Vũ Thu Phương có phần biểu diễn hơi quá, nhưng không đến mức bị chỉ trích bởi đây không phải là sàn diễn thời trang. Nữ người mẫu đang ra mắt trong vai trò huấn luyện viên và thể hiện cá tính chuẩn bị cho chương trình thực tế.
|
Vũ Thu Phương gây tranh cãi với lối catwalk mổ cò, tay bay. |
Đây không phải lần đầu siêu mẫu những năm 2000 gây ra làn sóng bàn tán vì mang lối catwalk đậm chất Vũ Thu Phương (theo cộng đồng mạng gọi là mổ cò, tay bay) lên sân khấu.
Trong đêm chung kết chương trình The Next Face, Vũ Thu Phương có lối catwalk tương tự khi đi những bước mạnh, thể hiện cá tính nhiều hơn là bộ trang phục.
Catwalk mổ cò là sai?
Trên thực tế, kiểu catwalk "signature" (mang phong cách riêng) nổi tiếng ở sàn diễn quốc tế. Khi còn là người mẫu, họ bị xem là những cái "móc treo đồ di động". Nhiệm vụ của người mẫu là tôn lên trang phục.
Nhưng khi được nhớ mặt, gọi tên và tạm đưa lên hàng "top model", hay ở Việt Nam thường lạm dụng thuật ngữ siêu mẫu, những người mẫu có tên tuổi thường gắn với kiểu catwalk riêng biệt.
Những người mẫu quốc tế mang đậm dấu ấn cá nhân nhất phải kể đến kiểu catwalk báo đen của Naomi Campbell, lối walk ngựa giậm của Gisele Bundchen, Karlie Kloss, kiểu catwalk mổ cò của Leon Dame, Natasha Poly...
Năm 2007, giới thời trang xuất hiện thêm kiểu catwalk "quân đội" sau khi Hoa hậu Hoàn vũ người Nhật Riyo Mori đăng quang. Trong đêm chung kết, cô khiến giới thời trang, cộng đồng người hâm mộ sắc đẹp bất ngờ khi có những bước đi mạnh, chắc được ví như người trong quân ngũ.
|
Kiểu catwalk mổ cò, ngựa giậm phổ biến trong làng mẫu quốc tế. |
Trong làng thời trang quốc tế, họ chỉ chọn những người mẫu walk tĩnh, tĩnh và tĩnh, chủ yếu là tôn lên trang phục. Ngay cả những người mẫu It girls hiện tại như Gigi Hadid, Bella Hadid, Kendall Jenner cũng hạn chế thể hiện cá tính, walk tĩnh để tôn lên trang phục của nhà thiết kế.
Trong một vài show diễn đặc biệt, những người mẫu với lối catwalk đặc biệt được mời để diện thiết kế mang hơi hướm trình diễn hơn là bán sản phẩm, thường tập trung vào vedette.
Nỗi lo "người mẫu nào cũng mổ cò, tay bay và làm lố"
Trước khi Vũ Thu Phương hoạt động trở lại và gây chú ý với lối catwalk mổ cò, tay bay, người khởi xướng trào lưu biểu diễn trên sân khấu là siêu mẫu Võ Hoàng Yến.
Giám khảo The Face Vietnam 2018 thường được giao ở những vị trí quan trọng như vedette. Có giai đoạn, cô liên tục nhận lời khen với những màn catwalk đậm chất Võ Hoàng Yến như liếc mắt, múa tay trên sân khấu...
Dần dần, sàn diễn Việt xuất hiện thêm "nhiều Võ Hoàng Yến". Một số người mẫu dù diễn ở vị trí nào cũng mang lối catwalk đậm chất cá nhân lên sàn diễn. Vụ Lương Mỹ Kỳ cùng màn trình diễn xách váy, mắng antifan "vểnh lỗ tai nấm mèo" vì "chị muốn xách là chị xách" khiến khán giả phẫn nộ.
Lúc đó, khán giả yêu cầu trả sàn diễn thời trang lại cho những người mẫu thực thụ, tôn vóc dáng, biểu cảm vừa đủ chứ không phải làm lố. Từ người được yêu thích với những màn catwalk mang đặc trưng cá nhân, Võ Hoàng Yến bị chỉ trích khiến giới người mẫu học theo.
