TheữngcáchgiảirượungàylễTếtcànglàmhạingườmc fco TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều sai lầm khi tìm cách giải rượu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người say.
Sai lầm
Uống nước chanh:Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa rất nhiều acid, cùng với lượng rượu đã uống có thể khiến dạ dày đang "trống rỗng" vì không ăn gì bị tổn thương.
Cố gây nôncho người say cũng là sai lầm. Theo bác sĩ Nguyên, sau khi uống rượu, nếu bạn vẫn tỉnh táo, nói chuyện được bình thường có thể gây nôn. Tuy nhiên, trường hợp không còn tỉnh táo mà cố gây nôn sẽ rất nguy hiểm. Hành động này dễ gây sặc, chất nôn nhiều có thể bị tràn vào phổi, gây viêm phổi.
Cố săn lùng những loại thuốc giải độc rượu là việc làm vô ích. Không có một loại thuốc giải độc nào chống được say rượu chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ ràng. Theo bác sĩ Nguyên, các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường chứ không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu, khi uống vào tỉnh trở lại là không có.
Cho uống thuốc chống nôn sẽ khiến chất độc giữ lại trong cơ thể, gan không thể lọc kịp, gây tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ gây xơ gan, ung thư gan, vì thế không nên thực hiện.
Uống thuốc giảm đauđể khống chế cơn đau đầu, khó chịu sau những chầu nhậu là sai lầm. Các bác sĩ khuyên không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic, paracetamol, aspirin… để làm giảm đau đầu khi say. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa, làm tăng gấp đôi tác hại lên gan. Dùng quá liều paracetamol giảm đau đầu sau khi uống rượu bia có thể gây tổn thương và ngộ độc gan.
Nên cho người say rượu ăn uống ra sao?
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo nếu người say vẫn nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Người uống rượu thường ít ăn, chỉ uống cho tới khi bị rơi vào tình trạng ngộ độc, rất dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, lựa chọn thức ăn có chứa tinh bột, đường là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn.
Vị chuyên gia này cho biết thực tế đã có những bệnh nhân sau khi uống say về ngủ luôn không ăn gì và bị hạ đường huyết. Sáng hôm sau, khi người nhà đánh thức, bệnh nhân đã tử vong.
Loại thực phẩm nên cho bệnh nhân say rượu dùng là thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol. Một số thức ăn dễ tiêu giúp cho người say nhanh chóng giải rượu như cháo loãng, bún, phở…
Ngoài khuyến cáo uống ít rượu bia, không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc, bác sĩ Nguyên khuyên khi thấy người có biểu hiện nặng, nguy hiểm sau uống rượu cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu:
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết
- Co giật
- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo
- Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh
- Đi vệ sinh ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)
- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng
- Mệt nhiều