您现在的位置是:Thế giới >>正文
Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay 13/12 mới nhất
Thế giới25735人已围观
简介Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nayGroup G - 614/12/2023 00:45:00BSC Young Boys 14/12/2023 00:45:00M...
Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay | |
Group G - 6 | |
14/12/2023 00:45:00 | BSC Young Boys |
14/12/2023 00:45:00 | Manchester City |
Group E - 6 | |
14/12/2023 03:00:00 | Lazio |
14/12/2023 03:00:00 | Feyenoord |
Group F - 6 | |
14/12/2023 03:00:00 | Paris Saint Germain |
14/12/2023 03:00:00 | AC Milan |
Group H - 6 | |
14/12/2023 03:00:00 | Shakhtar Donetsk |
14/12/2023 03:00:00 | Barcelona |
FPT Play là đơn vị nắm giữ bản quyền UEFA Champions League tại Việt Nam. Tất cả các trận đấu được phát sóng trực tiếp trên FPT Play.
Bảng xếp hạng bóng đá Cúp C1 2023/24 hôm nayBảng xếp hạng Cup C1 - Cập nhật liên tục bảng xếp hạng giải bóng đá UEFA Champions League mùa giải 2023-24, đầy đủ và chính xác.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Melbourne City, 11h30 ngày 18/1: Tưng bừng bàn thắng
Thế giớiHồng Quân - 17/01/2025 15:14 Úc ...
【Thế giới】
阅读更多Cả nhà cùng bé gieo lộc, đón Tết ‘xanh’
Thế giớiĐây cũng là hoạt động trong chiến dịch “Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” của OMO mang đến trong năm mới. Những món quà Tết đặc biệt
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, bên cạnh những việc nên kiêng cữ như: không quét nhà, không làm rơi vỡ đồ dùng… thì có những việc cần làm trong ngày Tết để thu hút tài lộc như: mặc quần áo mới, lì xì chúc Tết và hái lộc đầu năm.
Áo quần mới mang ý nghĩa cho những điều tươi mới, vui vẻ trong ngày đầu xuân. Do đó, không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng háo hức mặc quần áo mới du xuân dịp Tết. Diện những bộ quần áo mới tinh tươm đó, trẻ con sẽ cùng người lớn đi chúc Tết và nhận được lì xì với lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Ông bà cũng được con cháu biếu những phong bao lì xì để chúc sức khỏe, trường thọ.
Tuy nhiên, phải chăng cách cho tiền hoặc lời chúc vào phong bao lì xì ngày Tết có phần hơi cũ kỹ? Người trẻ hãy thử sáng tạo quà lì xì để vừa mang đến bất ngờ cho người nhận, vừa trọn vẹn ý nghĩa đẹp. Chẳng hạn như, bạn có thể lì xì… hạt giống để mọi người “gieo lộc”. Đây là kiểu lì xì vô cùng độc đáo mà nhãn hàng OMO tạo ra để khuyến khích mọi người gieo lộc ngày Tết, đồng thời cũng tạo nguồn cảm hứng để mọi người cùng trao cho nhau món quà “phi truyền thống” nhưng đầy ý nghĩa dịp xuân này.
Thay vì lì xì phong bì tiền, mọi người có thể trao nhau hạt giống để gieo lộc Tết Bằng cách sáng tạo ra bao Lì xì hạt giống và Hộp háo hức phiên bản Gieo lộc Tết giúp bé tìm hiểu được cách trồng cây lấm bẩn, cách cây lớn lên, OMO đã giúp các em nhỏ thêm yêu việc trồng cây xanh và hiểu rằng đó cũng là cách để gieo lộc.
Không chỉ trẻ nhỏ mà tất cả mọi người đều có thể trao nhau quà này trong dịp Tết. Bằng cách tự mình gieo trồng những mầm xanh nhỏ, bạn sẽ có thêm thật nhiều lộc trong năm mới.
