Note 4 có thiết kế đẹp hơn sản phẩm tiền nhiệm,ónênnângcấplêket qua bd hom nay chủ yếu ở phần viền kim loại theo phong cách Galaxy Alpha. Thiết bị vẫn giữ lại nắp lưng giả da quen thuộc nhưng có thêm cảm biến sinh trắc học như máy quét vân tay tích hợp ở nút Home hay cảm biến đo nhịp tim ở phía sau. Máy còn có 3 microphone khử tiếng ồn để ghi âm rõ ràng hơn, đảm bảo chất lượng cuộc gọi đỡ bị tạp âm và âm thanh tự nhiên hơn.
Màn hình
Lớn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, đó là lý do vì sao Samsung vẫn giữ màn hình 5.7 inch cho Note 4 song tăng độ phân giải lên 1440 x 2560 pixel, do đó mật độ điểm ảnh cao hơn Note 3 (515ppi so với 386 ppi). Với thông số này, Note 4 đảm bảo vẫn “hot” trong khoảng 2 năm nữa khi các nhà sản xuất smartphone dùng QHD làm tiêu chuẩn và chuẩn bị cho điện thoại 4K.
S Pen và giao diện
Note 4 được giới thiệu cùng giao diện mới để phù hợp hơn với bút cảm ứng S Pen có độ nhạy gấp 2 lần phiên bản trước. Bút S Pen từ nay có thể hoạt động tương tự con chuột máy tính, ví dụ, khi vào mục thư viện ảnh của Note 4, bạn chọn nhiều ảnh bằng cách click và kéo. Samsung còn nâng cấp ứng dụng S-Note để chụp ảnh với máy ảnh rồi chỉnh sửa sau đó.
Các đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ VII diễn ra sáng nay 23/9.
Theo ông Nhạ, thời gian qua, đặc biệt là 2 năm gần đây, nhiều cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đến lãnh đạo quản lý từ Bộ, Sở đến phòng GD-ĐT đã có nhiều đổi mới.
“Chúng ta đã có nhiều gương người tốt, việc tốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường tốt cho các thầy cô đổi mới, sáng tạo; hướng tới một môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng môi trường nhà trường hạnh phúc. Tinh thần này cần lan tỏa trong ngành và từng bước lan tỏa trong xã hội. Đây là một trong những điểm nhấn, một đột phá trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025” – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại Đại hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, giai đoạn 2020 - 2025, ngành giáo dục triển khai phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong học tập, giảng dạy và quản lý giáo dục.
“Tới đây, tôi đề nghị phong trào thi đua của ngành, bên cạnh đổi mới sáng tạo dạy học còn có cả đổi mới trong quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo tạo môi trường tốt để thầy cô đổi mới, sáng tạo”
Bộ trưởng cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô làm công tác quản lý giáo dục sẽ có được những đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý giáo dục. Từ đó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới
Bộ GD-ĐT đề xuất giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ. Hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là thi trên giấy, đồng thời triển khai thí điểm để mở rộng dần thi trên máy tính.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đổi mới chính sách không tốn kém nhưng hiệu quả cao" />Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đổi mới chính sách không tốn kém nhưng hiệu quả cao
Người dân Hội An sử dụng bộ máy lọc đầu nguồn của Tân Á Đại Thành
Ông Nguyễn Minh Lý, Phó chủ tịch UBND thành phố Hội An cảm ơn sự ủng hộ kịp thời, tận tâm của Tập đoàn Tân Á Đại Thành với người dân vùng lũ. Ông cũng kêu gọi các nhà hảo tâm quan tâm chung tay giúp đỡ đồng bào bão lụt miền Trung vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Cũng trong dịp này, cán bộ, nhân viên Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã dành tặng 40 bộ máy tính cho 20 trường học ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cùng nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người dân.
Theo công bố của nhà sản xuất, bộ lọc nước đầu nguồn Beluga của Tân Á Đại Thành ứng dụng công nghệ lọc đa tầng Laminated Multiplayer hiện đại của Hàn Quốc. Lõi than hoạt tính Carbon Block và vật liệu lọc Electro Positive thông minh có khả năng giảm thiểu những chất cặn bẩn, hóa chất có trong nước sinh hoạt. Sản phẩm được xem là giải pháp hiệu quả giúp nguồn nước sinh hoạt sạch và an toàn hơn.
