Mùa giải năm nay không ít các cầu thủ xuất sắc của Đội tuyển Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Trong số đó,ịchthiđấucủaIncheonUnitedđểngườihâmmộđồnghànhcùngCôngPhượkq c2 tiền đạo Công Phượng sang khoác áo của đội bóng Hàn Quốc, Incheon United.
Những ngày qua người hâm mộ bóng đá Việt Nam dõi theo từng bước tiến của Công Phượng ở Incheon United thông qua mạng xã hội, gồm có lần Công Phượng ghi bàn trong trận giao hữu.
Dưới đây là phần cập nhật lịch thi đấu của Incheon United ở K League và các giải bóng đá của Hàn Quốc năm 2019 để người hâm mộ đồng hành cùng Công Phượng.
Bích Chăm thường xuyên bị ói mỗi lần truyền hóa chất.
Ngay sau đó, Bích Chăm được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để hóa trị. Đến nay đã được 5 tháng, con phải trải qua 6 đợt hóa trị. Tác dụng phụ của những lọ hóa chất truyền vào cơ thể con khiến mái tóc dài rụng hết, lông mày lơ thơ và chỉ còn 1 sợi mi.
Bích Chăm tâm sự: “Mỗi lần vô thuốc con thấy mệt lắm, cả cơ thể khó chịu. Cứ hễ con ăn vào là lại ói ra hết. Tới giờ, chỉ cần nhìn thấy chai thuốc thôi là con đã thấy sợ lắm”.
Bích Chăm vừa truyền xong toa thuốc hóa trị thứ 6, các khối u đã gom lại, bác sĩ thông báo sắp tới con sẽ được xạ trị để bắn thẳng vào các khối u. Đây chính là thời điểm vàng giúp con có nhiều cơ hội chữa bệnh hơn. Nếu để lỡ cơ hội này, bệnh có khả năng sẽ phát triển nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Thế nhưng, chi phí cho đợt xạ trị dự kiến lên tới 80 triệu đồng, một mình mẹ con chẳng thể nào lo xuể.
Cô bé 13 tuổi bật khóc nức nở thương mẹ vất vả vì bệnh tật của mình.
Mẹ góa con côi
Cũng vào một ngày của tháng 9 cách đây 2 năm, ba của Bích Chăm đột ngột ra đi, sau một giấc ngủ mãi không tỉnh lại. “Những ngày trước đó, anh ấy vẫn đi làm bình thường, khỏe mạnh, tối hôm ấy cũng không uống rượu. Sáng hôm sau, tôi gọi thì anh không tỉnh dậy nữa. Chúng tôi không hiểu vì sao anh chết, để lại 3 mẹ con tôi ngơ ngác, cô quạnh”, chị Phương nghẹn ngào.
Sau cái chết của chồng, người góa phụ ráng vững tâm để làm chỗ dựa cho 2 đứa con. Mỗi ngày, chị đi làm cỏ, dặm lúa thuê, hết mùa vụ thì đi bắt ốc. Niềm an ủi lớn nhất của chị là các con ngoan ngoãn, hiếu thuận. Bích Chăm còn chăm chỉ, học giỏi. Con thường nói với chị: “Sau này lớn lên, con sẽ chăm sóc mẹ”, “Con sẽ đi bắt ốc để nuôi mẹ”…
Nhiều năm liền Bích Chăm đều đạt học lực giỏi, là niềm an ủi và động lực lớn cho mẹ con sau cái chết đột ngột của ba.
Đầu năm ngoái, chị Phương vay tiền để nuôi đàn lợn, nhưng mới đến tháng 7, dịch tả châu Phi khiến lợn của chị chết hết. Bao nhiêu vốn liếng bay hết sạch, lại còn gánh thêm nợ nần, còn chưa kịp làm trả hết nợ thì con gái chị phát bệnh.
Đứa trẻ mới 13 tuổi nhưng mất cha nên sớm phải lo toan. Lúc nào Bích Chăm cũng hỏi mẹ chữa bệnh có tốn tiền không? Con từ chối ăn cơm mua ngoài quán vì sợ tốn tiền. Rồi lúc biết chuyến xe cấp cứu từ Bạc Liêu lên TP.HCM hết hơn 3 triệu đồng, con bật khóc nức nở. “Con thương mẹ lắm”, lời giãi bày trong nước mắt của con càng khiến trái tim chị Phương xót xa.
