当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Levadiakos với Makedonikos, 20h00 ngày 14/02: Bỏ xa phần còn lại 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Kèo vàng bóng đá Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Khách đáng tin
Thu tiền tỷ nhờ bán tài liệu ôn thi đại học, 297 giáo viên Hàn Quốc bị kỷ luật
Tại hội nghị, đại diện các Sở GD-ĐT đã trao đổi, thảo luận xung quanh các nhiệm vụ của giáo dục mầm non từ kinh nghiệm thực tiễn địa phương. Trong đó, vấn đề được nhiều địa phương quan tâm là giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non như người làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên mức hỗ trợ và lương chi trả chưa đáp ứng được thù lao, công sức và sự vất vả của giáo viên nên việc thu hút nguồn nhân lực đầu vào đối với giáo dục mầm non gặp nhiều khó khăn.
Ông Phong kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến chế độ làm việc, chính sách tiền lương cho giáo viên mầm non nhằm thu hút, khuyến khích học sinh học ngành sư phạm mầm non và thu hút nguồn nhân lực vào làm việc tại các cơ sở.
Bà Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng chia sẻ khó khăn khi đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc không ổn định. Dịch Covid-19 kéo dài, giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều cơ sở phải dừng hoạt động. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và tỉ lệ tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên, nhân viên còn thấp.
Bà Hoa kiến nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục có giải pháp để thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên mầm non, bởi hiện nay khó khăn về mọi mặt nên thu hút vào ngành rất khó.
Từ chia sẻ về thiếu giáo viên bậc mầm non tại địa phương, đại diện Sở GD-ĐT Kon Tum và Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ, Bộ Nội vụ bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên hằng năm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ban hành quy định cụ thể thực hiện tinh giản biên chế của ngành, đảm bảo định biên giáo viên/lớp, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỉ lệ chung vì giáo dụccó đặc thù riêng.
Giáo dục mầm non "thiếu đủ thứ"
Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá tỷ lệ huy động trẻ đến trường và một số các chỉ số khác của giáo dục mầm non đều có khởi sắc, từ quy hoạch, đến chuyển đổi số, sắp xếp mạng lưới… Trong đó, đáng chú ý xã hội đã quan tâm tới giáo dục mầm non nhiều hơn; đã manh nha, khởi động được một số chính sách mới tốt hơn cho giáo dục mầm non.
Song, theo Bộ trưởng, giáo dục mầm non vẫn còn nguyên thách thức, với từ khoá chính là “thiếu”: thiếu giáo viên, thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất, thiếu nhiều thứ,…
Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, Bộ trưởng cho rằng: “Có lẽ là thiếu vĩ mô, thiếu sự quan tâm đầy đủ ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương. Nơi quan tâm nhưng lực bất tòng tâm, nơi có điều kiện, tâm bất tòng lực”.
Bộ trưởng cũng đề cập tới ứng xử hiện nay với bậc học mầm non - khi đây là bậc học hình thành nhân cách, tinh thần, tình cảm của mỗi con người nhưng lại là bậc học có tỷ lệ kiên cố trường lớp thấp nhất, đời sống giáo viên thấp nhất. Lẽ ra đây phải là bậc học được quan tâm đầu tư nhất nhưng lại đang đẩy mạnh xã hội hoá nhất.
“Chúng ta không thể dùng xã hội hoá để thay cho nhà nước đầu tư đối với bậc học mầm non, cần phải cả hai để tăng cường phát triển giáo dục mầm non mới là sự quan tâm đúng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Cũng theo người đứng đầu ngành giáo dục, thời gian tới cần tăng cường chính sách, tăng cường đầu tư nguồn lực, kiến nghị mạnh mẽ hơn nữa cho bậc học mầm non.
Trao đổi về chương trình giáo dục mầm non mới đang chuẩn bị thí điểm, ông Sơn cho hay cần rút kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới về chuẩn bị các nguồn lực, thông suốt từ xã hội, chia sẻ của phụ huynh, thử nghiệm, nhân rộng, rút kinh nghiệm thận trọng.
“Trong giáo dục không được phép sai lầm, đối với lớp nhỏ càng thận trọng hơn nữa vì các cháu không tự điều chỉnh được. Cần chuẩn bị về chính sách, điều kiện triển khai đủ về nguồn lực, đội ngũ, các phương diện và cần đủ sự quan tâm”, Bộ trưởng nói.
