“Trung bình đi 2-3 tháng, xe lại sửa một lần và vô cùng phiền toái”, bà Nguyễn Thân, một khách hàng đi xe Lead 125 phản ánh.Sửa nhiều lần, vẫn mù mờ nguyên nhân
Phản ánh tới báo VietNamNet mới đây, bà Nguyễn Thân, làm nghề nội trợ trú tại đường Tạ Uyên, xóm 5, phường 9, Thành phố Cà Mau đã cho biết, chiếc xe Lead đời 2015 của bà đi thường xuyên bị lỗi và “không thể nào khắc phục được”.
Bà Thân kể: “Lần đầu tiên phát sinh lỗi là cách đây hơn 1 năm, từ năm 2017. Hôm đó, tôi đang trên đường chạy xe đi chợ thì bỗng bị hiện tượng đơ tay ga, giảm ga nhưng xe không giảm tốc, bóp phanh xe cũng không dừng và có cảm giác, ga vẫn mạnh hơn. Cuối cùng, tôi bị té ngã cả người lẫn xe”.
|
Xe Lead của bà Thân được kiểm tra định kỳ đầy đủ |
Theo bà Thân, trước đó, chiếc xe Honda Lead được mua tại cửa hàng của Công ty TNHH TM&DV Mô tô Trung Nghĩa, Tp Cà Mau (xe do con gái Dương Thị Thương đứng tên mua và đăng ký). Trong thời gian bảo hành, bà vẫn luôn tuân thủ chế độ bảo dưỡng định kỳ và có đầy đủ các biên bản chứng từ cho mỗi lần bảo dưỡng xe. Thế nhưng, sau 2 năm, khi chiếc xe vừa vượt quá giới hạn 20.000km vào đầu năm 2017 thì lại bắt đầu “dở chứng”.
|
Chiếc xe Lead được đăng ký bảo hành đầy đủ |
“Vì hết hạn bảo hành nên tôi đem xe ra kiểm tra ở cửa hàng lẻ. Thợ sửa xe là người quen, có cho biết, nhiều người đi đời xe này bị lỗi nhiều. Nếu ra chính hãng, sẽ bị bắt thay linh kiện, tốn vài triệu bạc. Do vậy, thợ sửa có tư vấn chỉ cần vệ sinh lại xe đi tạm”, bà Thân kể.
Tuy nhiên, việc sửa chữa tình thế này rất phiền toái. Sau khi xe được vệ sinh lại kim phun xăng…, xe chạy ổn định được vài tháng lại bị lỗi trên và bà Thân phải đi sửa xe liên tục tới 4-5 lần trong thời gian qua.
Vị khách hàng này bày tỏ: “Tôi rất bức xúc không biết khi nào chiếc xe lại tiếp tục dở chứng trên đường, sẽ rất nguy hiểm. Tôi có nghe nói hãng Honda sẽ thu hồi xe bị lỗi để bảo hành tại Nhật Bản, nhưng tại Việt Nam thì nhà sản xuất lại nói không có mẫu xe Honda Lead nào bị lỗi này nên khá hoang mang và không biết xử trí ra làm sao…?”
Lỗi xe chỉ là trường hợp cá biệt hay đồng loạt?
Trên thực tế, không chỉ riêng trường hợp chị Nguyễn Thân, không ít khách hàng đang đi xe máy Lead tỏ ra rất băn khoăn và lo ngại sau khi hãng Honda Nhật Bản công bố triệu hồi 37.050 mẫu tay ga Lead do chính Honda Việt Nam xuất sang Nhật vào cuối tháng 11/2018. Toàn bộ số xe máy này sản xuất từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2017.
|
Xe Honda Lead của bà Nguyễn Thân bị lỗi liên tục |
|
Chiếc xe Honda Lead được bà Nguyễn Thân đưa đi sửa 2-3 tháng/lần |
Trục trặc kỹ thuật dẫn tới đợt triệu hồi khá trùng hợp với hiện tượng dính tay ga như trường hợp xe Lead chị Nguyễn Thân ở Cà Mau phản ánh.
Theo mô tả của Honda Nhật Bản, tay ga bị dính dẫn tới xe không thể giảm tốc khi giảm ga. Quá trình đúc cáp dây ga đã không phù hợp, một số ống bọc cáp bị rò rỉ khiến nước mưa hoặc chất lỏng có thể đi vào bên trong dây ga. Đặc biệt nếu sử dụng xe trong thời tiết mùa đông lạnh, nước có thể đóng băng khiến dây cáp bị cứng, dẫn đến tình trạng kẹt ga. Do đó, tốc độ xe sẽ không giảm khi trả ga về, gây nguy hiểm cho người điều khiển có thể dẫn đến tai nạn.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Honda Việt Nam đưa ra khẳng định, xe tay ga Lead ở Việt Nam không bị lỗi như vậy.
Trao đổi với PV về sự cố với tay ga của khách hàng Việt Nam như trên, Honda Việt Nam cho biết hiện hãng vẫn chưa nắm được thông tin về vấn đề này nhưng cho biết sẽ phản ánh hiện tượng lỗi xe Lead của khách hàng Nguyễn Thân tới bộ phận kỹ thuật của hãng và sẽ có phản hồi sớm nhất.
