Đã có lần tôi tìm gặp chị ấy, nói rằng nếu chị ấy không còn yêu chồng nữa thì buông tha cho anh ấy đi. Trên đời này thiếu gì đàn ông, chị có thể gặp người làm cho chị hạnh phúc hơn, thay vì cứ níu kéo một người đàn ông không yêu mình nữa.
Tôi hỏi "chị làm như vậy có thấy hạnh phúc không?", chị ấy mỉm cười nhìn tôi, trả lời rất ngông: "Chị cứ thích thế đấy. Dù chị không yêu anh ta nữa nhưng chị cứ để anh ta làm chồng chị. Chị cứ thích nhìn em sống mang tiếng tiểu tam trơ trẽn không bao giờ có danh phận thế đấy".
Chị ấy còn nói vốn vợ chồng chị vẫn có thể hàn gắn nhưng tôi đến và chặt đứt luôn sợi dây mong manh ấy. Tôi nghĩ, nếu đã mong manh, đằng nào chả đứt mà chị ấy cứ đổ lỗi cho tôi.
Anh ấy thì vẫn luôn hứa hẹn bảo tôi chờ, nhất định anh sẽ không để tôi phải khổ. Nhưng tôi phải chờ đến bao giờ trong khi thanh xuân có hạn.
Anh không vội nhưng tôi vội. Tôi còn phải chịu đựng những miệt thị cực kì mệt mỏi. Không ai hiểu cho tôi, không ai tin tôi.
Chính chị gái tôi cũng nói: "Vợ chồng người ta chưa ra tòa, trên pháp luật họ vẫn là vợ chồng. Em chen chân vào đó là em sai rồi". Đến người cùng dòng máu ruột thịt còn không bênh tôi, trách gì người ngoài không tiếc lời chửi rủa.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như tôi không mang thai rồi. Tôi có thể chờ, nhưng con tôi không chờ được. Tôi muốn con ra đời có cha mẹ một cách hợp pháp, có tên cha trong giấy khai sinh. Anh nói, vợ anh đồng ý ly hôn ngay nếu anh để lại hết tài sản tiền bạc cho mẹ con cô ấy. Tôi nghe xong liền gào lên:
- Anh điên à, thế thì mẹ con em sống bằng gì? Anh định để con anh sinh ra trong nghèo đói khổ sở à. Con chị ta có cơm ăn thì con em cũng phải có cháo. Chị ta có nhà cao cửa rộng ở thì con em cũng phải có túp lều chứ.
- Thế giờ em muốn anh phải làm thế nào? Cô ấy có đủ bằng chứng kết tội anh ngoại tình. Ra pháp đình là anh sai. Em chẳng từng nói em yêu anh thật lòng, không vì gia sản hay tiền bạc còn gì. Ly hôn rồi anh vẫn có thể đi làm kiếm tiền lo cho mẹ con em cơ mà.
Trời ơi, anh ấy điên rồi. Anh ấy định bỏ hết chỉ để được ly hôn ư? Đó chẳng phải là điều vợ anh ấy muốn hay sao? Còn tôi, tôi trẻ trung xinh đẹp thế này, tôi cam chịu mang tiếng tiểu tam, chấp nhận làm người đến sau chỉ để sau này sống một cuộc đời thiếu thốn khổ sở vì lấy một ông chồng nhiều tuổi rồi còn tay trắng? Tôi yêu anh ấy chứ tôi đâu có ngu.
Mà chị ấy cũng hay thật. Đằng nào vợ chồng cũng hết tình cảm rồi thì buông nhau ra. Cho người khác cơ hội làm lại từ đầu cũng là cho mình cơ hội. Dù sao hai người họ cũng có nhiều năm gắn bó, có với nhau hai đứa con.
Dù bây giờ tình không còn nhưng ít ra cũng nên có chút nghĩa, có cần phải tuyệt tình đến vậy không? Nếu chị ấy đã coi chồng có như không có thì sao không chịu ly hôn để tìm cho mình một con đường mới. Phụ nữ cố chấp như vậy chỉ ôm khổ vào mình mà thôi.