Bằng cách tặng mọi người những hạt giống, bạn đã góp phần nhân nhiều mầm xanh - lộc mới trong năm nay đấy. Mặt khác, mỗi hạt giống bạn tặng cũng ngầm mang một thông điệp về lộc hay và ý nghĩa như gieo đủ đầy - hạt lúa, gieo đủ sức khoẻ - đậu xanh, gieo tốt lành - đậu đỏ. Bên cạnh đó, việc thấy cây cối đâm chồi trong ngày Tết theo quan niệm người Việt cũng là điều rất may mắn. Do đó, cách tặng quà này cũng rất phù hợp với phong tục của người Việt.
Các em nhỏ háo hức với quà lì xì độc đáo là những hạt giống sẽ được chính các em tự tay gieo trồng Nếu hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây, phong tục “hái lộc” cũng dần không còn nhiều người thực hiện khi đây là hành động ảnh hưởng phát triển của cây xanh.
Do đó, mọi người có thể làm mới hoạt động truyền thống này theo cách ý nghĩa hơn bằng cách gieo lộc, tức trồng thêm cây xanh, cũng là gieo thêm sự sống, sự trong lành vì một môi trường xanh sạch hơn. Thay vì hái lộc, gom lộc cho riêng mình, chúng ta hãy cùng gieo và san sẻ lộc đó đến tất cả mọi người. Đó cũng là lý do OMO khuyến khích mẹ và bé trải nghiệm hoạt động trồng cây thú vị với thông điệp "Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay" để làm mới truyền thống "hái lộc" theo một cách ý nghĩa hơn. Thêm 1 cây xanh được trồng, thêm người có lộc, môi trường thêm xanh sạch hơn.
Trải nghiệm lấm bẩn để tự tay gieo trồng hạt giống giúp các bé thêm yêu cây xanh, môi trường Người người gieo lộc vì một cái Tết xanh
Trong chiến dịch Tết lần này, OMO còn mang đến 2 hoạt động trồng cây tiếp nối thông điệp “Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” để khuyến khích mọi người cùng nhau trồng cây, gieo lộc Tết, chung tay hành động cho Tết thêm xanh và tạo nên những tác động tích cực đến môi trường.
Trong đó, “Quỹ OMO Vườn ươm lộc quý Việt Nam” sẽ trao tặng các các lộc xanh quý hiếm là những giống cây quý cho 2 vườn quốc gia Cát Tiên và Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hồi sinh những mảng xanh đã mất ở hai hệ sinh thái phong phú bậc nhất Việt Nam này, đồng thời bảo tồn các giống cây quý hiếm cho sinh quyển cho 2 vườn quốc gia.
“Quỹ OMO Vườn ươm lộc quý Việt Nam” sẽ góp phần bảo tồn những giống cây quý giá tại 2 vườn quốc gia Song song đó, từ nay đến tháng 2/2020, OMO hợp tác cùng báo Nhi Đồng và báo Thiếu Niên Tiền Phong khởi xướng phong trào “Góc xanh học đường” tại các trường tiểu học trên toàn quốc nhằm khuyến khích các em học sinh trồng cây, trang trí mảng xanh trong khuôn viên trường theo chủ đề “Góc xanh học đường - Lấm bẩn gieo ước mơ”.
Mục đích của chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho các em nhỏ về vai trò, tác dụng, giá trị của cây xanh và mang đến một ý thức đẹp giúp các em trao ước mơ của mình vào những mầm xanh và gieo trồng cây cho ước mơ được sống từ dịp Tết này, qua đó hướng đến cải thiện điều kiện cây xanh ở trường học.
“Góc xanh học đường” giúp học sinh có ý thức đẹp về việc trồng cây xanh, bắt đầu từ trường học Thông qua chiến dịch Tết này, OMO muốn mang đến những trải nghiệm lấm bẩn không chỉ giúp trẻ học hỏi thật nhiều điều hay, khuyến khích trẻ phát triển mà mẹ và bé cũng như những người trẻ có thể cùng chung tay trồng cây tạo nên một cái Tết xanh và tác động tích cực đến môi trường nhiều hơn.
Mọi người có thể chung tay tham gia những hoạt động ý nghĩa này và ủng hộ chiến dịch "Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” thông qua mạng xã hội hoặc website https://omo.trongcaytrongtrainghiem.com/.