Từ trao đổi của các địa phương, Bộ trưởng cho rằng đã phần nào yên tâm hơn về kiểm soát với hệ thống ngoài công lập, nhóm trẻ. Theo đó, những nơi có kinh nghiệm cần chia sẻ rộng rãi cho các địa phương trên tinh thần tăng cường hỗ trợ, quản lý, giám sát hệ thống cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ, để có môi trường trường an toàn cho các cháu, tránh việc ngược đãi, bạo lực, mất an toàn của trẻ.
“Chúng ta không mong gì hơn các cháu an toàn, các cô an tâm, cha mẹ được an lòng. Làm được 3 điều đó là giáo dục mầm non thành công”, Bộ trưởng chia sẻ.
Báo cáo kết quả năm học 2022-2023, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT), cho biết trong năm học, các điều kiện đảm bảo chất lượng ở bậc học mầm non chuyển biến tích cực. Số phòng học kiên cố tăng 1.430 phòng, phòng học tạm giảm 252 phòng; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi được quan tâm đầu tư. Số trường chuẩn quốc gia bậc mầm non tăng 2,3%. Công tác phát triển đội ngũ được quan tâm, đặc biệt là công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1.86, tăng 0,02% so với năm học trước; giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm đạt 87,3% (tăng 10,6%); trên chuẩn đạt 65,1% (tăng 7.2%); giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn 12.7%, giảm 10.6%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong năm tăng ấn tượng: Nhà trẻ đạt 32,1%, tăng 3,8%; mẫu giáo đạt 93,1%, tăng 3,7%. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được được nhiều kết quả quan trọng, song giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc đảm bảo các quy chuẩn về đội ngũ, cơ sở vật chất, trường lớp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, đầu tư tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân; tỉ lệ huy động trẻ ở một số địa phương còn thấp, còn có sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non giữa các địa phương và giữa các đối tượng. Ngành giáo dục vẫn còn các địa phương có tỉ lệ kiên cố hoá dưới 40%; các địa phương có tỉ lệ chưa đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp. |
Điển hình tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ GD-ĐT giao cho ĐH Cần Thơ; TP.HCM có ĐH Sư phạm và ĐH Nông lâm; miền Trung có ĐH Đà Nẵng, ĐH Vinh; miền Bắc có Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội; Tây Bắc có Trường ĐH Thái Nguyên cùng phối hợp công bố điểm thi.
Thực tế dù đã chia nhỏ theo khu vực nhưng thời điểm ấy, trong mấy giờ đầu công bố gần như tất cả cổng tra cứu đều "chết".
Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã chủ động chia sẻ dữ liệu công bố điểm thi. Theo đó, 63 Sở GD-ĐT thuộc 63 địa phương được quyền công bố điểm thi của địa phương.
Ngoài ra, các cơ quan thông tấn báo chí khi cam kết không chia sẻ dữ liệu cho bên thứ 3, bảo quản dữ liệu điểm thi theo quy định cũng sẽ được Bộ GD-ĐT cung cấp dữ liệu điểm thi để thí sinh có thể tra cứu trực tiếp trên các báo.
Điều này cũng giúp hệ thống của Bộ GD-ĐT không bị quá tải, hơn nữa phụ huynh và thí sinh cũng có thể tra cứu nhanh, thuận lợi nhất. Đặc biệt, hệ thống mạng tra cứu điểm thi đảm bảo thông suốt, không gặp sự cố nghẽn mạng khiến học sinh và phụ huynh hài lòng.
Cần nâng cấp hệ thống để đảm bảo sự chính xác và độ bảo mật cao
Tuy nhiên, dù năm nay, việc tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPTcó những thuận lợi nhất định cũng chưa hoàn toàn tránh khỏi sự cố.
Mặc dù 8h ngày 18/7 Bộ GD-ĐT mới công bố điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng ngay từ chiều ngày 15/7 nhiều thí sinh đã xôn xao khi có thể tra cứu được điểm thi.