Theo Dân trí
Mariah Carey thực sự mong đợi James Corden - MC của "Late Late Show" có thể thể hiện ca khúc "All I Want for Chrismas" của cô ấy, như một món quà nhân dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, cô ấy không thể ngờ rằng anh đã lôi kéo những ngôi sao tên tuổi trong giới showbiz thực hiện một MV đặc biệt dành riêng cho mình. Chứng kiến thần tượng cùng hát vang khúc ca mùa lễ hội, vỗ tay và lắc lư theo điệu nhạc sôi động, người hâm mộ thực sự hân hoan, tràn đầy cảm hứng.
Play" alt=""/>Christmas:Phấn khích với phiên bản đặc biệt của “All I want for Chrismas”Hai năm trước, tang lễ Thiền sư diễn ra theo nghi thức "tâm tang", không rình rang nhạc lễ, không hoa trái rườm rà. Ấn tượng nhất chính là lời di huấn với môn sinh, đệ tử: đừng xây tháp cho thầy.
"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy", Thiền sư từng dặn lại.
Lời căn dặn của Thiền sư là một bài học quý giá và cũng là câu chuyện văn hóa trong ứng xử với tập tục địa táng ở ta. Tôi nhiều lần trò chuyện với một số phật tử, hỏi họ về việc thích chôn cất sau khi mất hay hỏa táng, có những người vẫn giữ tâm nguyện được địa táng trên đất nhà hoặc nghĩa trang. "Hỏa táng sợ nóng chịu không nổi". Tôi đã giải thích, "chết rồi mà nóng gì nữa, lúc sống, thần kinh mình còn hoạt động thì mới có cảm giác nóng lạnh chứ".
Nhưng phật tử lớn tuổi thường không chịu nghe như vậy, có lẽ do truyền thống "sống có nhà, chết có mồ" đã ăn sâu vào tâm thức. Và có những người vẫn còn chưa chấp nhận sự thực rằng, khi đã chết thân mình đã hư hoại, nên hỏa táng hay địa táng cũng chỉ là hình thức xử lý tử thi mà thôi. Vấn đề là chọn hình thức nào lợi lạc hơn, mang lại giá trị cho cả người sống.
"... Đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy". Thông điệp này với tôi là bài pháp cuối cùng cần được nhắc nhớ và ứng dụng rộng rãi.
Với lòng hiếu kính đối với ông bà, thầy tổ thì con cháu, học trò luôn muốn dành những điều tốt nhất cho người khuất. Nghĩa tử là nghĩa tận nên việc chuẩn bị lễ tang hay các tuần thất liên quan cũng luôn muốn tốt nhất, từ trang trí đến cúng kính.
Ở TP HCM, 9 năm trước (2015), Chủ tịch UBND TP từng có quyết định số 14/2015-QĐ-UBND về việc hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn Thành phố. Có nhiều mức hỗ trợ tùy đối tượng, thấp nhất 1,5 triệu đồng cho một trường hợp. Với chính sách này, TP HCM đã đi đầu trong nỗ lực thay đổi truyền thống tổ chức tang lễ, từ chôn cất sang hỏa táng. Trước đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định, phê duyệt đề án khuyến khích hỏa táng.
Hỏa táng là hình thức văn minh, tiến bộ hơn so với địa táng truyền thống với những ưu điểm như tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, giảm chi phí tổ chức... Các địa phương khác có thể cùng góp tay thực hiện chủ trương khuyến khích hỏa táng này.
Vài năm trước, khi thực hiện đăng ký hiến tạng, phần đề nghị lo hậu sự sau khi hiến có gợi ý về hình thức an táng, tôi đã không ngần ngại chọn hỏa táng và ghi thêm: gửi vào chùa hoặc rải xuống sông.
Tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là khi sống mình có vui vẻ, hạnh phúc, có ích gì cho những người xung quanh và cho cuộc đời không, còn lúc đã chết rồi thì nên chọn một nghi lễ giản đơn, cách an táng đỡ tốn kém nhất. Tôi tâm niệm, đó cũng là nỗ lực đóng góp cuối cùng của bản thân, ít nhất là dành cho người thân thương mình, để họ không nặng nề lễ nghi, tốn kém vì mình thêm nữa.
Lưu Đình Long
" alt=""/>'Đừng xây tháp cho thầy'