Kim Phượng
">...
【Thế giới】
阅读更多Những phận người nặng gánh mưu sinh ngày cận Tết
Thế giớiNữ 'tài xế' ... xe ngựa Chị Kim Hiến, 39 tuổi nhà ở xã Quới Sơn (H. Châu Thành, Bến Tre) là một trong 3 xà ích nữ của bến xe ngựa trên cồn Thái Sơn (còn gọi là Cồn Lân - TP Mỹ Tho, Tiền Giang).
Chị ăn mặc giản dị, gương mặt hiền lành chân chất. Chị ngồi ở bên trái của xe, tay cầm dây cương thúc ngựa lao tới. Không nhìn thấy hình ảnh này đố ai biết chị là một 'tài xế' xe ngựa lành nghề.
Chị Kim Hiến có chồng và 2 con. Con trai lớn của chị năm nay tròn 17 tuổi cũng theo nghề của mẹ, cầm cương một chiếc xe ngựa khác. Chồng chị là tài xế xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng.
Tết, chị Hiến vẫn phải cắt cỏ cho ngựa, chở khách đi thăm quan nên hầu như chị không có một cái Tết trọn vẹn. Chị là đời thứ 3 trong gia đình có nghề nuôi ngựa kéo xe. Thuở nhỏ, chị theo ông nội cắt cỏ chạy xe. Rồi đến đời cha, chị cũng tiếp tục sát cánh. Chị đã từng cắt những gánh cỏ vừa mềm vừa thơm để nuôi nhiều con ngựa. Chị cũng tập tành đánh xe. Cứ thế, theo năm tháng chị lành nghề lúc nào không hay.
Gia đình chị hiện không còn nuôi ngựa kéo xe. Chị nói, ông nội và bố đã bán ngựa và xe từ nhiều năm trước. Ba năm nay, chị xin vào làm ở khu du lịch cồn Thái Sơn, được nơi đây giao cho cả ngựa và xe để vừa chăm sóc vừa hành nghề.
'Hàng ngày con dậy rất sớm, từ 5 giờ sáng đi cắt cỏ đến hơn 7 giờ mới về đến nhà. Lo sơ chút việc nhà, chăm cho con gái ăn sáng đến trường xong con vội mang cỏ qua để kịp cho ngựa ăn...'.
Con ngựa này - chị chỉ cho tôi xem - 'Khi con nhận, nó ốm lắm, trơ cả xương. Con cố gắng vỗ béo nó để bây giờ mới đủ sức kéo hơn chục chuyến xe mỗi ngày'.
Càng cận Tết, khách du lịch càng vắng, chị vẫn phải có mặt. Mỗi ngày, chị chỉ có 4 -5 chuyến, được trả với giá 10.000đ/chuyến.
Xe chạy chậm để dừng lại. Chị Hiến trải lòng, 'Nghề xe ngựa không có Tết chú ơi. Ai cũng thế, đã là người Việt, Tết rất thiêng liêng nhưng hoàn cảnh con thì không thể. Ngày Tết vẫn phải cắt cỏ cho ngựa, vẫn đưa du khách vui chơi. Thôi thì, mình không ăn Tết nhưng mang niềm vui Tết đến cho mọi người trên chiếc xe ngựa thô sơ này cũng là một điều hay'.
'Thôi con cố gắng để vui Tết cùng gia đình nhé'. Chúng tôi nói với Hiến trước khi xuống xe tạm biệt người nữ xà ích của cồn Thới Sơn ...
Những ngày Tết, khách du lịch đông, nhiều người làm nghề chèo chuyền ở cồn Thới Sơn vẫn mải miết với công việc. Người chèo xuồng trên sông
Hàng trăm chiếc xuồng gỗ chen chúc ở bến đò rạch Bà Ngoạn trên cồn Thới Sơn. Chiếc cũ, chiếc mới. Trên xuồng, 2 người chèo đang cầm mái đứng chờ ...
