Chuyện một anh chàng kiên trì theo đuổi người mình thích từ năm này qua năm khác có thể là "kịch bản ngôn tình" khiến nhiều cô gái trầm trồ,ôgáicầucứudânmạngvìbịbạnhọccũquấyrốisuốtnătin tuc the thao giai tri mơ ước. Song mới đây, việc một cô gái bị người bạn học cũ tán tỉnh, đeo bám dai dẳng suốt 8 năm, liên tục bị "khủng bố" tin nhắn khiến dân mạng vừa bức xúc, vừa thương cảm. Nhân danh tình yêu để làm trò "biến thái"
Nữ chính - cũng là nạn nhân - trong câu chuyện là D.N. Cô bức xúc kể: "Chuyện là mình bị 'thằng biến thái' quấy rối từ lớp 9, tới giờ là đã 8 năm trời. Lớp 9 có học chung nhưng mình chưa bao giờ nói chuyện với hắn. Cho tới năm lớp 10 mình chuyển qua trường khác thì ngày nào hắn cũng nhắn tin 'anh yêu em', 'em là cuộc sống'. Gần cuối năm 12, có lần mình với đám bạn đi ngang qua gần chỗ hắn đang đứng, hắn chỉ mình cho mấy đứa bạn nhìn, xong cười rất biến thái". Cô cũng tung lên những bức ảnh chụp màn hình mà "kẻ đeo bám" đã nhắn. Những hình ảnh cho thấy dù D.N không trả lời, đối phương vẫn tiếp tục van nài, năn nỉ. "Nhắn tin nhảm mỗi ngày đều đặn lúc 7h, 17h và 21h. Mình chặn thì hắn xóa nick Facebook, 3 ngày sau tạo nick mới. Mình chặn người lạ kết bạn, hắn không kết bạn được nên gửi lời mời với tiêu đề rất rất rất nhảm nhí", N.D bày tỏ sự bất lực khi phải tìm cách đối phó với người bạn cũ. Từ ghét, cô chuyển sang sợ hãi. Sau đó, D.N đổi số điện thoại, đổi tài khoản Facebook để tránh mặt kẻ khó ưa. Bẵng đi một thời gian, bạn trai kia tiếp tục xuất hiện khiến cô một lần nữa thấy phiền phức: "Mình cảm thấy rất căng thẳng, mệt mỏi, sợ hãi khi ra đường, lúc nào cũng trùm kín mặt, chỉ sợ đang đi thì gặp hắn". Trong những đoạn tin nhắn, bên cạnh bày tỏ tình cảm, bạn nam còn có lời lẽ mang tính chất hăm dọa: "Mấy người nên nhớ, mối quan hệ của tôi rộng hơn mấy người nhiều. Nên muốn biết thông tin của mấy người đối với tôi không khó. Tôi bây giờ không phải như hồi xưa nữa đâu...". Nữ chính trong câu chuyện phải lên tiếng "cầu cứu" dân mạng khi quá mệt mỏi, không thể cứ tiếp tục đổi số điện thoại, tài khoản mạng xã hội để tránh mặt kẻ gây rối được nữa. Đọc hết nội dung dài dằng dặc của những đoạn tin nhắn, đông đảo dân mạng đều cảm thấy sợ hãi với độ "lì lợm" và sự đeo bám dai dẳng của người bạn trai. Đan Đan bình luận: "Cái kiểu theo đuổi như thế này thật 'khủng bố' đấy, không thích nổi luôn".
Nhiều người cũng chia sẻ câu chuyện bị quấy rối tương tự và đều chung một cảm xúc chung là "khổ không nói nên lời". Tài khoản Mụp Siêu Phàm kể: "Trước đây mình cũng bị một thằng biến thái theo đuổi. Nó hết kể khổ xong chửi bới, lôi cả quê mình ra chửi. Chửi một lèo vài tháng liền. Mình im chả nói gì, chả buồn chặn. Thỉnh thoảng hắn vẫn nhắn tin như thân quen lắm, gọi điện lúc nửa đêm đòi tâm sự. Đi làm cả ngày đã mệt, đang ngủ lại bị gọi. Giờ cứ thấy sợ sợ, ra đường lỡ gặp phải chắc phải báo công an luôn". Làm gì khi bị "khủng bố" qua tin nhắn? H.H.P chia sẻ với Zing.vn, bản thân cô cũng từng rơi vào hoàn cảnh khổ sở không kém nữ chính trong câu chuyện trên. Năm lớp 10, có một cậu bạn cùng trường tự dưng nhắn tin làm quen cô, dù trước đó không quen biết hay nói chuyện. Ban đầu nghĩ là bạn bè bình thường, nên cô đồng ý. "Hắn đề nghị mình làm 'em gái mưa' các kiểu nhưng mình không thích vì thấy quá vớ vẩn. Có một lần tình cờ gặp nhưng cách cư xử của cậu ta khiến mình mất cảm tình dần rồi không muốn nhắn tin tiếp nữa. Nhưng hắn 'dai như đỉa', suốt ngày nhắn tin làm phiền", cô kể. Suốt 3 năm học phổ thông, cô luôn ám ảnh, bức xúc vì bị đeo bám. Nhiều lần thấy H.P đang đi dưới sân trường, cậu ta còn đứng trên tầng 2 gọi với xuống trêu đùa khiến cô khó chịu và xấu hổ với bạn bè. Cô cho rằng, không thể mượn cớ tán tỉnh, gọi đó là theo đuổi tình yêu để gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý người khác. Đến bây giờ đã thoát khỏi cảnh bị quấy rối nhưng H.P vẫn luôn thắc mắc rằng có cách nào hiệu quả để thoát khỏi cảnh như vậy và pháp luật có xử phạt những hành vi đó không?
Chuyện bị quấy rối qua tin nhắn hay "khủng bố" tinh thần trên mạng xã hội không hiếm, thậm chí ngày càng trở nên phổ biến. Đó không chỉ là thực trạng riêng ở Việt Nam mà là vấn đề được ghi nhận trên khắp thế giới. Nhiều người, nhất là các bạn nữ thường cảm thấy bối rối, sợ hãi khi rơi vào trường hợp đó không biết phải làm gì ngoài im lặng, chặn liên lạc. "Quấy rối" (thuật ngữ tiếng anh là "harassment") được hiểu là những hành vi không mong muốn được lặp đi lặp lại. Quấy rối qua tin nhắn điện thoại hay mạng xã hội có thể gây sợ hãi, lo lắng cho nạn nhân. Không cần trong nội dung phải có từ ngữ đe dọa mới được coi là quấy rối. Khi nhận được những tin nhắn lạm dụng hay "spam", khiến bạn cảm thấy phản cảm, bạn có thể lên tiếng để bảo vệ mình. Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn nên chụp lại màn hình đoạn tin nhắn đó và báo cáo với nhà mạng hoặc nền tảng mạng xã hội mà bạn nhận được nó. Khi cảm thấy mình bị ảnh hưởng tâm lý khi liên tục nhận tin nhắn tán tỉnh, làm phiền, bạn nên nhờ sự giúp đỡ, tư vấn từ những người xung quanh, không nên chịu đựng rồi tiếp tục bị làm phiền. Nhất là với trường hợp trong những tin nhắn ấy có nội dung đe dọa, bạn có thể trình báo với công an hay cơ quan chức năng để xử lý. Tài xế Grab bị tố quấy rối tình dục bé gái 9 tuổiVụ việc tài xế Grabbike bị tố quấy rối tình dục bằng lời nói đối với cháu bé 9 tuổi ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội đang khiến nhiều người quan tâm và bức xúc. |