Doãn Phong
" alt="Tân Á Đại Thành tặng máy lọc nước cho người dân vùng lũ" />Tân Á Đại Thành tặng máy lọc nước cho người dân vùng lũ
4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020.
Chung kết Olympia năm 2020 với sự góp mặt của 4 thí sinh:
Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình)
Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk)
Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị)
Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội)
Thí sinh giành được giải Nhất sẽ được trao vòng nguyệt quế, phần thưởng trị giá 40.000 USD và cúp kỉ niệm. Các thí sinh xếp thứ hai và ba nhận số tiền thưởng là 20 triệu và 10 triệu đồng.
4 thí sinh trước giờ tranh tài
Tuấn Kiệt chia sẻ, trước khi bước vào cuộc thi chung kết, em đã nhận được hàng vạn câu hỏi được chuẩn bị từ người thân và bạn bè, thầy cô. Bước vào cuộc thi, Tuấn Kiệt mang theo huân chương của ông khi trải qua 81 ngày chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.
Không khí trường quay trước giờ thi rất náo nhiệt
4 thí sinh bắt đầu tranh tài chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020
Mẹ Quốc Anh thì nói rằng trong mắt cô, Quốc Anh là đứa con rắn rỏi, mạnh mẽ nhưng cũng đã bật khóc vì thực hiện được ước mơ của mình là chinh phục Olympia.
“Trở thành thí sinh Olympia, em đã rất vui khi hiện thực hóa được ước mơ từ bé. Khi lọt vào trận chung kết năm, chắc chắn em sẽ chơi hết sức mình để mang về vinh quang cho mảnh đất quê nhà Đắk Lắk”, Quốc Anh nói.
Thí sinh Quốc Anh
Trước sự động viên từ người thân, bạn bè và người thân trước cuộc thi, nam sinh Đắk Lắk đã bật khóc “ngon lành” ngay trên trường quay S14.
Thí sinh Dũng Trí
Dũng Trí là học sinh chuyên Toán nhưng rất thích môn Lịch sử. Toán học giúp em có tư duy logic và chính tư duy logic đó giúp em hỗ trong việc xâu chuỗi các sự kiện, kiến thức môn Lịch sử.
Thu Hằng - thí sinh nữ duy nhất
Thu Hằng là thí sinh nữ duy nhất, nhưng "không phải là đối thủ thuộc dạng vừa", đặc biệt là đối với môn cờ vua. Hằng thích Toán nhất, còn Hóa là môn học mà cô bạn khiêm tốn nhận là yếu nhất.
Thu Hằng là thí sinh sở hữu số điểm cao thứ hai trong lịch sử chương trình Đường lên đỉnh Olympia tính đến thời điểm hiện tại.
Tuấn Kiệt là người bước vào phần thi Khởi độngđầu tiên. Em giành được 30 điểm ở phần thi này.
Thí sinh Tuấn Kiệt
Bước vào phần thi Khởi động, Quốc Anh dí dỏm cho hay Olympia như ăn sâu vào máu và hệ gen của mình. Nam sinh cũng xin phép MC cho uống một ngụm nước để “ngọt giọng” hơn cho phần thi này. Thể hiện khá tốt, Quốc Anh đã giành được tới 90 điểm.
Thu Hằng khởi động ở vị trí thứ 3 và cũng giành được 60 điểm.
Dũng Trí thì chia sẻ em cảm thấy hơi hồi hộp khi chứng kiến phần thi của hai bạn chơi Quốc Anh và Thu Hằng. Tuy vậy, Dũng Trí cũng có cho mình 50 điểm.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, ở câu hỏi đầu tiên, Quốc Anh và Thu Hằng trả lời đúng và có thêm mỗi người 10 điểm. Tại thời điểm này, Quốc Anh có 100 điểm và Thu Hằng có 70 điểm.