Chúng tôi xuống xuồng của chị Phan Thị Thu Thảo 40 tuổi. Chị và một người bạn ngồi ở 2 đầu xuồng. Mái chèo chuyển động. Chiếc xuồng lao tới phía trước.
Rạch Bà Ngoạn hẹp chỉ đủ cho hai xuồng qua lại. Hai bên rạch, suốt chiều dài nhiều cây số, hàng dừa nước tỏa bóng mát che khuất ánh mặt trời nóng rát của ngày cuối năm.
Mái chèo vẫn đều đặn, chiếc xuồng nhẹ nhàng đi tới. Chị Thảo cho biết, tại bến có tất cả 300 chiếc xuồng với 600 tay chèo phục vụ du khách. Đa số người chèo là phụ nữ.
Những ngày Tết, khách đông, chị Thảo tranh thủ làm thêm để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Xuồng mình tự sắm, chị Thảo nói. Những người chèo xuồng ở đây đa số không có đất canh tác, không nghề nghiệp ổn định nên được chính quyền xã cho vay trả góp mỗi tháng. Nhờ vậy họ có phương tiện mưu sinh. Mỗi chuyến đi dài 2km được khu du lịch trả công 15.000đ. Ngày đông khách, họ đi được hơn chục chuyến nhưng ngày ế chỉ 3 - 4 chuyến. Số tiền thu được lại chia 2 vì cả 2 người cùng làm.
'Cuộc sống ở cồn rất bấp bênh. Không chèo đò thì đi làm cỏ mướn hoặc các ngành nghề tay chân khác mới có ăn', chị Thảo bày tỏ. 'Nhưng với thu nhập ít ỏi như thế làm sao đủ ăn Tết?', chúng tôi hỏi. Thảo mỉm cười, 'Ở thôn quê, làm được nhiêu ăn bấy nhiêu, không như thành phố phải bon chen. Ở đây chủ yếu là có hũ gạo với nước mắm nước tương qua bữa là được rồi'.
Bà Hương năm nay đã 80 tuổi. Những ngày Tết bà vẫn miệt mài chèo thuyền đưa khách đi thăm quan phong cảnh ở cồn Thới Sơn. Một chiếc xuồng vừa qua mặt. Người chèo là một bà cụ. Nét mặt bà tươi như hoa. Bà nở nụ cười chào mọi người. Chiếc xuồng của bà lướt nhanh trên mặt nước.
Được biết bà là Nguyễn Thị Ngọc Hương 80 tuổi. Bà hiện nay phải nuôi cháu nội đang học lớp 8.
Bà nói: 'Cha đứa bé mất vì tai nạn, mẹ nó cũng làm nhưng chẳng đủ tiêu. Nó đã lớn cũng tham gia vào phụ mẹ phụ bà mưu sinh.
Chẳng biết Tết này có gì cho cả nhà ăn Tết hay không?', bà Hương cố gượng cười nói với chúng tôi.
Người Hà Lan nướng xúc xích ở Sài Gòn: Thích Tết Việt vì được lì xì
Khách đứng bên ngoài chờ khá đông. Bên trong quán, 4 người đang rộn ràng với công việc. Chỉ riêng anh, vẫn bình thản đứng nướng từng cây xúc xích ...
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch
- Cô gái Malaysia tìm được tờ tiền cuối cùng của bố nhờ cộng đồng mạng
- Bạn muốn hẹn hò tập 562: Chàng tài xế làm khán giả cười nghiêng ngả
- Tại sao cánh cửa nhà vệ sinh công cộng không thiết kế kín?
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Thu Hoài trò chuyện cùng diva Hàn Quốc
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1: Khẳng định đẳng cấp
-
Khi kiếm được ít vốn, tôi mở một tiệm tạp hóa. Vợ tôi đi bán cá, bán rau ở chợ, khi lại mở tiệm cơm. Nhưng cô ấy bán gì cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng là kêu lỗ vốn, bán không được nên chuyển sang kinh doanh cái khác.
