Thế giới

Ai học thạc sĩ cũng “đóng quỹ lớp” để thi đề dễ, điểm cao

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-23 09:48:21 我要评论(0)

Trong bài viết “Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức” được đăng tải tr&ecilich thi dau afflich thi dau aff、、

Trong bài viết “Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức” được đăng tải trên báo VietNamNet ngày 2/3,ọcthạcsĩcũngđóngquỹlớpđểthiđềdễđiểlich thi dau aff PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đã nêu ra hai vấn đề trong đào tạo thạc sĩ.

Vấn đề thứ nhất, đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ, các trường tư gần như đang “lùa” người học vào trường… Vấn đề thứ hai là đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ ở nhiều nơi là giống như học tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người học từ các cơ quan nhà nước, học để lấy bằng thạc sĩ rồi thăng quan, tiến chức…

Sau quan điểm này của ông Dũng, nhiều kẽ hở, hỉ nộ ái ố về việc đào tạo thạc sĩ được độc giả nêu ra. Trên báo VietNamNet bạn đọc Giang Vo Kien cho rằng khixét bổ nhiệm, chỉ xét bằng thạc sĩ chuyên ngành và được cơ quan cử đi học, có thi đầu vào. Còn đi học riêng thì không xét vì họ chọn trường có tiêu chuẩn đầu vào thấp, chủ yếu là đóng tiền để lấy bằng thạc sĩ.Cũng theo bạn đọc này thực trạng học thạc sĩ hiện nay là có lớp chỉ tập trung 1 lần khoảng vài ngày để viết bài thi cuối khóa cho tất cả các môn. Hai năm sau học viên sẽ ra trường để bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Đồng tình với quan điểm này bạn đọc Bình Bông cũng nêu, trước đây khi mọi người từng lan truyền tốt nghiệp đại học xong thì học thêm bằng 2 hay học lên thạc sỹ rất nhẹ nhàng, mình không tin nhưng sự thực thì đúng như vậy. 
 

Ảnh minh hoạ (nguồn: UEH)

Nhiều bạn đọc còn thẳng thắn chỉ ra rằng học viên các lớp học thạc sĩ luôn có một khoản đóng quỹ lớp để thi dễ dàng, đạt điểm cao. Bạn đọc Hungnguyen đã thẳng thắn đặt câu hỏi, những học viên đi làm rồi học thêm buổi tối cần được ghi nhận sự nỗ lực vừa làm vừa học nhưng có học viên nào chưa từng nộp "tiền quỹ lớp" để thi dễ dàng hơn.

Trong khi đó bạn đọc Đỗ Bảo Học đã nêu thực trạng, đào tạo có 1-2 năm, học buổi tối, vừa đi làm vừa học…đã khiến những tấm bằng tại chức, văn bằng hai và cả bằng thạc sỹ nữa đều không thực chất.
 
Theo bạn đọc Dương Văn Tuấn, ở các nước tiên tiến, muốn cầm cái bằng thạc sĩ không dễ dàng. Học viên phải mất từ 2 đến 3 năm học ròng rã vừa học vừa thực hành, làm luận án trình trước hội đồng. Vì vậy khi cầm tấm bằng thạc sĩ họ rất tự hào về công sức học tập bỏ ra có kết quả.Còn nước ta thì sao”?- bạn đọc Văn Tuấn trả lời luôn cho câu hỏi của mình là: “Chắc nhiều người ai cũng biết, học thạc sĩ, đóng tiền nhiều. Từ đó chất lượng như thế nào thì cũng rất dễ hình dung. “Dường như khoản thu học phí chương trình thạc sĩ mới quan trọng cho các trường”.
 