Gần đây, Võ Hoàng Yến đã tiết chế hơn khi xuất hiện trên các sàn diễn thời trang. Cô chỉ biểu diễn nếu nhà thiết kế yêu cầu. Sàn diễn Việt cũng dần trở về quỹ đạo, mục đích lớn nhất của người mẫu là tôn lên bộ trang phục.
Nhưng trường hợp của Vũ Thu Phương lại khá khó đánh giá. Cô không diễn để ra mắt bộ sưu tập nào. Sân khấu của Vũ Thu Phương là để ra mắt chương trình truyền hình thực tế, nơi huấn luyện viên thể hiện cá tính.
(Theo Zing)
" alt="Vì sao kiểu catwalk của Vũ Thu Phương bị chỉ trích làm lố?"/>
Vì sao kiểu catwalk của Vũ Thu Phương bị chỉ trích làm lố?
Nhiều sinh viên đủ điểm vào những trường đại học lớn song vẫn quyết định "quay lưng" với cánh cửa đại học để lựa chọn trường nghề. Nhiều người thậm chí có bằng thạc sĩ cũng quyết định đi học nghề với hy vọng dễ xin việc hơn.
Những lựa chọn "lạ"
Nguyễn Văn Khoa (Lục Nam, Bắc Giang) đạt 21,55 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Với mức điểm cộng cả ưu tiên là 23 điểm, Khoa đậu vào Khoa Công nghệ điều khiển và Tự động hóa, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (lấy 22,75).
Mặc dù đã nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học vào Trường ĐH Công nghiệp song cuối cùng, Khoa lại quyết định từ bỏ giấc mơ vào đại học, nộp hồ sơ vào Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, ngành Cơ điện tử.
|
Học nghề với cam kết có việc làm ngay sau khi ra trường là lựa chọn của nhiều thí sinh. Ảnh minh họa. |
Khoa cho biết, anh em xung quanh nhà mình đều đi học đại học hết, nhưng có nhiều người đi học xong gần như là phải bỏ bằng để làm những công việc trái ngành. "Các anh ấy nói với em rằng, học ĐH ra bây giờ khó kiếm việc lắm" - Khoa nói.
Khoa chia sẻ, thầy giáo của em ở trường THPT cũng khuyên em rằng, nếu như học lực không đủ để đậu vào những trường top đầu thì tốt nhất là nên đi học các trường đào tạo nghề, thời gian đào tạo ngắn hơn và cũng dễ xin việc hơn.
Vì thế, mặc dù bố mẹ vẫn muốn Khoa vào học ĐH nhưng Khoa đã thuyết phục bố mẹ để quyết tâm theo học trường nghề với hy vọng ra trường sẽ có việc làm chứ không treo bằng thất nghiệp.
Tương tự, Nguyễn Văn Thất (Hải Hậu, Nam Định) cũng đạt 23,3 điểm trong kỳ thi THPT vừa qua. Với mức điểm cộng cả ưu tiên là 24,3, Thất đủ điểm để đậu vào một số ngành đào tạo của Trường ĐH Bách khoa HN.
Thất cho biết, khi đó, em băn khoăn giữa hai lựa chọn: Ngành Kỹ thuật Hạt nhân của Trường ĐH Bách khoa HN và đi học nghề. Cuối cùng, Thất đã lựa chọn nộp hồ sơ đi học nghề.
Lý giải về lựa chọn của mình, Thất cho biết, em quyết định nộp hồ sơ học nghề thay vì học ĐH vì từ thông tin trên báo đài, em biết rằng, sinh viên hiện nay ra trường thất nghiệp rất nhiều, bên cạnh đó, Việt Nam đang trong công cuộc xây dựng nên đang cần nhiều thợ giỏi.
Thất cho biết, em lựa chọn học tại Trường CĐ nghề Cơ điện HN vì học phí thấp, cơ sở vật chất của trường cũng khá tốt và quan trọng nhất là ngành em đăng ký học (Cơ điện tử) là ngành được nhà trường ký cam kết có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương tối thiểu là 5 triệu/tháng.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện HN cho biết, trường hợp của Khoa và Thất không phải là những trường hợp duy nhất đạt mức điểm thi đại học cao nhưng vẫn quyết định đi học nghề tại trường trong năm nay.
"Tính từ đầu đợt tuyển sinh tới nay, đã có khoảng gần 100 em học sinh có mức điểm thi THPT quốc gia từ 16 trở lên tới nộp hồ sơ vào trường" - ông Ngọc chia sẻ.