Theo đó, đầu giờ chiều ngày 15/7, không ít thí sinh đã vào được cổng tra cứu điểm thi của Bộ GD-ĐT để xem thông tin. Các em ồ ạt vào tra cứu điểm khiến cổng Bộ GD-ĐT bị tắc nghẽn không thể vào được. Sau đó, trang web tra cứu này cũng khóa lại.
Về việc này, TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho hay: "Bộ chưa công bố điểm thi vào thời điểm này. Có thể điểm thi trên thí sinh tra cứu được là dữ liệu điểm thi từ năm 2022".
Tuy nhiên, một giáo viên ở TP.HCM khẳng định: "Đại diện Bộ GD-ĐT trả lời truyền thông có thể điểm thi trên thí sinh tra cứu được là dữ liệu điểm thi từ năm 2022 chưa thuyết phục. Nhiều học sinh ở các tỉnh thành đã biết điểm từ 13h ngày 15/7”.
Không chỉ thế, vừa qua dư luận cũng xôn xao trước việc một số thí sinh tại Nam Định đạt điểm cao ở các tổ hợp khối xét tuyển đại học, thậm chí có thí sinh đạt 27; 28 điểm nhưng lại bị điểm 0 môn tiếng Anh.
Ví dụ, thí sinh Nam Định, số báo danh 250001xx có điểm xét tuyển tổ hợp B00 là 27,75 và A00 là 26 điểm. Cụ thể, điểm thi các môn lần lượt là: Toán: 9; Ngữ văn: 8,25; Vật lý: 7,75; Hóa học: 9,25; Sinh học: 9,5 nhưng tiếng Anh hệ thống lại hiển thị 0 điểm.
Một thí sinh khác cũng đến từ Nam Định có điểm thi lần lượt là: Toán: 9,2; Ngữ văn: 7; Vật lý: 8,75; Hóa học: 9,5; Sinh học: 7 và tiếng Anh cũng 0 điểm.
Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao những môn khoa học tự nhiên điểm cao chót vót nhưng điểm tiếng Anh lại 0 vì với môn thi trắc nghiệm 0 điểm chiếm xác suất rất hiếm. Trường hợp học sinh quá yếu “khoanh bừa” cũng có thể trên 0 điểm.
Về trường hợp này, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, cho hay: “Những thí sinh điểm cao ở tổ hợp môn xét tuyển đại học nhưng hệ thống lại hiển thị 0 điểm tiếng Anh được phản ánh ở Nam Định có 2 trường hợp. Thứ nhất, những thí sinh này thuộc diện miễn thi môn Ngoại ngữ tức là các em được 10 điểm Ngoại ngữ chứ không phải 0 điểm như hệ thống hiển thị.
Để xảy ra việc nhiều người hiểu thí sinh điểm xét tuyển đại học cao nhưng 0 điểm Ngoại ngữ là do cách hiển thị của hệ thống gây hiểu nhầm”.
Không thể phủ nhận khi áp dụng chuyển đổi số, việc tra cứu điểm thi của thí sinh cũng trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nền tảng công nghệ cần phải được nâng cấp, các yếu tố liên quan đến bảo mật dữ liệu cũng cần phải được chú trọng hơn nữa để phục vụ việc tra cứu điểm thi chính xác và quan trọng là tránh những sự cố kỹ thuật như vừa qua.
Cụ thể, theo một số chuyên gia, cần tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như phát triển kỹ năng số cho giáo viên và học sinh.
Để thành công trong chuyển đổi số giáo dục, cần đảm bảo rằng cả giáo viên và học sinh đều có kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ.
Bên cạnh đó, hạ tầng mạng và các trang thiết bị phải được cải tiến, đổi mới đặc biệt là những nơi có kết nối kém. Quan trọng hơn là chính sách và quy định bảo mật, các tổ chức giáo dục nên có chính sách và quy định rõ ràng về bảo mật thông tin, bao gồm việc xác định trách nhiệm và quy trình xử lý sự cố liên quan đến bảo mật.
Ngoài ra, các cơ quan cần tập huấn cho học sinh về an ninh mạng, các nguy cơ an ninh mạng, cách phòng chống và khắc phục khi xảy ra sự cố, giúp nâng cao ý thức và kỹ năng bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức.
Trong quá trình hoạt động, chúng ta cũng cần liên tục cập nhật và bảo trì phần mềm đảm bảo rằng tất cả các phần mềm, ứng dụng và hệ điều hành được cập nhật định kỳ và có các bản vá bảo mật để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.