Đợt xạ trị này cần tới 80 triệu đồng, nhưng chị Phương vẫn chưa biết làm sao để xoay sở, bởi nợ cũ vẫn chưa trả được.
Trước đó, để có tiền chữa bệnh cho con, chị Phương đã phải vay mượn khắp họ hàng, chòm xóm. Đến nay số nợ của gia đình đã lên tới hơn 100 triệu đồng. Giờ đây lại cần tới 80 triệu đồng để xạ trị, vét túi mãi chị cũng chẳng có nổi 1 triệu đồng.
Nhiều đêm chị mất ngủ vì lo sợ con gái sẽ giống như chồng mình, ngủ một giấc rồi không tỉnh dậy nữa. Nửa đêm giật mình, chị lại ôm con vào lòng, nước mắt ướt đẫm gối. Chị chỉ ước sao có một phép màu đến với đứa con ngoan của mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Trần Thị Phương; Địa chỉ: Ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; Điện thoại: 0817405658. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.231 (Ủng hộ bé Lê Thị Bích Chăm) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Không có 80 triệu đồng xạ trị, bé gái thương mẹ khóc nức nở"/>
Chia sẻ với VietNamNet, Hải cho hay không quá bất ngờ bởi đã tính được điểm sau khi thi. Dù vậy nhưng phòng trường hợp khoanh nhầm hoặc tô đáp án lỗi mờ, Hải chưa nói với mọi người.
Nhưng rốt cuộc, Hải chỉ không làm đúng 1 câu duy nhất của đề thi môn Vật lý và đạt tổng điểm 29,75.
“Thật vui sướng nhưng trở thành thủ khoa là điều mà em không hề nghĩ đến”, Hải nói.
Hải khiêm tốn cho rằng có thể mình đạt được kết quả này do đề thi năm nay có phần dễ hơn so với năm ngoái. Nói về ấn tượng với kỳ thi, Hải kể môn Toán em gặp khó với 1 câu và sau khi đã hoàn thành các câu khác thì dành đến 40 phút còn lại để giải quyết mỗi câu này. “Câu này khá khó và phải đến gần cuối giờ em mới nghĩ ra và hoàn tất bài làm”, Hải kể.
Nguyễn Trung Hải và mẹ
Bà Nguyễn Thị Doan, mẹ của Hải thì như vỡ òa trong hạnh phúc và bất ngờ.
“Tôi phấn khởi suốt từ khi biết điểm tới giờ. Bình thường mọi ngày ngủ 6 tiếng nhưng rạng sáng nay vui quá không ngủ được. Nhưng vẫn chưa tin con trở thành thủ khoa. Hôm thi xong môn Toán, tính kiệm lời nên con không thể hiện ra điều gì. Tôi hỏi có làm được bài không, Hải chỉ nói là bao giờ có điểm thì mẹ biết. Chỉ đến khi kết thúc bài thi môn Hóa học, con mới nói chỉ có một câu môn Vật lý là khoanh bừa còn lại là làm hết”, bà Doan kể.
“Như hôm thi kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng vậy. Nhưng cuối cùng kết quả đều tốt”.
"Chơi điện tử bình thường"
Nói về chiến thuật học tập của mình, Hải cho biết em rất tập trung nghe giảng ở trên lớp để có thể hiểu bài ngay và về nhà có nhiều thời gian hơn cho việc tìm hiểu mở rộng kiến thức. Hải tìm hiểu tài liệu và đọc thêm kiến thức trên mạng rất nhiều.
“Trước giai đoạn thi, hầu như ngày nào em cũng học từ khoảng 8h tối đến 1-2 sáng. Thời gian gần thi, em nghỉ sớm hơn bởi để giữ sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho kỳ thi”, Hải chia sẻ.
Hải cho hay bản thân cũng tham gia rất nhiều các nhóm học tập trên mạng để trao đổi và tiếp nhận kiến thức, tham khảo lời giải, đáp án bài tập từ các bạn.
“Em nghĩ có nhiều hình thức để nâng cao kiến thức chứ không phải chỉ trong sách vở. Các bạn trong các nhóm em tham gia đến từ khắp mọi miền của đất nước. Cứ có bài tập khó mà không thể giải quyết, các thành viên lại đăng lên để mọi người cùng nhau thảo luận hoặc chia sẻ lời giải cho nhau. Hoặc chia sẻ những bộ đề, câu hỏi,... như một cộng đồng. Đó là một kênh để em thu thập kiến thức, tài liệu còn với công cụ mạng internet, đặc biệt là Google thì mình cũng có thể tự tìm kiếm theo nhiều cách khác nhau”, Hải kể.
Dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng Hải cho hay “em vẫn chơi điện tử bình thường”.
“Em nghĩ quan trọng là mình biết cách sắp xếp giữa thời gian học và thư giãn. Bố mẹ em không hề quản lý việc này mà để em tự điều chỉnh chính mình. Kể cả trong giai đoạn ôn thi, lúc nào nghỉ thì vẫn có thể chơi game”.
Chàng trai "sâu sắc và hài hước"
Nói về con trai, bà Doan cho hay, các giáo viên nhận xét Hải rất có ý chí, đặc biệt say mê với việc học.
“Có hôm đi học về nhà buổi trưa lúc 12 kém 15, vì chưa làm được một bài mà con không ăn trưa mà đã giở sách vở ra trăn trở ngồi làm xong cho kỳ được. Khi tìm ra cách giải, có khi con vui sướng làm các động tác ăn mừng, xong rồi mới chịu ăn cơm. Chưa làm được thì cảm giac con cứ trăn trở, bứt rứt”, bà Doan kể.
Theo bà Doan, Hải ít nói, hay ngại ngùng nhưng là người sâu sắc, thậm chí hài hước.
Với kết quả này, Hải đăng ký xét tuyển bằng điểm thi vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và hy vọng trúng tuyển. Tuy nhiên, thực tế Hải đã “chắc suất” vào ngành học này bởi là thí sinh có điểm số cao nhất trong kỳ thi riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thanh Hùng
Chàng thợ may quê lúa trở thành thủ khoa khối A sau 3 năm bỏ học
Chán học, cuối năm lớp 10 Kiên bỏ nhà vào trong Nam. Ba năm đi làm thuê với đủ thứ nghề, cậu nhận thấy: “Hóa ra đi làm khổ cực hơn mình nghĩ”.
" alt="Nam sinh Hải Phòng trở thành thủ khoa khối A toàn quốc năm 2020"/>
Chuyên môn tầm thường trước đội chủ nhà đã đành, HAGL còn thể hiện sự thiếu khát khao trong cả trận đấu, từng pha bóng để phải nhận thất bại cay đắng trước đối thủ dưới mình một trình để buộc phải lo cho đội bóng phố Núi khi V-League trở lại.
Khó mà không lo, bởi nếu cứ tiếp tục thể hiện bộ mặt bạc nhược như đã thấy rất có thể HAGL sẽ vất vả một lần nữa ở mùa giải năm nay, vốn có nhiều thay đổi về thể thức lẫn tính chất từng trận đấu...
Vì lo, buộc người hâm mộ đội bóng nhà bầu Đức đòi cải tổ đội bóng một cách triệt để nhằm xứng với những gì mà HAGL đang sở hữu trước khi quá muộn.
... và bắt đầu từ đâu, nếu chẳng phải là bầu Đức?
HAGL sẽ cần phải làm gì để ít nhất tạo niềm tin cho người hâm mộ sau nhiều năm hô hào mục tiêu cao, nhưng rốt cuộc cũng quay về với giấc mơ trụ hạng?
Rất nhiều ý kiến đã được người hâm mộ đội bóng phố Núi đưa ra như đổi trưởng đoàn, đề xuất các cầu thủ giảm tương tác mạng xã hội... nhưng trong đó chú ý tới việc phải thay HLV Lee Tae Hoon ngay từ bây giờ, nếu muốn HAGL tốt hơn.
cần phải cải tổ, và người đầu tiên thay đổi không ai khác phải là bầu Đức
Nhưng xem ra những giải pháp này không “nặng đô” để có thể thay đổi được tình hình mà HAGL đang đối mặt vào lúc này. Nói rõ hơn, nếu thay HLV mà tốt và bay cao ở V-League có lẽ đội bóng phố Núi đã khác chứ chẳng phải “mông lung” như lúc này.
Bởi trong 5 năm trở lại đây HAGL là đội bóng “ngốn” nhiều ghế thuyền trưởng bậc nhất V-League, khi từ ông thầy Graechen, Nguyễn Quốc Tuấn, Dương Minh Ninh đến HLV Lee Tae Hoon... Chưa kể trước đó có sự trợ lực từ GĐKT Chung Hae Seong còn không khá hơn, thì việc thay ai cũng thế mà thôi.