Ngay sau câu hỏi này, Thu Hằng đã nhanh chóng bấm chuông phát tín hiệu xin trả lời từ khóa Chướng ngại vật. Đáp án mà Thu Hằng đưa ra là Y tế và đây là một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Với câu trả lời chính xác này, nữ sinh Ninh Bình giành được thêm 80 điểm qua đó có tổng điểm là 150 và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau phần thi này.
Kết thúc phần thi này, Tuấn Kiệt có 30 điểm, Quốc Anh 100 và Dũng Trí 50 điểm.
Không khí tại điểm cầu Trường THPT Chuyên - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Ở phần thi Tăng tốc, trong câu hỏi thứ nhất, chỉ Quốc Anh đưa ra câu trả lời đúng mà nâng tổng số điểm của mình lên thành 140.
Ở câu hỏi thứ hai, Thu Hằng, Quốc Anh, Tuấn Kiệt đưa ra câu trả lời nhanh và chính xác qua đó giành thêm lần lượt 40, 30 và 20 điểm.
Tại thời điểm này, Thu Hằng có tổng 190, Quốc Anh có 170 và Tuấn Kiệt có 50 điểm.
Ở câu hỏi thứ ba, cả 4 thí sinh đều đưa ra câu trả lời chính xác. Tuấn Kiệt nâng tổng điểm của mình lên thành 90, Dũng Trí là 80, Thu Hằng 210 và Quốc Anh 180.
Cổ động viên của thí sinh Thu Hằng
Ở câu hỏi cuối cùng của phần thi này, Tuấn Kiệt tiếp tục giành thêm được 40 điểm, Thu Hằng giành 30 điểm, Dũng Trí giành 20, Quốc Anh là 10 điểm.
Kết thúc phần thi này, Dũng Trí có tổng điểm 100, Tuấn Kiệt 130, Quốc Anh 190 điểm và Thu Hằng vẫn tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi với 240 điểm.
Sau phần giao lưu giữa các điểm cầu là tới phần thi Về đích.
Ở phần thi này, Tuấn Kiệt chọn gói câu hỏi 20, 30, 30 điểm.
Ở câu hỏi đầu tiên, Tuấn Kiệt đưa ra câu trả lời không chính xác. Dũng Trí đã bấm chuông giành quyền trả lời nhưng tiếp tục vẫn là chưa phải câu trả lời chính xác. Do đó, Tuấn Kiệt không bị mất điểm, song Dũng Trí bị trừ 10 điểm.
Ở câu hỏi thứ hai, Tuấn Kiệt tiếp tục đưa ra câu trả lời không đúng và bị trừ 30 điểm, còn 100 điểm.
Ở câu hỏi cuối cùng trong gói của mình, Tuấn Kiệt tiếp tục bị giành phần trả lời. Tuy nhiên, phần trả lời sau đó của Quốc Anh không chính xác nên Quốc Anh bị trừ 15 điểm còn 175.
Bước vào phần thi của mình ngay sau đó, Quốc Anh đã xin phép ban tổ chức thực hiện một việc nhỏ đó là xắn ống quần lên để lộ đôi tất mình đang đeo. Quốc Anh chia sẻ đây là đôi tất của chính bố mình và đây như một sự trấn an về tâm lý. Em chọn gói cả 3 câu hỏi 30 điểm.
Ở câu hỏi đầu tiên, Quốc Anh đã trả lời chính xác và nâng số điểm của mình lên thành 205.
Sự cổ vũ cho Quốc Anh tại quê nhà
Ở câu hỏi thứ hai, Quốc Anh chọn Ngôi sao hy vọng tuy nhiên em không đưa ra được câu trả lời chính xác và bị trừ 30 điểm, qua đó chỉ còn 175.
Ở câu hỏi cuối cùng trong gói của mình, Quốc Anh không đưa ra được câu trả lời đúng.
Với kết quả này của Quốc Anh - thí sinh bám đuổi gần nhất, Thu Hằng bước vào phần thi của mình với tâm lý khá nhẹ nhàng. Em chọn gói 3 câu mỗi câu 10 điểm.