Ông Ngọc cũng tiết lộ, trong đợt tuyển sinh năm nay, nhà trường đã tiếp nhận hồ sơ của 2 học viên đã có bằng thạc sĩ ở 2 trường ĐH khá lớn ở Hà Nội tới xin học.
Vì lý do tế nhị, các học viên "đặc biệt" này không muốn tiết lộ thông tin cá nhân của mình. "Các em tâm sự rằng, hiện tại chỉ muốn học một nghề nào đó để có thể xin được việc làm" - ông Ngọc chia sẻ.
Đảm bảo chất lượng mới thu hút được người học
Thực tế, lựa chọn của Khoa, Thất hay câu chuyện tế nhị của 2 thạc sĩ phải "giấu bằng" để xin đi học nghề không có gì khó hiểu khi con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng tăng.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong quý 1/2016, nước ta có 190.900 lao động có trình độ đại học trở lên (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) thất nghiệp, tăng 35.400 người so với quý 4/2015.
Tới quý 2/2016, con số báo cáo mới nhất của bộ này cho thấy, số lượng người có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp đã lên tới 191.300 người.
Theo đuổi giấc mơ ĐH "buộc người ta phải trả giá bằng cả thời gian và tiền bạc". Đào tạo ĐH đòi hỏi thời gian đào tạo dài, mức học phí cao hơn. Tuy nhiên, đổi lại, người học lại đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao không kém. Đây chính là lý do, nhiều học sinh hoàn thành chương trình THPT không còn coi ĐH là cánh cửa duy nhất.
Trong khi đó, các trường đào tạo nghề có lợi thế ở mức học phí thấp, thời gian đào tạo ngắn hơn (thông thường chỉ 3 năm so với 4 năm ĐH), được học thực hành nhiều hơn và quan trọng nhất là tỉ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghề là khá tốt.
Theo thông tin từ Bộ Lao động thương binh xã hội, năm 2015 tỉ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm đạt khoảng 70%. Nhiều trường có những nghề trên 90% học viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp. Một số nghề có số học sinh có việc làm ngay khi tốt nghiệp chiếm tỉ lệ cao, trên 77%.
Ông Đồng Văn Ngọc cho biết, tình hình tuyển sinh của Trường CĐ nghề Cơ điện mấy năm trở lại đây khá tốt. Nếu như các năm trước, đến thời điểm hiện tại, trường chỉ mới nhận được khoảng 600-800 hồ sơ xin nhập học thì năm nay, nhà trường đã nhận được 1.100 hồ sơ trên tổng số 1.400 chỉ tiêu được giao.
"Chưa năm nào chúng tôi tuyển sinh thành công như năm nay" - ông Ngọc chia sẻ. Tuy nhiên, ông Ngọc cho rằng, không phải trường cao đẳng đào tạo nghề nào cũng thuận lợi trong công tác tuyển sinh. Thực tế có nhiều trường đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Vì vậy, ông Ngọc cho rằng, nói rằng, hiện nay xu thế của thí sinh và phụ huynh không lựa chọn trường ĐH mà quay sang lựa chọn các trường nghề cũng không hoàn toàn đúng. Thực tế, xu hướng này chỉ đúng với những trường đảm bảo được chất lượng đào tạo cũng như trách nhiệm với học viên trong khâu đảm bảo đầu ra.
"Xã hội đào tạo hiện nay đang định hình theo xu hướng thiết thực hơn. Nghĩa là đã học là mong muốn phải có việc làm. Vì thế, mảng đào tạo nào làm được việc này thì sẽ được thí sinh và phụ huynh lựa chọn chứ không phân biệt là trường nghề hay trường đại học" - ông Ngọc giải thích.
Từ đó, ông Ngọc cho rằng, cơ hội của các trường đào tạo nghề và các trường đại học là như nhau nhưng chỉ trường nào xác định xây dựng thương hiệu của trường, gắn trách nhiệm của mình với người học thì mới có thể thành công trong việc thu hút người học.
Lê Văn
" alt="Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc"/>
Thạc sĩ giấu bằng, đi học trường nghề kiếm việc
Về phía mình, NSƯT Trịnh Kim Chi xác nhận có nhận đề nghị gặp mặt hóa giải mâu thuẫn của nghệ sĩ Thương Tín. Tuy nhiên, chị bận rộn công việc và gia đình nên chỉ trao đổi với đàn anh qua điện thoại. Chị nói khi diễn viên Thương Tín đã chủ động gọi điện thoại thì mình nên "bỏ qua".
