Đây là cuộc thi nhằm tìm kiếm và ươm tạo các cá nhân, tổ chức có sáng kiến kinh doanh giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường tại Việt Nam. Cuộc thi được thực hiện trên nền tảng Kênh Ươm tạo Sáng kiến Xã hội SOIN và được tài trợ bởi Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).
Cuộc thi sẽ chính thức nhận hồ sơ từ ngày 15/09/2017 đến hết ngày 15/10/2017 với hạng mục Sáng tạo trẻ và đến hết ngày 18/11/2017 với hạng mục Sáng tạo không giới hạn.
Tổng giá trị giải thưởng đối với hạng mục Sáng tạo không giới hạndành cho các cá nhân trên 18 tuổi, các nhóm, tổ chức có tối đa 3 thành viên lên đến 120 triệu đồng tiền mặt và 3 gói đào tạo miễn phí trong 3 tháng trị giá 100 triệu đồng. Sẽ có 3 giải nhất, nhì, ba được trao cho hạng mục này.
Trong khi đó, 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba sẽ được trao cho đối tượng học sinh từ 15-18 tuổi hoặc nhóm có 3 thành viên thuộc hạng mục Sáng tạo trẻ.Tổng giá trị giải thưởng được trao bao gồm 90 triệu đồng tiền mặt và các gói học bổng tương đương 360 triệu đồng của trường Song ngữ liên cấp Wellspring.
Cuộc thi do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển nguồn lực (IBE), Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring và Quỹ Vì Tầm Vóc Việt công bố ngày 18/9.
Hà Thanh
" alt="Thi sáng tạo xã hội dành cho học sinh THPT"/>
Đại nhạc hội Tiger Crystal Rave 2024 sẽ “đổ bộ” tại Vũng Tàu vào ngày 31/08 - 01/09, địa điểm: Khu du lịch San Hô Xanh, đường Thùy Vân, Phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vé vào cổng miễn phí.
Ngày 31/08/2024: Check-in từ 16h đến 19h tại DJ bar để bật dây cót khởi động trước cho Frozen Party.
Ngày 01/09/2024:
15h-18h: check-in và các hoạt động giải trí với nguồn nhiệt chạm âm độ C.
18h - 22h là thời gian diễn ra Rave sảng khoái tột đỉnh.
Bích Đào
" alt="Chiều lòng fan, Tiger Crystal Rave đem đại tiệc té nước đến Vũng Tàu"/>
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng một trong những nhiệm vụ của báo chí là phải khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội, nhận diện những vướng mắc và đề xuất cách thức tháo gỡ
Theo Phó Thủ tướng, khơi dậy sáng tạo từ những tờ báo như báo Quân đội nhân dân luôn có tác dụng không nhỏ, nhất là trong tuyên truyền, thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt cần có những cơ chế trao đổi, chuyên đề cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí về những chủ trương, chính sách mới hay đang chuẩn bị ban hành.
“Khi làm luật, nghị định… nếu có sự chủ động chuẩn bị, tuyên truyền đồng bộ, với sự vào cuộc từ đầu của các cơ quan truyền thông, nhất là những đơn vị chủ lực, chuẩn mực, tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế, hiến kế tháo gỡ vướng mắc thì khi thực hiện sẽ thuận lợi, thông suốt hơn nhiều”, Phó Thủ tướng nói.
Từ những ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng thách thức lớn nhất của báo Quân đội nhân dân trong việc trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện có uy tín không chỉ là phương án nguồn lực, con người, mà còn ở quan điểm đổi mới, liên kết đến đâu đối với những chương trình, ấn phẩm mới, nhưng vẫn phải bảo đảm định hướng thông tin, tuyên truyền.
“Trong sự phát triển của các chương trình đa phương tiện các đồng chí cũng cần xác định đâu là loại hình chủ lực. Đây là một câu hỏi rất lớn nếu xét về xu thế báo chí thế giới và thông tin phải theo hướng cá nhân hóa. Bên cạnh nhóm độc giả truyền thống là quân nhân, cựu chiến binh, đảng viên, cán bộ… rất cần mở ra những nhóm đối tượng mới.
Những tờ báo chính trị của chúng ta rất chuẩn mực rồi nhưng làm sao lôi cuốn được độc giả, tăng cường tính tương tác, thông tin nhiều chiều giữa tòa soạn và độc giả, đây là thế mạnh của báo Quân đội nhân dân”, Phó Thủ tướng gợi mở và nhấn mạnh: Báo Quân đội nhân dân có đủ điều kiện trở thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện mạnh của Đảng, Nhà nước, Quân đội, là lực lượng đặc biệt tin cậy trong hệ thống thông tin, tuyên truyền.
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân cho biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2017 và những năm tới, báo luôn bám sát nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng vũ trang, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình trong nước và thế giới để tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng; tiếp tục đột phá vào đổi mới, cải tiến các ấn phẩm cả về nội dung và hình thức; tập trung thông tin tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, đặc biệt tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phòng chống chiến lược ''diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, báo chú trọng bồi dưỡng, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ giỏi, luôn đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu thông tin tuyên truyền, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa và trước những vấn đề nhạy cảm; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Chính phủ...
'Báo quân đội là lực lượng nòng cốt của báo chí cách mạng VN'
Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh vai trò của báo chí quân đội tại buổi gặp mặt báo chí đầu xuân sáng nay, do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức.
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với báo Quân đội nhân dân"/>
Công văn nêu rõ, xét ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5019/KH&ĐT-ĐTNN ngày 22/9/2016 về việc đôn đốc tháo gỡ dự án Trấn Sông Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Ba Đình khẩn trương thực hiện phần nhiệm vụ đã được giao tại Văn bản số 7726/VP-ĐT ngày 1/9/2016 của Văn phòng UBND thành phố, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND TP.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị UBND thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc thông báo chính thức cho nhà đầu tư các chỉ tiêu quy hoạch để lập lại dự án trên. Trường hợp quy mô dự án không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt, để đảm bảo môi trường đầu tư đề nghị Sở Quy hoạch Kiến trúc giới thiệu cho nhà đầu tư địa điểm khác phù hợp với quy hoạch để nhà đầu tư lập dự án, báo cáo UBND TP xem xét quyết định.
Liên quan đến dự án này, từ năm 1994, dự án khu đô thị ven sông Hồng được phía nhà đầu tư Singapore lựa chọn xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương.
Theo thỏa thuận, phía Singapore đã thiết kế một khu dân cư hiện đại với các cao ốc, khu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng. Phía Việt Nam đã thành lập một Ban dự án có trụ sở tại đường Phùng Hưng. Tuy nhiên do chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề trị thủy nên dự án đã phải dừng lại.
Sau đó, dự án “thành phố ven sông Hồng” tiếp tục được các nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất. Năm 2010, TP Hà Nội đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, xin ý kiến tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị được là cơ quan chủ trì tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ bản sông Hồng trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch thoát lũ và quy hoạch đê điều đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
UBND TP Hà Nội cũng vừa phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Theo quyết định, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000ha trong phạm vi 2 tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có với chiều dài khoảng 11km dọc sông.
Hồng Khanh
" alt="22 năm trên giấy, siêu dự án Trấn sông Hồng được tái khởi động"/>