Bạn đọc Hai Nguyen cho rằng, hiện nay các trường đại học đang hướng tới tự chủ, vì vậy giáo dục cũng như 1 ngành dịch vụ, muốn có "khách hàng" thì phải tạo điều kiện từ đầu vào đến quá trình học. Nếu trường làm căng, khó khăn thì ít người học và nhà trường không có nguồn thu. Theo Hai Nguyen trong vài năm trở lại đây, đầu vào thạc sỹ dường được mở quá, ai có nhu cầu học hầu như là đỗ vì xét tuyển, vì chỉ tiêu nhiều. Trong quá trình đào tạo cũng xuất hiện nhiều lỗ hổng.
 
Bạn đọc Thanhan nhìn nhận, danh hiệu tiến sỹ, thạc sỹ ở Việt Nam đã bị"biến thể" thành cái "ghế" quyền lực, hệ số lương/tháng, nên không còn ý nghĩa trong vai trò nghiên cứu, phát minh, cải tiến khoa học. Vì vậy đào tạo tại chức chuyên tu, học thêm ngoài giờ hay chính quy cũng như nhau.
 
Nhiều bạn đọc đã hiến kế để tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa. Theo bạn đọc Khánh Nam, vấn đề là làm sao đưa cái bệnh háo danh trong đa số công chức nhà nước ra khỏi đầu thì lúc đó mới có học là để hành, để phục vụ cho công việc, lấy trí tuệ của người tài, người giỏi phục vụ đất nước. 
 
Bạn đọc Tạ Lê Minh cũng nêu, nếu không phải người làm về nghiên cứu, hay quản lý thì không cần học thạc sỹ, tiến sỹ, bởi có những ngành nghề kiến thức đại học cũng không sử dụng hết. Trước thực trạng đào tạo thạc sĩ như hiện nay, bạn đọc Khai Pham Quangđề nghị ngành giáo dục vào cuộc thanh tra các hoạt động đào tạo học thạc sỹ.
 
Theo bạn đọc Công Thành, đào tạo thạc sĩ bắt buộc phải học tập trung bởi đây là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng, bố trí, đề bạt người có năng lực. Đối với cán bộ có đủ điều kiện thì được cử đi học tập trung, không nên và cương quyết không để "thả cửa" đào tạo thạc sĩ kiểu "tại chức" vì chỉ được cái "mác", cái "vỏ" còn kiến thúc không hơn đại học. Ngoài ra nên cương quyết không đào tạo tại chức thạc sĩ nếu học viên chưa từng học đại học chính quy vì không ít người từ trung cấp, đại học đến thạc sĩ đều là "tại chức, ban đêm, ngoài giờ". Những người này không có chuyên môn và kiến thức chuyên ngành có thể còn kém hơn cả học trung cấp hay cao đẳng chính quy. Do vậy họ chỉ học để mong "giữ ghế, lên chức”.
 
Trong khi đó theo bạn đọc Nguyễn Đình, khi nào nền giáo dục thôi chuộng bằng cấp và không còn thương mại hoá giáo dục thì lúc đó bằng cấp mới thật sự có giá trị. Còn hiện nay chủ yếu là làm đẹp hồ sơ, nhiều người có trình độ đại học mà kiến thức không bằng trình độ cao đẳng mặc dù bậc lương cao hơn.

Đặc biệt bạn đọc Pha Thanh Luu đã thẳng thắn chỉ ra một thực trạng hiện nay là: Nhiều người học thạc sĩ chỉ mục đích chụp hình khoe mạng xã hội. 

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức

Theo các nhà giáo dục, để cấp tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa phải giải quyết việc các trường tư đang “lùa” đầu vào còn đào tạo thạc sĩ thì như tại chức.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trường PTDT bán trú THCS Trung Lý, nơi các em học sinh trồng rau gây quỹ.

“Ban đầu diện tích trồng rau của trường lên đến gần 3.000m2. Do đặc thù của khu vực miền núi, hàng năm diện tích đất bị trôi, lở xuống vực, do vậy đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng gần 1.000m2. Với diện tích trên, mỗi lớp sẽ được đảm nhiệm một luống để tự trồng và chăm sóc rau”, thầy Thủy cho biết.