Ở câu hỏi đầu tiên, Thu Hằng không đưa ra được câu trả lời chính xác. May mắn cho em là phần giành trả lời của bạn chơi Quốc Anh sau đó cũng không chính xác và em không bị trừ điểm.
Ở câu hỏi thứ hai, Thu Hằng đưa ra đáp án đúng mà nâng tổng điểm của mình lên 250.
Ở câu hỏi thứ ba, kịch bản giống câu hỏi 1, và Quốc Anh tiếp tục bị trừ 5 điểm, trong khi Thu Hằng bảo toàn được điểm số của mình.
Dũng Trí bước vào phần Về đích cuối cùng với việc chọn gói câu hỏi 20, 30, 30. Dũng Trí kết thúc phần thi của mình với việc đưa ra chỉ một câu trả lời đúng là nâng tổng điểm lên thành 130.
Kết thúc các phần thi, Thu Hằng được 235 điểm, Quốc Anh 165 điểm, Dũng Trí 130 điểm và Tuấn Kiệt 85 điểm. Với kết quả này, nữ sinh Ninh Bình đã giành vòng nguyệt quế Olympia năm 2020.
Clip Thu Hằng chia sẻ cảm xúc sau buổi thi
Clip bố của chủ nhân Vòng nguyệt quế chia sẻ về con gái
Thanh Hùng
Đằng sau chiếc vòng nguyệt quế được mạ vàng 9999 của quán quân Olympia 2020
Vòng nguyệt quế của Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng được 'sơn son thếp vàng' 9999.
" alt="Nữ sinh Ninh Bình giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2020" />Nữ sinh Ninh Bình giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2020
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, ông Ngô Minh Xuân Hiệu trưởng nhà trường cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm và đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng.
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được TP.HCM cho phép tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.
Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.
Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.
Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.
Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.
Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.
Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào.
Lê Huyền
Điểm chuẩn 2 trường y lớn nhất Sài Gòn sẽ tăng
Lãnh đạo các Trường ĐH Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đều nhận định điểm chuẩn sẽ tăng so với năm 2019.
" alt="Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố học phí năm học mới" />
...[详细]
Theo đó, đối với những cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng về các tiêu chí để xét tuyển:
- Căn cứ kết quả học tập ở trình độ đại học để xét tuyển.
- Trưởng khoa chuyên môn lựa chọn tối thiểu 2 môn quan trọng trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ thạc sĩ để đánh giá kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của ứng viên dự tuyển.
- Đối với, chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu: ngoài 2 yêu cầu trên, cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển đối với ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học xếp loại khá trở lên và đánh giá đề xuất nghiên cứu của ứng viên.
- Ngoài ra, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể các điều kiện để xét tuyển tại Đề án tuyển sinh đối với từng chương trình đào tạo.
Đối với những cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh theo phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:
- Tổ chức thi tối thiểu 2 môn quan trọng trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ thạc sĩ do Trưởng khoa chuyên môn lựa chọn để kiểm tra kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của ứng viên dự tuyển.
- Tổ chức thi ngoại ngữ cho ứng viên không được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ.
- Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
- Có ngân hàng câu hỏi thi với số lượng câu hỏi ít nhất gấp 50 lần tổng số câu trong 1 đề thi; đề thi phải được rút ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi thi.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, đối với các phương thức tuyển sinh kết quả mỗi học phần ở trình độ đại học sử dụng để xét tuyển hoặc kết quả thi của môn thi tuyển phải đạt ít nhất 50% thang điểm của học phần hoặc môn thi đó. Đối với chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu cần thỏa mãn thêm bằng tốt nghiệp đại học của ứng viên phải xếp loại khá trở lên và đề xuất nghiên cứu được trưởng khoa chuyên môn của cơ sở đào tạo đánh giá đạt yêu cầu.
Quy định ngặt hơn với giảng viên tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ
Theo dự thảo, giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài việc được phân công nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ như thông tư hiện hành, thì yêu cầu mới còn phải là người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng có liên quan và phải bảo đảm quy định pháp luật về tiêu chuẩn đối với giảng viên.