Trước câu hỏi về việc diễn viên Thương Tín chưa nhận lỗi hay thể hiện thành ý xin lỗi, Trịnh Kim Chi nói: "Tôi muốn mọi thứ nhanh chóng khép lại và qua đi. Mỗi người chúng tôi hiện có đời sống, công việc riêng phải lo. Tôi không muốn lăn tăn, nhắc lại gây thêm mệt mỏi cho nhau nữa. Bỏ qua chuyện cũ với anh ấy cũng là để chính mình nhẹ nhàng".
|
Thương Tín và Trịnh Kim Chi. |
Tháng 12/2021, diễn viên Thương Tín đăng tải video tố NSƯT Trịnh Kim Chi nhập nhằng tiền quyên góp từ thiện.
Thương Tín khẳng định Trịnh Kim Chi đã kêu gọi quyên góp tổng cộng 800 triệu đồng nhưng ông thực nhận chỉ 130 triệu đồng. Diễn viên phân trần gia đình mình đã dùng số tiền này để sống qua mùa dịch khó khăn chứ không tiêu xài hoang phí như lời đồn.
Về số tiền bảo hiểm 264 triệu đồng (sau khi đóng năm đầu tiên nay còn 244 triệu đồng), Thương Tín cho rằng Trịnh Kim Chi ban đầu nói sẽ đóng cho công ty bảo hiểm nhưng sau đó âm thầm gửi ngân hàng lấy lãi. Vì thế, ông và một người quen cho hay sẽ nhờ công an vào cuộc điều tra sự thật, lấy lại danh dự cho mình.
Trịnh Kim Chi đã phản hồi nghi vấn của diễn viên Thương Tín trên trang cá nhân. Số tiền chị kêu gọi quyên góp là 406 triệu đồng, không phải 800 triệu đồng như lời đàn anh. Mỗi đợt kêu gọi, NSƯT đều công khai trên trang cá nhân và đăng kèm số tài khoản của vợ Thương Tín. Chị cũng chủ động ghi hình từng buổi trao tiền, hợp đồng và giấy tờ bảo hiểm để khán giả theo dõi.
Về số tiền bảo hiểm 264 triệu đồng (hiện còn 244 triệu đồng), Trịnh Kim Chi đã nói rõ quy định của công ty bảo hiểm nên chị không thể đóng toàn bộ trong một lần mà gửi ngân hàng để đóng hằng năm. Chị cũng nói với VietNamNet, đây là tài khoản thường, không phải tài khoản tiết kiệm.
Do vậy, NSƯT từ chối lời qua tiếng lại với diễn viên Thương Tín. Trường hợp đàn anh tố cáo với công an, chị sẵn sàng hợp tác.
Trong cuộc trò chuyện với VietNamNet hồi tháng 1 vừa qua, NSƯT Trịnh Kim Chi tránh nhắc tên diễn viên viên Thương Tín. Chị mô tả cảm xúc khi biết mình bị vợ chồng đàn anh tố cáo gay gắt: "Tôi thấy ê chề. Lòng tốt của tôi bị chà đạp, tổn thương khủng khiếp".
"Dù sau này thế nào đi nữa, tôi vẫn nhớ lúc anh ấy bật khóc xúc động khi nhận tiền khán giả gom góp cho mình. Mọi chuyện tiếp theo, từ đây ai cứ sống đời nấy thôi", NSƯT kết luận.
Clip Trịnh Kim Chi trao tiền giúp đỡ Thương Tín:
Cẩm Loan
2021 sóng gió nhất đời Trịnh Kim Chi: Đại tang, bị phản bội và mắc Covid-19
Những ngày cuối năm bận rộn trôi chậm, NSƯT Trịnh Kim Chi trò chuyện với VietNamNet tại biệt thự nhà chị ở quận 7, TP.HCM. Chị lặng người nhìn lại năm 2021 "sóng gió" nhất đời mình.
" alt="Thương Tín và Trịnh Kim Chi: Gương vỡ lại lành sau thông tin từ mặt"/>
Thương Tín và Trịnh Kim Chi: Gương vỡ lại lành sau thông tin từ mặt