Theo thầy Thủy, việc trồng rau trong nhà trường rất ý nghĩa, bởi nó đã tạo cho các em kỹ năng sống. Ngoài việc học trên lớp, các em được trồng, chăm sóc rau như đang sống ở nhà mình, tạo cho các em có một cảm giác gần gũi, một không gian sống lành mạnh, ý nghĩa.

Các em học sinh đang thu hoạch rau nhập lại cho nhà bếp.

Mỗi luống rau là của mỗi lớp riêng biệt, thầy cô giáo chỉ hỗ trợ hướng dẫn về kỹ thuật. Mùa nào rau ấy, khi những luống rau đến kỳ thu hoạch, các em học sinh lại tự tay hái vào nhập lại cho bếp ăn bán trú. Mỗi kỳ học các em thu hoạch được khoảng 2 tấn rau các loại.

“Tiền bán rau được nhà bếp tổng hợp và thanh toán vào những dịp cuối kỳ, cuối năm. Có những lớp cuối năm tổng hợp lại cũng được cả chục triệu đồng”, thầy Thủy chia sẻ.

Sau giờ tan lớp các em học sinh tranh thủ ra vườn rau chăm sóc.

Theo thầy Thủy, điều đặc biệt, tiền bán rau này không phải để các em chia nhau, mà các em tự gây quỹ.

Khoảng 3 năm trước,các em đã góp lại tiền bán rau để mua hai cái máy giặt cỡ lớn để giặt quần áo cho chính các em ăn ở bán trú.

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, từ quỹ lớp này các em cũng thường xuyên trích lại để hỗ trợ những bạn khó khăn trong lớp. Đặc biệt, dịp nghỉ Tết, các em dùng chính số tiền này để mua bánh kẹo về làm quà cho gia đình.

Các em học sinh rất thích thú với công việc trồng rau.

Em Lý Thị Dụ (học sinh lớp 7A) chia sẻ, suốt hai năm qua, ngoài thời gian ở trường trồng rau, mỗi kỳ nghỉ hè về nhà em tự tay trồng rau cho cả gia đình cải thiện bữa ăn. “Qua việc trồng rau đã giúp em biết cách tự lập, tự làm ra sản phẩm do chính đôi bàn tay của mình khi phải xa gia đình”, em Dụ cho biết.

Trồng rau không chỉ rèn luyện kỹ năng sống, các em còn gây quỹ lớp để giúp đỡ các bạn khó khăn.

Năm học 2022 - 2023, Trường PTDT bán trú THCS Trung Lý có 513 học sinh là người Mông và người Thái, trong đó có 446 học sinh ăn ở, sinh hoạt tại trường.

“Đa số các em học sinh ở đây đều nghèo phải sống xa gia đình, có khi 2 đến 3 tháng mới về nhà một lần. Vì thế các thầy cô như bố mẹ hỗ trợ các em trong cuộc sống lẫn tâm sinh lý để mỗi ngày các em trưởng thành hơn”, thầy Thủy chia sẻ.

" alt="Học sinh vùng cao xứ Thanh trồng rau tạo quỹ lớp" width="90" height="59"/>

Học sinh vùng cao xứ Thanh trồng rau tạo quỹ lớp

Từng chỉ là một thành phố nghèo với 10 triệu dân, nằm giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, nay Trịnh Châu đã trở thành thành phố phát triển với rất nhiều tòa nhà chọc trời và hệ thống đường cao tốc, cầu vượt hiện đại. Nhờ các khoản đầu tư, Trịnh Châu trở thành một trung tâm hậu cần quan trọng của Trung Quốc, nơi xuất đi những chuyến hàng tới châu Âu như một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường.