Tôi ban đầu nghĩ, cô ấy có ý chí phấn đấu như vậy là tốt nên bán tạp hóa được bao nhiêu, tôi đưa hết cho vợ. Vừa rồi, sau khi mở quán cơm ế khách, cô ấy quay lại bán cá ở chợ. Bán được mấy hôm, cô ấy nói về quê chơi mấy ngày rồi vào làm việc tiếp.
Cô ấy đi được hai hôm thì có mấy người đến chỗ trọ đe dọa, yêu cầu tôi phải trả 1 tỷ đồng mà vợ đã vay. Họ có cả giấy vay nợ, chữ ký, cam kết sẽ trả như thế nào. Tôi bàng hoàng, gọi cho cô ấy thì không liên lạc được. Tôi gọi về quê thì ai cũng nói, cô ấy không về đó.
Bây giờ, các chủ nợ ngày nào cũng đến nhà, yêu cầu tôi phải trả nợ thay vợ, nếu không họ sẽ phá đồ đạc, gọi giang hồ đến xử tôi. Tôi đã già rồi mà vẫn phải đi ở trọ, bán từng chiếc bánh, gói kẹo mưu sinh, tiền đâu mà trả.
Số tiền cô ấy vay, tôi không hay biết. Tôi cũng không biết cô ấy vay để làm gì, hiện đang trốn ở đâu. Tôi phải làm thế nào để mình không phải có trách nhiệm với khoản nợ đó.
Hiện tôi rất mệt mỏi với cuộc sống này. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Vay 2 triệu đi chữa bệnh cho con, cô giáo tiểu học phải trả 90 triệu đồng
Mấy tháng qua, tôi liên tục bị bên cho vay gọi, nhắn tin đòi tiền. Chẳng còn cách nào khác, tôi phải vay chỗ này đắp chỗ kia.
" alt="Tâm sự chị bán cá để lại khoản nợ cho chồng rồi bỏ đi biệt">Tâm sự chị bán cá để lại khoản nợ cho chồng rồi bỏ đi biệt
-
Tôi và chồng cùng quê. Hiện chúng tôi đang sống và làm việc ở Hà Nội. Sau 15 năm kết hôn, chúng tôi đã có 2 con, 1 trai, một gái.
Cuộc hôn nhân êm đềm, hạnh phúc khiến tôi chưa bao giờ nghĩ, có một ngày tôi lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế này.Nghỉ phép ngày cận Tết, nam phó phòng bị lộ chuyện động trời. Chúng tôi đều có công ăn việc làm ổn định nhưng nghề của anh khá đặc thù. Anh thường phải trực ở cơ quan, chuyện anh vắng nhà buổi tối là chuyện cơm bữa.
3 năm nay, anh được lên chức phó phòng. Vào dịp Tết, anh nói, nhà mình đông người, các con cũng đã lớn nên anh xung phong trực để hỗ trợ anh em. Thành ra, 3 cái Tết vừa qua, cứ 29 Tết anh đưa mẹ con tôi về quê rồi trở lại Hà Nội làm việc.Tôi không mảy may nghi ngờ vì anh là người đứng đắn. Chưa bao giờ tôi thấy anh liếc mắt đưa tình hoặc trêu đùa một cô gái nào.
Ai ngờ, cách đây chừng 1 tháng, tôi tình cờ gặp bạn học cũ. Nói chuyện một hồi, tôi mới phát hiện người bạn này làm cùng chỗ chồng tôi. Bạn nói, chồng tôi sướng, làm sếp ở bộ phận đó thì ít phải trực. Lễ Tết được ở bên gia đình, không như bạn, ăn ngủ ở cơ quan còn nhiều hơn nhà mình.
Tôi thấy lạ vì chồng tôi cũng đi trực suốt. Nhưng tôi lại nghĩ, bạn không ở bộ phận của chồng nên có thể không hiểu hết công việc của anh.
20 tháng Chạp, tôi mang áo khoác của anh đi giặt thì phát hiện trong túi anh có một hóa đơn mua hàng siêu thị. Trong đó, anh mua tới 21 món, toàn đồ sơ sinh, bỉm sữa. Tôi đã vặn hỏi anh nhiều. Nhưng anh rất bình tĩnh. Anh bảo, buổi chiều, cậu bạn cùng cơ quan mượn áo mặc ra đường nên có thể cậu ấy đi siêu thị.
