Microsoft Lumia 950XL
Bên cạnh tiếp tục phát huy thế mạnh của công nghệ chụp ảnh PureView, Lumia 950XL thể hiện sự lột xác khi ra mắt cùng những nâng cấp kịp thời về cấu hình lẫn phần mềm. Đại diện của Microsoft trình làng với chip Qualcomm Snapdragon 810 được giải nhiệt bởi công nghệ làm mát bằng chất lỏng kèm RAM 3GB và bộ nhớ 32GB. Máy sử dụng màn hình AMOLED 5,7 inch QuadHD và hỗ trợ cổng microUSB type C linh hoạt. Thông qua phụ kiện chuyển đổi Continuum, Lumia 950XL trở thành một chiếc máy tính thực thụ khi giao tiếp với màn hình thông qua cổng HDMI hay Display Port. “Máy tính di động” Lumia 950XL chạy Windows 10 Mobile có thể đáp ứng yêu cầu đa nhiệm trước các tác vụ thông thường như xử lý văn bản hay lướt web. Viên pin 3.340mAh giúp máy hoạt động bền bỉ hơn 2 ngày và hỗ trợ sạc nhanh 50% chỉ trong 30 phút. Lumia 950XL cũng hỗ trợ sẵn chuẩn sạc không dây Qi.
Giá tham khảo: 14.990.000 đồng.
" alt=""/>3 smartphone hỗ trợ sạc không dây mới nhất tại Việt NamVới nhiều người, Tim Friede giống như một gã điên. Nhưng với không ít người khác, anh ta lại là người hùng, dám liều cả mạng sống để chứng minh cho khoa học.
![]() |
Người đàn ông không kinh qua bất cứ trường lớp khoa học chính thống nào đã tự tiêm nọc độc rắn vào người trong suốt 16 năm qua với mục tiêu: biến cơ thể mình thành miễn nhiễm trước chất độc. Trong một video do Barcroft TV tung lên mới đây, Fried đã để hai con rắn siêu độc là mamba đen và taipan cắn vào bắp tay mình.
Trong đó, mamba đen là giống rắn độc đặc hữu sống ở vùng hạ Sahara, thuộc một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới với tốc độ lên tới 11 km/h. Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7-15 giờ. Tương tự, rắn taipan là loài bản địa Úc và được xem là loài rắn độc nhất thế giới.
Thế nhưng 20 phút sau khi bị cắn bởi cùng lúc 2 con rắn, ngoại trừ một vài chỗ sưng tấy nhìn hơi đáng sợ ra thì sức khỏe của Friede dường như không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Với chúng ta, những người chưa từng tự tiêm nọc độc rắn tới 160 lần vào cơ thể như Friede thì chỉ cần một cú táp của loài mamba đen hay taipan không thôi cũng đủ để "ra đi" trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ.
"Hiện tại, tôi là người duy nhất trên thế giới có thể làm được việc mà các bạn vừa chứng kiến", Friede nói trong video. "Tôi không hề nói điều đó một cách kiêu ngạo, mà tự tin là như vậy".
Trên thực tế, theo Friede, kiêu ngạo là điều nảy ra sau cùng trong ý nghĩ của anh. Điều anh làm với nọc độc rắn chỉ để chứng minh loài người hoàn toàn có thể sản xuất vaccine từ những loài rắn độc nhất hành tinh. "Tôi sẽ không dừng lại cho đến khi người ta phát triển được một vaccine như vậy, hoặc cho đến khi tôi chết", Friede tuyên bố.
Lấy cảm hứng từ sự phát triển của Alibaba mà điển hình là lần IPO hoành tráng đầu năm 2014, thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc đang lao vào cuộc chiến nảy lửa để gọi vốn và săn đầu người. Quốc gia đông dân nhất thế giới chứng kiến 1,2 công ty Internet mới thành lập mỗi ngày trong quý II/2016. Dù thung lũng Silicon của Mỹ nổi tiếng vì văn hóa cạnh tranh và giờ làm việc kéo dài, các doanh nhân Trung Quốc lại đối mặt với bộ thách thức độc nhất vô nhị vì ngành công nghiệp còn mới mẻ trong khi quy định và các quỹ lại thay đổi liên tục.
Dave McClure, đối tác sáng lập của 500 Startups, một quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ, nhận định: cộng đồng startup Trung Quốc đang chịu vô số áp lực, nếu không muốn nói là nhiều hơn tại thung lũng Silicon hay Mỹ. “Không may là, tôi cho rằng mọi người không để tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe”. Theo McClure, trong số hơn 3.000 founder ông đầu tư trên toàn cầu, ít nhất 6 người đã chết, trong đó có 1 người tự tử.
Zhang ra đi đúng vào giai đoạn quan trọng đối với Chunyu. Tháng 6/2016, startup gọi vốn thành công 1,2 tỷ nhân dân tệ trong vòng Series D, nâng giá trị lên khoảng 1 tỷ USD và chuẩn bị lên sàn chứng khoán. Startup với giá trị tăng mạnh thường được gọi với cái tên “unicorn” (ngựa một sừng, loài vật trong truyền thuyết).
Trong vài tháng đầu thành lập, Chunyu đôi lúc làm theo “lịch trình 996”, từ 9h sáng đến 9h tối 6 ngày mỗi tuần. Tan cũng nói thêm startup đã qua giai đoạn đó rất lâu. Zhang xuất phát là một nhà báo tại Bắc Kinh và là Phó Tổng Biên tập tại NetEase, một cổng Internet Trung Quốc. Năm 2011, anh mở Chunyu, ứng dụng cho phép bệnh nhân đối thoại qua mạng với bác sỹ, loại bỏ thời gian phải chờ đợi tại các bệnh viên đông đúc.
" alt=""/>Một founder startup Trung Quốc vừa chết trẻ ở tuổi 44