Đội nhà kém không vì HLV trưởng, thì có lẽ sẽ nằm vào các vấn đề ở thượng tầng. Nói rõ hơn là phụ thuộc vào sự thay đổi của bầu Đức với đội bóng, với giải đấu chứ không phải ai khác.
Ông chủ đội bóng phố Núi quá bận bịu để quán xuyến hay quan tâm đến CLB là chuyện khá bình thường, nhưng cái mà cầu thủ cần ở chỗ bầu Đức quyết tâm đá “sống chết” V-League thay vì chơi chơi như cách ông vẫn thường nói.
Bầu Đức cần tạo cho các cầu thủ của mình một động lực, đó là điều tiên quyết vào lúc này. Và khi đó, với lứa cầu thủ phần lớn từ tay mình nuôi lớn rất khó dám đá hời hợt, hay vào sân với thái độ trịch thượng như ở cuộc đối đầu với Nam Định vừa qua.
Bầu Đức tự cải tổ mình, HAGL chắc chắn sẽ khác. Còn nếu cứ như giờ, chắc chẳng mong gì cả!
Mắc bệnh máu khó đông, chân anh Thol chảy máu liên tục dù đã được băng bó.
Nếu là người bình thường, chỉ tốn chút ít điều trị sẽ chóng hồi phục. Lo lắng thay, anh Thol có tiền sử rối loạn đông máu di truyền nên khi bị gãy chân, việc điều trị trở nên khó khăn, nguy hiểm và cũng tốn kém hơn rất nhiều. Anh phải chuyển từ bệnh viện huyện, lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, sau khoảng 3 tuần không thể điều trị dứt điểm được bệnh máu khó đông để phẫu thuật, anh mới được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo các bác sĩ Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, dù vết thương đã được băng bó nhưng vẫn chảy máu liên tục. Hiện tại anh Thol vẫn chưa được phẫu thuật nối xương đùi. Trước mắt, bác sĩ phải cầm máu cho anh.
Phương pháp tốt nhất là sử dụng thuốc đặc trị yếu tố VIII (yếu tố bệnh nhân bị thiếu, gây máu khó đông), tuy nhiên chi phí khá tốn kém, gia đình anh Thol không có khả năng chi trả. Vì vậy, bác sĩ đang tạm sử dụng phương pháp truyền máu có yếu tố VIII, nhưng do nồng độ không cao nên phải truyền nhiều túi máu, dẫn đến có nguy cơ gặp nguy hiểm vì phản ứng truyền máu.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho anh Thol nhận định: “Nếu không phẫu thuật thì bệnh nhân cứ chảy máu hoài, có thể bị hoại tử và phải cắt cụt chân”.
Dự kiến chi phí điều trị cho anh gần 200 triệu đồng, bao gồm cả tiền thuốc đặc trị yếu tố VIII giúp cầm máu, và phẫu thuật nối lại xương đùi. Đó là số tiền quá lớn đối với gia đình anh.
Đã gần 1 tháng nay, anh Danh Thol luôn cảm thấy có lỗi với mẹ già và vợ con vì trở thành "gánh nặng".
Anh Thol dáng người nhỏ bé, trông có phần yếu ớt. Anh không biết mặt cha, mẹ anh cũng chẳng bao giờ nói với 2 đứa con về người chồng của mình, chỉ nghe hàng xóm kể lại rằng, khi anh mới lên 3 tuổi, cha của anh đã bỏ vợ con mà đi theo người khác. Nhà nội cũng từ mặt 3 mẹ con anh từ đó.
Về nương tựa nhà ngoại, may mắn mẹ con anh được ông bà ngoại và các cậu dì thương xót, bao bọc. Bị căn bệnh máu khó đông bẩm sinh, nên từ nhỏ, anh Thol đã được dặn dò phải cẩn thận, không được để bị thương. Thường ngày làm việc gì anh cũng chậm rãi, cẩn thận. Gia đình vốn không dư giả, cuộc sống càng gian nan hơn từ khi ông bà ngoại qua đời.
Hai đứa trẻ là động lực để anh Thol cố gắng, nhưng anh không ngờ cũng vì mình mà các con sắp phải ly tán (ảnh: Thị Tiền).