Lời giải thích khiến tôi không bắt bẻ được nhưng trong lòng vẫn thấy hoài nghi.
23 Tết, anh báo trực cơ quan không về nhà cúng ông Công ông Táo. Tôi vui vẻ đồng ý. Sau đó, tôi khéo léo dò hỏi đồng nghiệp của anh thì phát hiện anh nói dối.
Cả ngày hôm đó, anh không ở cơ quan, cũng không tham gia tất niên cùng anh em. Thậm chí, anh còn đang xin nghỉ phép. Tôi giận run người nhưng cố bình tĩnh. Tôi nghĩ ra một lý do rồi gọi điện cho anh về nhà gấp.
Khi anh rời đi, tôi thuê người bám theo thì thấy anh đến bệnh viện sản. Một người phụ nữ vừa sinh con được anh nâng niu chăm sóc rất cẩn thận. Tôi đã đến trước mặt anh, định mắng chửi anh một trận nhưng nước mắt tôi lại trào ra. Tôi không nói được câu nào mà cứ nức nở.
Hóa ra, hơn 3 năm nay, anh đã lừa dối tôi, có 2 đứa con với một người đàn bà khác.
Anh còn mua cho cô ta một căn nhà, một cửa hàng bán đồ lưu niệm ngay gần cơ quan anh.
Những điều đó khiến tôi muốn tha thứ cho anh cũng không thể được nữa.
Tôi đau lòng quá. Tết nhất đến nơi rồi nhưng tôi không thiết tha gì nữa. Tôi biết phải làm gì để vượt qua cú sốc này. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.Ngượng chín mặt vì mẹ chồng thiếu tế nhị
Hơn 5h sáng chưa thấy tôi thức dậy là mẹ chồng lại gõ cửa, nếu không thấy động tĩnh gì, bà thản nhiên mở cửa vào phòng.
" alt="Nghỉ phép ngày cận Tết, phó phòng bị lộ chuyện ngoại tình động trời">Nghỉ phép ngày cận Tết, phó phòng bị lộ chuyện ngoại tình động trời
-
Phố đi bộ Nguyễn Huệ thường ngày đông đúc người qua kẻ lại, những ngày có dịch bệnh corona xảy ra ít ai đi qua đây tụ tập, vui chơi Trước một trung tâm thương mại đối diện nhà thờ Đức Bà, Quận 1, khung cảnh cũng tương tự như ngày nghỉ lễ Khu Hồ Con Rùa, quận 1 khá vắng lặng dù là ngày cuối tuần Trong một trung tâm thương mại nổi tiếng ở quận Bình Thạnh cũng thưa thớt bóng người Rất ít người vào đây để tham quan, mua sắm Một quán ăn sang trọng vắng khách dù ngày cuối tuần Nhiều hàng quán khác cũng rơi vào cảnh tương tự, tình trạng này đã kéo dài từ những ngày nghỉ Tết đến nay, từ khi phát hiện dịch bệnh xuất hiện tại TP.HCM Một quán cà phê thường ngày đông chật nay ghế trống nhiều hơn người ngồi Một quán ăn còn không khí Tết nhưng cũng vắng người ngồi ăn Quán cà phê máy lạnh ở trung tâm Quận 1 cũng không có nhiều người ngồi. T.Tùng
" alt="Người Sài Gòn ít đến nơi công cộng, khu trung tâm vắng vẻ">Người Sài Gòn ít đến nơi công cộng, khu trung tâm vắng vẻ
-
Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
-
Chương trình Hẹn ăn trưa (phiên bản của Bạn muốn hẹn hò) tập 104 có sự xuất hiện của anh Võ Văn Viết (51 tuổi, nhân viên vệ sĩ, ở TP Buôn Mê Thuột) và cô gái Nguyễn Thị Thừa (41 tuổi, kinh doanh tự do, quê ở Phú Yên). Cô gái Nguyễn Thị Thừa có tính cách tự lập, giỏi kinh doanh. Cô trải qua 2 mối tình. Mối tình thứ nhất kéo dài 10 năm nhưng do tập trung kinh doanh, chưa muốn lập gia đình nên họ chia tay.