Đối với rất nhiều người dân tỉnh Hà Nam, nơi hiện đang có khoảng 100 triệu người đang sống và làm việc, thì Trịnh Châu đã trở thành biểu tượng của thành tựu và cơ hội tại vùng “hậu phương” của Trung Quốc. Ngoài ra, Trịnh Châu còn được cho là có sức hút khiến nhiều người đã quyết định bỏ lại các trang trại lợn, đồng ruộng... để tới thành phố này làm việc trong các nhà máy, với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thu nhập cá nhân bình quân tại Trịnh Châu đã tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua, và trong năm ngoái con số này đã chạm mức 4.791 USD/ người (khoảng 111 triệu VND). Nhờ mức lương này, nhiều cư dân Trịnh Châu đã được tận hưởng mức sống của tầng lớp trung lưu, mua được các thiết bị tiêu dùng, hàng xa xỉ và thậm chí là căn hộ riêng.

Tuy nhiên, khi sự tăng trưởng kinh tế sụt giảm từ cuối năm 2018 đã khiến những điều bất ổn tại thành phố này trở nên nghiêm trọng. Khi mọi lĩnh vực từ bất động sản, hàng tiêu dùng và công nghệ đều có dấu hiệu giảm tăng trưởng, và chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn thu nhập, nhiều người dân cảm thấy cơ hội giúp họ tiến thân trên nấc thang xã hội đang ngày càng suy giảm. Những thứ từng là cơ hội, là triển vọng đối với thành phố này dường như sắp cạn kiệt.

{keywords}
Tăng trưởng kinh tế chậm lại gây nhiều bất ổn cho người dân Trung Quốc. Ảnh: FMSH

Các phóng viên Reuters đã tới Trịnh Châu cuối năm 2018 và đầu năm 2019 để phỏng vấn các chủ doanh nghiệp, người tiêu dùng và những người hy vọng mua được nhà ở đây. Nhiều người đã bày tỏ sự lo lắng hoặc hoài nghi về khả năng duy trì và đạt được ước mơ thịnh vượng, theo như lời hứa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sau đây là ba câu chuyện đã được phóng viên của Reuters ghi lại. Chúng cho thấy những thách thức và khó khăn rất lớn mà Trung Quốc phải đối diện khi xây dựng một nền tảng mới cho kinh tế trong nước nói chung và các tỉnh như Hà Nam nói riêng.

Câu chuyện đầu tiên: Chủ doanh nghiệp

Lúc còn nhỏ, anh Gong Tao muốn trở thành một chủ doanh nghiệp, giống như cha mình. Là một người chuyên bán bút viết thư pháp, cha của anh đã gây dựng sự nghiệp tại tỉnh Hà Nam, và khiến anh có ấn tượng sâu sắc về giá trị của sự chăm chỉ trong công việc.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2014, Gong đã thành lập một công ty công nghệ khắc ảnh lên bản in kim loại. Năm 2016, anh đã nhanh chóng bắt kịp với sự bùng nổ kinh tế online, thành lập một công ty giúp khách hàng thiết kế các chương trình trên WeChat, một trong những mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc.

Công việc kinh doanh của anh Gong khá thuận lợi, nhờ vậy công ty của anh khá lớn mạnh và tuyển đến 70 nhân viên vào làm việc. Tuy nhiên, công ty của anh gặp khó khăn và giải thể khi nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu giảm tăng trưởng vào năm ngoái.

“Chúng tôi không lường trước rằng thị trường Trung Quốc sẽ lao dốc nhanh đến vậy. Trong cả năm 2017, việc kinh doanh phát triển rất thuận lợi, và mọi thứ rất lạc quan, và đột nhiên đến năm 2018, tất cả đều tụt dốc,” anh Gong nói.

Nói về mục tiêu của cuộc đời mình, anh Gong cho biết mình vẫn chưa từ bỏ khát vọng tự làm chủ một doanh nghiệp riêng, tuy nhiên hiện anh hiểu rằng mình cần phải suy nghĩ thực tế và tạm thời cố gắng chấp nhận làm một công việc bàn giấy bình thường.

“Hiện thực rất tàn nhẫn”, anh Gong nói.

