dân Việt Nam. Tất cả vấn đề sức khoẻ của người dân đều được quản lý theo 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, trạm y tế). Vì thế, khối lượng dữ liệu y tế của người dân là vô cùng khổng lồ. Điều này đặt ra bài toán về quản trị dữ liệu y tế”.
Để quản lý dữ liệu y tế, Bộ Y tế chủ yếu tập trung vào vấn đề dân số, khám chữa bệnh, tiêm chủng, tai nạn thương tích, sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS, môi trường… điển hình là việc triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử. Với hồ sơ sức khoẻ điện tử, bác sĩ sẽ nắm được thông tin sức khoẻ của người dân cũng như các lần khám bệnh trước đó khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Không chỉ vậy, người dân còn chủ động theo dõi tình hình sức khoẻ của bản thân để tăng độ chính xác, đảm bảo tính tiền sử khi các bác sĩ tiến hành khám bệnh.
Theo Luật Khám, chữa bệnh, hồ sơ sức khoẻ của bệnh nhân phải đảm bảo tính bảo mật, không được khai thác, cung cấp (trừ trường hợp người dân đồng ý hoặc có sự can thiệp của cơ quan chức năng). Hồ sơ sức khoẻ điện tử của người dân có thể được chia sẻ ở tất cả các bệnh viện. Bệnh án điện tử của người dân sẽ được bảo vệ ở bệnh viện và cơ sở y tế, thông tin của mỗi lượt điều trị đều được cập nhật rõ. Bộ Y tế đang thiết lập hành lang pháp lý để đảm bảo tính bảo mật của thông tin cho người dân cùng với những quy định trong Luật An toàn thông tin.
Trong thực tế, những quy định trong Luật An toàn thông tin chưa đầy đủ và bao phủ hết các vấn đề của người dân. Vì thế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý và áp dụng một số biện pháp bảo mật của nước ngoài. Ví dụ như tiêu chuẩn HIPAA của Mỹ nhằm bảo vệ dữ liệu riêng tư cho người dân; hệ thống bảo vệ thông tin trong y tế; bộ ISO 27799 giúp bảo mật thông tin trong y tế…
Bộ TT&TT cũng đang triển khai xây dựng chiến lược quốc gia về dữ liệu… Các dữ liệu về y tế, hồ sơ sức khoẻ như khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh... là những dữ liệu mang tính riêng tư, phải có biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ an toàn thông tin thoả đáng thì các bên liên quan mới dám chia sẻ dữ liệu.
Mặt khác, trong lĩnh vực y tế cũng như với hầu hết các ngành nghề rủi ro bảo mật là rất lớn. Các giải pháp bảo mật thường có xuất phát điểm là xác định đối tượng quan trọng nhất cần được bảo vệ và tìm ra cách bảo vệ tốt nhất. Trong trường hợp này là dữ liệu bệnh nhân, nhưng dữ liệu đó không chỉ được lưu trong tủ tài liệu tại kho phía sau văn phòng, mà hiện hữu ở khắp mọi nơi: trên máy tính xách tay, thiết bị di động, máy chủ, trong các dịch vụ đám mây. Dữ liệu bị phân mảnh, dẫn đến khó xác định chắc chắn vị trí của dữ liệu và ai có quyền truy cập. Do đó, cần có một cách tiếp cận thống nhất đối với dữ liệu chăm sóc sức khỏe. Bất kể dữ liệu nằm ở đâu thì phải đảm bảo một mức độ kiểm soát kỹ thuật nhất định dựa trên đối tượng cần quyền truy cập.
Đ.P
Sáng nay, ngày 15/12, tọa đàm chủ đề “Bảo mật cho thiết bị IoT trong kỷ nguyên 5G” đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp Viettel, VNPT, Bkav và Lumi.
" alt=""/>Dữ liệu y tế đòi hỏi những biện pháp bảo mật hiện đại