Anh Võ Văn Viết Mối tình 2 cũng đổ vỡ do bất đồng quan điểm trong việc bạn trai muốn về quê lập nghiệp còn Thừa muốn ở lại thành phố.
Nếu như cô gái ở Phú Yên chưa từng lập gia đình thì anh Võ Văn Viết lại lấy vợ từ năm 20 tuổi. Họ có 3 con, người con cả cũng đã xây dựng gia đình. Vào năm 2017, vợ chồng anh chia tay.
Anh Viết kể: ‘Thời đó, bà xã làm giáo viên, tôi kinh doanh sau đó chuyển sang tài xế lái xe đường dài. Tôi có lỗi trước khi trong quá trình làm việc có ‘say nắng’ ở ngoài'.
‘Phụ nữ ở nhà dũng cảm một chút, biết níu kéo, biết giữ gìn hạnh phúc gia đình thì không đến nỗi nào nhưng bà xã tôi cũng có người khác. Đàn ông đi, có thể quay về được còn phụ nữ (ngoại tình) thì khó thể quay về’, anh nói thêm.
Cô gái Nguyễn Thị Thừa Sau chia tay, anh quen một người mới. Thời gian này, anh mua đất, làm nhà riêng. Tuy nhiên nghe người phụ nữ mới ‘nói ngon nói ngọt’ nên anh đã sang tên nhà cho đối phương. Sau đó, anh bị người ta chia tay.
‘Hiện tại, tôi chẳng còn gì, còn mỗi cái xác’, anh nói.
Mặc dù vậy, anh Viết vẫn khẳng định: ‘Tính tôi không lăng nhăng, đã yêu người nào là yêu một người’ và anh rất thích những người phụ nữ đẹp. Anh tham gia chương trình với lý do: ‘Con cái ở xa, hiện tôi một thân một mình nên muốn tìm một người bầu bạn tuổi già’.
Lời chia sẻ của anh Viết khiến nhiều khán giả bức xúc, họ cho rằng, anh đã không chung thủy lại còn biện minh cho bản thân và đổ lỗi cho bạn đời cũ.
Trước câu chuyện của anh Viết, cô gái Nguyễn Thị Thừa cũng cho rằng, chuyện tình cảm của anh quá rắc rối khiến cô lo lắng.
Tuy nhiên cô gái cũng khẳng định: Người đàn ông có hôn nhân đổ vỡ sẽ rút được kinh nghiệm và cô cảm thấy đó là điều bình thường.
Cô khen anh Viết hiền lành, thật thà còn anh Viết nhận xét Thừa là người dễ mến.
Mặc dù vậy, ở phút quyết định, cô gái đã không bấm nút đồng ý hẹn hò. Cô lý giải: ‘Em là người làm kinh doanh, em cần người đàn ông có cách nói chuyện, giao tiếp tự tin, lưu loát để hỗ trợ nhưng anh ấy lại không được như vậy’.
Tương tự, anh Viết cũng không bấm nút hẹn hò do cảm thấy tự ti với cô gái được mai mối cùng mình.
MC Cát Tường phải động viên anh thêm tự tin bởi dù ‘tay trắng nhưng còn kinh nghiệm sống, điều đó quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc, vật chất’. Nữ MC cũng chúc cặp đôi sẽ gặp được một nửa thực sự của mình.
Kết thúc có hậu của chàng trai bị chia tay vì là công nhân nghèo
Nguyễn Hữu Hồ Tây Nguyên chia sẻ, tình yêu đổ vỡ do anh là công nhân, không có nhà cửa. Tuy nhiên hiện tại, anh đã mua được đất ở các tỉnh thành và có kinh tế ổn định để kết hôn.
" alt="Sang tên nhà cho người đẹp, tài xế U60 bị lừa ngoạn mục">Sang tên nhà cho người đẹp, tài xế U60 bị lừa ngoạn mục