Biết mình yếu ớt, không thể làm nặng, nhưng không thể để mẹ già vất vả mãi, anh xin mẹ đi học nghề sửa chữa điện tử. Ở vùng quê nghèo, người khỏe mạnh đều đi đến các thành phố lớn để mưu sinh, ở nhà chỉ còn lại ông bà già và trẻ nhỏ, công việc của anh vì thế cũng bấp bênh.
Không may xảy ra tai nạn, gia đình anh chẳng có tài sản gì đáng giá ngoài cái nền nhà hở trước hở sau. Vợ anh bận chăm sóc 2 con nhỏ, một mình người mẹ đã hơn 50 tuổi của anh cứ chạy vạy khắp nơi để cầu cạnh, vay mượn. Nhưng quê anh nghèo, người thân cũng nghèo, đến nay đã chẳng còn nơi nào để cậy nhờ.
Chị Tiền, vợ của anh Thol tâm sự: “Sau khi biết bệnh của ảnh cần khoản tiền lớn, tôi đã gọi điện để bàn bạc, gửi đứa lớn nhờ người cô chăm sóc, đưa đón đi học, đứa nhỏ để ở nhà cho bà nội, rồi tôi lên thành phố (HCM) vừa đi làm kiếm tiền phụ chi phí, vừa chăm sóc cho ảnh. Lúc đầu ảnh không chịu, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác nữa”.
Còn anh Thol, khi nghe vợ nói vậy, anh càng cảm thấy bất lực, cảm giác tội lỗi vì đẩy gia đình vào khốn cùng, ly tán.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (02838552486) để đóng tạm ứng viện phí cho anh Danh Thol; Hoặc liên hệ trực tiếp bà Thị Khiên; Địa chỉ: Ấp Ngọc Bình, xã Ngọc Trúc, huyện Giồng Giềng, tỉnh Kiên Giang; Điện thoại: 0765960544 (mẹ Danh Thol). 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.227 (Ủng hộ anh Danh Thol) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Cha không may tai nạn, con thơ nguy cơ phải ly tán"/>
Anh Nguyễn Võ Bình được chẩn đoán mắc căn bệnh viêm não tự miễn, một căn bệnh hiếm, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường và tấn công vào tế bào mô khỏe mạnh ở não. Căn bệnh khiến anh Bình từ một người đàn ông khỏe mạnh trở nên suy kiệt, sự sống mong manh tưởng chừng như không thể giữ được.
Suốt một thời gian nằm mê man trên giường bệnh, anh không thể nhận biết được những điều đang xảy ra xung quanh mình. Chị Hợi, vợ anh đã từng khóc rất nhiều vì sợ rằng không cứu được chồng.
Tiền viện phí càng ngày càng nhiều, tiêu tốn hơn trăm triệu đồng nhưng tình trạng của anh Bình vẫn rất nguy kịch. Gia đình gặp khó khăn khi cần đến những liều thuốc đặc trị đắt tiền để đổi phác đồ điều trị cho anh.
Sau khi Báo VietNamNet đăng bài: "13 năm ròng đi chữa hiếm muộn, người đàn ông gặp họa bất ngờ", hoàn cảnh anh Bình đã được đông đảo bạn đọc quan tâm chia sẻ.
Anh Bình đã khỏe mạnh trở lại
Lúc gia đình chị Hợi khó khăn nhất cũng là lúc có những tấm lòng hảo tâm của bạn đọc Báo VietNamNet cả trong và ngoài nước ủng hộ. Sau một thời gian điều trị tiếp tục anh Bình đã dần hồi phục như một kỳ tích.
Hiện nay, anh được xuất viện với tình trạng sức khỏe tương đối ổn, có thể đi lại tự vận động sinh hoạt cá nhân và có thể giao tiếp tốt.
Đức Toàn
Nhà sập, chân tay con lở loét sau lũ, nước mắt mẹ chảy dài
Bàn tay nhăn nhúm, trắng nhợt vì ngâm nước rửa bát của chị Lệ chỉ kiếm được vỏn vẹn vài chục ngàn đồng mỗi ngày. Giờ nhà trôi theo lũ, mấy mẹ con chị chưa biết phải sống ra sao.
" alt="Người đàn ông nguy cơ tử vong đã khỏe mạnh một cách kỳ diệu"/>