Dự thảo thông tư cũng yêu cầu đã là giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Giảng viên là hướng dẫn thứ nhất đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo, có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên. Người hướng dẫn thứ nhất phải có bài báo công bố công trình nghiên cứu trong vòng 3 năm gần nhất tính đến ngày cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài hướng dẫn luận văn tốt nghiệp.
Giảng viên là hướng dẫn thứ hai đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc chuyên gia bên ngoài, có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên.
Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến góp ý dự thảo thông tư này đến hết ngày 18/11/2020.
Hải Nguyên
Đề xuất chuẩn chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo thông tư ban hành quy định về chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học để xin góp ý dư luận.
" alt="Quy định chặt hơn với giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ" />
...[详细]
Chú Đồng liên tục lau, quạt cho con. Cùng với đó, chú cũng luôn trò chuyện với con, mặc cho Trung không thể trả lời.
Thấy con từ nhỏ vẫn luôn khỏe mạnh, hoạt bát, giờ bỗng nghe nói có bệnh trong người, lại còn do ảnh hưởng từ cha mẹ, chú Đồng thức nhiều đêm trắng, tự dằn vặt chính mình.
“Thằng bé thích đi học nên thời gian đó tôi nghỉ làm đưa con đến trường, cõng lên lớp, trải chiếu cho con nằm học. Càng về sau, bệnh tình cứ phát triển nặng thêm. Khi thằng bé lên lớp 10 thì phải nghỉ hẳn. Ở nhà bí bách, nó cặm cụi ngồi học trên máy tính, nhưng chẳng được bao lâu thì liệt hoàn toàn luôn đến giờ”, người cha 55 tuổi nghẹn giọng.
Bác sĩ Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Quận 2 cho biết, em Phạm Thành Trung đang nằm điều trị do nhiều căn bệnh: Nhược cơ, suy hô hấp, viêm phổi. Hiện tại, Trung phải thở máy kéo dài và sử dụng thuốc kháng sinh. Dù đã có bảo hiểm y tế, nhưng những chi phí phát sinh dự kiến lên tới 50 triệu đồng.
Chú Đồng không còn nhớ rõ đây là lần thứ bao nhiêu mình đưa con đi viện. Sau khi tiền vay mượn của người thân quen, vợ chồng chú phải cầm cố căn nhà nhỏ, tài sản duy nhất để chữa bệnh cho con. Tiền vay mượn đã hết, mà bệnh con thì cứ tiếp tục nặng lên, cùng với các khoản nợ chồng chất.
Con trai to lớn chỉ có mình chú Đồng đủ sức chăm sóc.
Trước khi Trung mắc bệnh, chú Đồng đi làm công nhân. Vợ chú làm lao công, lau dọn cho các công ty hoặc gia đình ở gần nhà. Thu nhập chỉ tạm đủ sống. Về sau thiếu mất người làm kinh tế chính, cuộc sống thường ngày đã chật vật, càng chẳng đủ tiền để chữa bệnh cho con trai.
“Đến giờ nợ của gia đình tôi cũng phải tới hơn 200 triệu cô ạ. Từ ngày thằng bé bệnh, mẹ nó nhỏ con chăm không nổi, tôi phải nghỉ việc để ở cạnh con. Nhà chỉ có đứa con trai, làm sao bỏ mặc nó được hả cô”, chú Đồng bùi ngùi giãi bày.
Nói là vậy, nhưng vợ chồng chú đã sức cùng lực kiệt, cũng chẳng còn ai để vay mượn được nữa, thời gian tới vẫn chưa có cách nào xoay tiền đóng viện phí cho con trai. Thông qua Báo VietNamNet, chú Đồng cầu xin các nhà hảo tâm thương mà giúp đỡ viện phí cho đứa con tội nghiệp của mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Quận 2, TP.HCM (gặp anh Minh: 0948683679); Hoặc chú Phạm Văn Đồng; Địa chỉ: 41 đường 13, Khu phố 1, phường Cát Lái, Q.2, TP.HCM; Điện thoại: 0768060403. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.001 (em Phạm Thành Trung) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. " alt="Căn bệnh hiểm 'đánh gục' thiếu niên to lớn nằm liệt giường" />