Đánh giá việc mẫu xe tay ga Honda Lead gặp lỗi rồ ga, trôi ga khiến người dùng mất kiểm soát, chuyên gia kỹ thuật xe Nguyễn Trung (TP.HCM) cho biết: “Lỗi này thường gặp ở các nhiều dòng xe máy tay ga sử dụng hệ thống phun xăng điện tử FI, không chỉ riêng Honda Lead.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do thói quen của người sử dụng xe, đề máy khi đèn báo FI chưa tắt, không vệ sinh đường xăng gió thường xuyên dẫn đến bẩn và kẹt bướm ga hoặc kẹt mô tơ bơm xăng.
Với kinh nghiệm từng sửa chữa, bảo dưỡng nhiều loại xe ga, anh Trung cho biết thêm, ngoài lỗi kẹt dây ga, rồ ga, xe còn phát sinh nhiều lỗi khác phổ biến như chạy có hiện tượng giật cục, chạy yếu do gió hoặc hết nước làm mát.
Vì vậy, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo: “Sau một thời gian sử dụng khoảng 30.000 km, đặc biệt là khi xe chạy yếu, tốn xăng và ống xả ra nhiều khói đen, người dùng cần mang xe đến các trung tâm bảo hành để được kiểm tra cẩn thận, phát hiện lỗi sớm, vệ sinh hoặc thay thế các chi tiết bị lỗi hoặc hỏng nếu cần. Đây cũng sẽ là kinh nghiệm để sử dụng xe lâu bền và an toàn hơn…
Chia sẻ với VietNamNet, vị khách hàng “không may mắn” bày tỏ lo lắng: “Xe đã hết bảo hành những nếu phát sinh lỗi kỹ thuật từ khâu sản xuất thì cần sẽ phải xử lý ra sao và chi phí sửa chữa lỗi này do ai chịu trách nhiệm?”
Vị khách này mong muốn, khi xe Lead xuất Nhật bị phản ánh phát sinh sự cố từ khách hàng, hãng Honda Việt Nam cần có kiểm tra kỹ càng hơn đối với mẫu xe Lead bán tại Việt Nam để tìm ra nguyên nhân và có câu trả lời rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Tuấn Nguyễn
Mọi ý kiến xin gửi về email: [email protected]
Phản ứng 'phi phàm' của ninja xe Lead khi bị ô tô húc vào đuôi xe khiến cả phố phì cười
Cú đâm bất ngờ của chiếc xe phía sau khiến người phụ nữ đi Lead thả cả hai tay, người ngã lên yên, hai chân giơ lên trời. Tuy vậy, chỉ vài giây sau chị này đã kịp lấy thăng bằng trở lại và tiếp tục cầm lái đi tiếp.
" alt="Khách Việt bất lực với lỗi xe Honda Lead"/>
Khách Việt bất lực với lỗi xe Honda Lead
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn thuê được chiếc xe ưng ý mà lại tránh những rủi ro không đáng có.
Xác định mục đích thuê xe
Trước khi thuê xe, bạn cần xem xét mục đích của mình để chọn gói dịch vụ và loại xe cho phù hợp. Một vài tiêu chí cần phải xem xét như: Đích đến ở đâu, quãng đường đi bao xa, đường đi dễ hay khó, đi trong mấy ngày, xe chở bao nhiêu người… để chọn được chiếc xe tốt và phù hợp. |
Thuê xe là lựa chọn của nhiều người có nhu cầu đi lại trong dịp Tết. (Ảnh minh họa) |
Chọn nhà cung cấp xe uy tín
Để đảm bảo thuê được xe với giá hợp lý, bạn hãy tìm một số địa chỉ cho thuê xe uy tín. Bạn hãy tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè về địa điểm thuê xe ôtô uy tín, gọi điện hoặc đi đến tận nơi để khảo giá.
Đặt xe sớm
Nếu đã quyết định được chiếc xe muốn thuê và chi phí phải trả, bạn nên đặt xe sớm để tránh tình trạng hết xe hoặc tăng giá do “cháy hàng”. Bạn không nên đặt xe online vì việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như bị đẩy giá lên, thay đổi xe bạn muốn thuê…
Mang theo giấy tờ cần thiết khi thuê xe ô tô tự lái
Về thủ tục thuê xe ôtô tự lái, thông thường chủ cho các dịch vụ cho thuê xe yêu cầu bạn phải có Giấy phép lái xe, Chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu, phương tiện thế chấp (xe máy chẳng hạn). Nếu không có một trong các loại giấy tờ trên bạn phải đảm bảo thanh toán cho chủ xe bằng tiền mặt qua giấy cam kết hoặc phương tiện thay thế như xe máy có giá trị quy ra mức tiền nhất định.
Kiểm tra giấy tờ xe
Trước khi đặt xe, bạn nên kiểm tra kỹ giấy tờ xe về thời hạn lưu hành, đăng ký, đăng kiểm xe... Trong trường hợp bị cảnh sát tuýt còi, nếu giấy tờ xe và thời hạn lưu hành xe đã hết, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối to.