Hơn thế, mã hóa dữ liệu cũng rất quan trọng khi lưu trữ và truyền tải giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép và đảm bảo tính bảo mật của thông tin để đảm bảo dùng công nghệ số mà không gặp bất cứ trục trặc nào.
Hệ thống tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT cần nâng cấp để đảm bảo sự chính xác
Thiếu giáo viên, sách giáo khoa... vấn đề "nóng" của ngành Giáo dục
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông còn một số bất cập như xây dựng và triển khai chương trình phổ thông mới chưa đồng bộ với công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo. Ngành Giáo dục chậm ban hành SGK tiếng dân tộc.
Một số địa phương chưa thực hiện kịp thời biên soạn tài liệu giáo dục địa phương; việc dạy các môn tích hợp còn bất hợp lý.
Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng cũng đề cập không ít khu đô thị, khu công nghiệp đã không dành quỹ đất để đầu tư xây dựng trường lớp, dẫn đến tình trạng quá tải của các trường, sĩ số học sinh/lớp cao hơn nhiều so với quy định. Vì vậy gia tăng áp lực trong tuyển sinh đầu cấp, nhất là tuyển sinh lớp 10 là điều khó tránh khỏi.
Thủ tướng cũng dẫn chứng bằng câu chuyện tuyển sinh của Hà Nội vừa qua - khi phụ huynh phải xếp hàng thâu đêm tranh suất học cho con.
“Sĩ số học sinh/lớp có nơi thiếu, chỗ lại quá đông. Việc này, các địa phương phải để tâm. Khi còn làm ở địa phương, tôi thấy mình phải đi rất nhiều, mới có thể điều chỉnh. Rất mong các đồng chí quan tâm, hay đã và đang quan tâm, bây giờ quan tâm nhiều hơn nữa”, Thủ tướng chia sẻ với các bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, tại một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học tạm; thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu. Vấn đề nhà vệ sinh trong các trường học vẫn còn bất cập.
Thủ tướng cũng cho hay vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bất cập giữa các cấp học giữa các địa bàn. Nhiều địa phương chưa đảm bảo đủ định mức giáo viên theo quy định; đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên để thực hiện Chương trình phổ thông mới.
Chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là nhân lực chất lượng cao ở các thành phố lớn hoặc các địa bàn khó khăn.
Cần có giải pháp tài chính để hỗ trợ giáo viên
Nhận định những hạn chế của ngành giáo dục năm học qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính có một số chỉ đạo cụ thể.
Trong đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo.
Những nội dung Thủ tướng cho rằng cần ưu tiên là xây dựng Luật Nhà giáo; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; rà soát kỹ, lựa chọn và sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để có định hướng cho hoạt động dạy, học và ôn thi, tạo sự yên tâm cho phụ huynh học sinh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT cần đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém cho học sinh và gia đình và xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Người đứng đầu Chính Phủ cũng đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới của đất nước. “SGK cần phải đổi mới nhưng phải đảm bảo chuẩn mực và có tính ổn định phát triển”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh cần đảm bảo SGK kịp thời cho năm học 2023-2024.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cũng được yêu cầu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên; có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non; nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
"Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non. Đề nghị 2 Bộ trưởng gặp nhau khẩn trương để xem xét về phụ cấp cho giáo viên", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Cùng đó, các bộ, ngành tiếp tục rà soát, kiểm tra việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học đáp ứng nhu cầu của người học, xu hướng đô thị hóa, tốc độ gia tăng và sự dịch chuyển dân số giữa các vùng, miền…
Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, Thủ tướng cũng nhấn mạnh một số vấn đề cần được tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời như: Kiên quyết không để ma túy, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; Khắc phục bằng được tình trạng bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát việc dạy học môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông.
Hội nghị Tổng kết năm học được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Bên cạnh việc tổng kết những kết quả năm học vừa qua, các địa phương, trường học và lãnh đạo bộ ngành cũng bàn về những vấn đề 'nóng' còn tồn tại của ngành. |
Thủ tướng đề nghị 2 Bộ trưởng gặp khẩn để xem xét phụ cấp cho giáo viên