GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay theo nghiên cứu, cứ 1 trẻ em yếu thế hay không may mắn cần có 4 -5 thầy cô giáo cần thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần. Việc tiếp cận, làm việc với các em không chỉ cần sự thân thiện, đồng cảm mà cả sự tương tác thiện ý, tôn trọng tinh tế, sẻ chia linh hoạt và giúp đỡ tinh tế…Đây là thử thách không chỉ cho các giáo viên chủ nhiệm mà cả những giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ giáo dục các em rất cần có sự chuẩn bị tâm lý, rèn luyện về kỹ năng để thực hiện công tác dạy học và giáo dục sao cho hiệu quả. Vì vậy, ngoài sự đồng cảm cần sự chăm sóc, dạy dỗ của nhà tâm lý để dưỡng dục, nâng đỡ cũng như cần một tấm lòng nhân ái để trao tặng cho trẻ.
 |
Hơn 1.500 học sinh TP.HCM rơi vào cảnh mồ côi do dịch Covid-19 |
Ba trường sư phạm là Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên); Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) sẽ đào tạo giáo viên giúp trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Chương trình đào tạo gồm phân tích được các lý thuyết cơ bản về tổn thương tâm lý của trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19; Vận dụng được một số nguyên tắc trong việc nâng đỡ tâm lý cho trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19 và vận dụng được một số biện pháp trong việc nâng đỡ tâm lý trẻ em yếu thế liên quan đến đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/8/2021 có 11.822 trẻ em là F0, số trẻ em F1 là 27.334. Ở phạm vi rộng hơn, trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiều em phải học trực tuyến dài ngày, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng. Nhiều trẻ rơi vào tình trạng không có cha, mẹ hoặc người thân thích chăm sóc do cha, mẹ hoặc chính trẻ em phải điều trị, cách ly để phòng, chống lây nhiễm Covid-19.
Tại TP.HCM dịch Covid-19 đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, trong đó có giáo viên và học sinh thành phố. Có 1.517 học sinh phổ thông rơi vào cảnh mồ côi do dịch Covid-19, trong đó gần 500 em là học sinh tiểu học.
Minh Anh

Những đứa trẻ không có mặt trong lớp học online và nỗi lo của cô giáo Sài Gòn
Trong 3 tuần đầu năm học mới, cô giáo Trần Thị Duyên, chủ nhiệm lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) chưa thể nhìn thấy 5 học sinh của lớp mình trong lớp học trực tuyến.
" alt="Ba trường sư phạm mở lớp đào tạo giáo viên giúp trẻ mồ côi do dịch Covid"/>
Ba trường sư phạm mở lớp đào tạo giáo viên giúp trẻ mồ côi do dịch Covid
Năm 2016, người cha mới họ Trần nhận con và được người mẹ của con thừa nhận, lúc đó cán bộ tư pháp xác định người cha họ Nguyễn nhận con trong lúc người con đã có bố mẹ hợp pháp nên yêu cầu phải có giám định ADN. Sau khi có kết quả giám định ADN thì đăng ký thủ tục cha nhận con là đúng hay sai ? |
Ảnh minh họa |
Thứ nhất:Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con:
Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con sẽ phụ thuộc vào yếu tố có tranh chấp hay không. Trong trường hợp của bạn, người bố họ Nguyễn đã mất, việc người cha họ Trần nhận lại con cũng được người mẹ thừa nhận, do vậy thẩm quyền xác định sẽ thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch mà không cần phải qua tòa án xác định kết quả hoặc có ý kiến bên nội của người con đồng ý không có tranh chấp.
Luật Hộ tịch năm 2014 tại Điều 24.Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”
Thứ hai: Về trình tự thủ tục nhận lại con.
Điều 25 Luật hộ tịch quy định người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con cần nộp tờ khai theo mẫu tại Thông tư 15/2015/TT-BTP và các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định các chứng cứ bao gồm:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, cơ quan hộ tịch yêu cầu người cha họ Trần sau khi có kết quả giám định ADN thì tiến hành đăng ký thủ tục cha nhận con là đúng quy định pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, ThanhXuân, Hà Nội
" alt="Thủ tục cha nhận con"/>
Thủ tục cha nhận con