Câu chuyện thứ hai: Cử nhân đại học

Sở hữu một tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành viễn thông từ một trường đại học thuộc hàng đầu của Bắc Kinh, một căn nhà ở Trịnh Châu và một hôn lễ sắp được tổ chức ở tuổi 26, anh Wu Shuang có thể được coi là một “người chiến thắng” trong con mắt của nhiều người Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phỏng vấn bởi phóng viên Reuters, anh Wu nói rằng anh và những người bạn của mình ở Trịnh Châu cảm thấy có gánh nặng trên vai.

Năm 2017, anh Wu đã mua một căn hộ trị giá khoảng 2 triệu Nhân dân tệ (khoảng 7 tỷ VND), căn nhà đã tiêu gần hết khoản tiền tiết kiệm của gia đình anh, và hàng tháng anh vẫn phải trả góp 8.000 NDT cho khoản tiền mua còn thiếu.

Năm 2018, sau khi bỏ công việc văn phòng tại một công ty nhà nước, một công việc mà anh Wu cho là nhàm chán và lương thấp, nên anh cũng phải tạm gác việc góp vốn cùng bạn bè để mở quán bar ở Trịnh Châu, khi thành phố này bị ảnh hưởng do nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

“Không chỉ là do giá nhà đất hay do tìm việc làm khó khăn. Hiện giờ, mọi người đều cảm thấy cơ hội ngày càng ít đi vì kinh tế đang giảm tốc”, anh Wu nói.

Đối với nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi, thì cái gọi là giấc mộng Trung Hoa của họ là kiếm một công việc tốt; kết hôn và mua nhà; hiện ngày càng xa tầm tay, anh Wu cho biết.

Câu chuyện thứ ba: Ngư dân

Nhiều người dân ở tầng lớp xã hội thấp hơn cảm thấy họ bị bỏ lại phía sau khi xã hội phát triển, và họ cũng cảm thấy không thể nâng cao cuộc sống của mình và gia đình dù chăm chỉ làm công việc hiện tại.

Nhiều thế hệ nhà Sun đã kiếm sống bằng nghề đánh cá trên sông Hoài và sông Hoàng Hà. Cũng như ông và cha mình, hai anh em Sun Genxi (44 tuổi) và Sun Lianxi (32 tuổi) đều sinh ra trên một con thuyền đánh cá. Dù nền kinh tế của Trung Quốc đi lên, nhưng cuộc sống của những ngư dân này vẫn khó khăn.

“Những tòa nhà chọc trời kia không liên quan gì đến tôi. Chúng được xây cho người khác, chứ không dành cho tôi. Chúng tôi chẳng có phần nào trong đó cả”, Lianxi nói.

{keywords}
Ông Sun Lianxi. Ảnh: Reuters

Nhà Sun từng sở hữu một nhà thuyền lớn, đó cũng là mái nhà của 17 người thuộc 4 thế hệ. Chiếc thuyền này cũng là một nhà hàng nổi để họ bán các món cá cho những người đi dạo bên bờ sông Hoàng Hà vào buổi sáng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã tịch thu nhà thuyền của họ vào năm 2017, với mục đích làm giảm hoạt động đánh bắt cá quá mức và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhà Sun hiện phải sống trong những chiếc lều tạm bợ bên sông Hoàng Hà, và hằng ngày chỉ có thể đi đánh bắt cá trên một chiếc xuồng nhỏ.

“Ước mơ của tôi là có một nơi ở tốt. Gia đình tôi đều có thể sống trong một căn nhà, và tôi có thể đi làm thuê cho người khác, không cần đánh cá nữa. Nhưng hiện giờ, thậm chí cả ước mơ đó cũng là điều rất xa xỉ”, Sun Lianxi nói.

Tuấn Trần

" alt="Tăng trưởng kinh tế chậm gây nhiều bất ổn cho người dân Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Tăng trưởng kinh tế chậm gây nhiều bất ổn cho người dân Trung Quốc