Kiểm tra ngoại thất xe
Khi thấy giấy tờ xe đã ổn, bạn không được bỏ qua qua khâu kiểm tra xe. Việc kiểm tra xe không chỉ để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng mà còn rất cần thiết để tránh những tranh cãi không đáng có hay những phiền hà về đền bù khi trả xe.
Trước hết, bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận phía bên ngoài xe, soi thật kỹ các vết xước, vết móp trên vỏ xe, vành bánh, gương kính.... Những chi tiết rất nhỏ như: Cần gạt nước, bóng đèn xi nhan, đèn gương, đèn sương mù... cũng cần kiểm tra cẩn thận trước khi nhận xe.
|
Trước khi thuê xe, bạn nên kiểm tra thật kỹ chiếc xe (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, với một số mẫu xe, bạn cũng cần để mắt đến cả lốp sơ cua và phụ tùng đi kèm như đồ nghề, kích… Sau đó, bạn hãy chỉ rõ cho chủ xe rồi ghi chi tiết vào thoả thuận nếu người thuê không muốn mất tiền oan.
Kiểm tra nội thất xe
Sau khi đã kiểm tra ngoại thất, bạn hãy tìm hiểu nội thất trong xe. Khi bước vào xe, bạn hãy bật khóa điện, khởi động máy và kiểm tra ổ đĩa CD, DVD, hệ thống loa, còi, cảm biến lùi...
Nếu một trong những thiết bị trên không hoạt động hoặc có hoạt động phập phù, thì bạn phải yêu cầu bên cho thuê xác nhận tình trạng của thiết bị đó, hoặc yêu cầu niêm phong thiết bị đã bị hỏng rồi ký vào phần ghi chú của hợp đồng thuê xe.
Sau đó, bạn hãy kiểm tra bề mặt tất cả các ghế ngồi trên xe, sàn lót dưới chân xem có nơi nào bị cháy hoặc rách hay không. Bạn cũng không nên bỏ qua các bộ phận khác ở phần nội thất như: Mặt táp lô, tay nắm cửa phía trong xe, hệ thống kính điện... xem chúng còn hoạt động tốt hay không.
Để an tâm đi xa, bạn kiểm tra xem xe có lốp dự phòng còn sử dụng được hay không, các thiết bị hỗ trợ khác như: Kích xe, hộp đồ, cầu chì và bóng đèn sơ cua... Nếu thiếu một trong những dụng cụ trên thì bạn phải yêu cầu bên cho thuê bổ sung ngay rồi mới nhận xe.
Kiểm tra máy móc và số km
Công việc này khó khăn hơn, nhất là những người ít có kinh nghiệm thuê xe ôtô tự lái, nên để tránh những sự cố và việc phải sửa chữa trên đường đi, người thuê có thể nhìn biển đăng ký để tránh thuê phải xe quá cũ.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra số km hiện tại, tình trạng xăng...
Lái thử xe
|
Lái thử xe là một việc rất quan trọng trước khi quyết định thuê xe. (Ảnh minh họa) |
Để yên tâm trước khi nhận xe, bạn nên yêu cầu bên cho thuê được đi thử xe một vòng để kiểm tra hệ thống lái, giảm xóc, điều hòa... Điều này có thể giúp bạn nhận ra những trục trặc của xe, tránh những sửa chữa không đáng có khi xe đã về tay bạn. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn có thời gian để làm quen với chiếc xe.
Làm hợp đồng chặt chẽ
Không chỉ kiểm tra xe kỹ, bạn cũng nên xem xét các điều khoản thoả thuận và hỏi kỹ về gói dịch vụ: Thời gian cho thuê, hạn chế bao nhiêu km/ngày và giá tiền km phụ trội. Trước khi nhận xe, lập biên bản để xác định tình trạng của xe một cách rõ ràng, cụ thể.
Khi thoả thuận đặt cọc hãy thêm điều khoản đền bù cụ thể của chủ xe trong trường hợp không giao xe đúng hẹn, không đúng loại xe đã hợp đồng,... Chẳng hạn, trong hợp đồng thuê xe tự lái thường có mục thuê xe loại nào, đời xe, biển số xe, màu xe... Song, nếu bạn không để ý tới điều khoản này thì hầu hết chủ xe đều bỏ qua luôn để tránh bị ràng buộc, và khi giao xe, nhiều khách hàng đã phải nhận những chiếc xe cũ, không an toàn...
Lưu ý khi trả xe
Đừng nghĩ rằng việc trả xe là dễ dàng bởi có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Theo đó, bạn nên cùng chủ thuê kiểm tra tình trạng xe, chốt số km so với biên bản ban đầu.
Trường hợp xe gặp sự cố, tai nạn và người cho thuê yêu cầu đền bù, lúc này bạn cần nhờ đến người có kinh nghiệm và kiến thức về pháp luật để tránh phải đền bù không thỏa đáng.
Anh Tuấn (Tổng hợp)
" alt="Kinh nghiệm thuê xe tự lái dịp Tết"/>
Kinh nghiệm thuê xe tự lái dịp Tết