Tòa nhà được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu thuê trọ cho 22.000 sinh viên, hiện nay lại trở thành nơi trú ngụ của những đàn vịt.Dự án Nhà ở sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, nhưng tới nay, hơn một nửa dự án vẫn đang trong tình trạng đắp chiếu.
Dự án bao gồm 6 tòa nhà cao 19 tầng và một tầng hầm, do Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỷ đồng.
Những người dân sống ở đây cho biết, ngoài ba khu nhà A1, A5 và A6 được đưa vào sử dụng thì các khu A2, A3, A4 bị bỏ hoang từ nhiều năm nay. Đặc biệt là có rất nhiều đối tượng nghiện ngập thường xuyên lui tới đây hút chích, biến nơi đây thành "điểm đen" của khu vực Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Chưa kịp hoàn thiện phần thô, các tòa nhà A2,A3,A4 đã bị bỏ lửng, trở thành những tòa nhà hoang. Xung quanh đó, không ít hộ dân nghèo đã dựng nhà "ở tạm" từ nhiều năm nay. (Ảnh: Vi Yến)
Xung quanh tòa nhà, cỏ cây mọc um tùm, xen kẽ là cả những loại cây do người dân sống xunh quanh trồng lên. Thêm vào đó, phương tiện hỗ trợ xây dựng cũng bị lãng quên, vật liệu xây dựng chất đống, rỉ sét. (Ảnh: Vi Yến).
Máy móc được “đắp chiếu” một cách cẩn thận, những thanh sắt đã nằm ở đây từ rất nhiều năm nay, và một số tấm tôn được sử dụng để quây lại với mục đích tránh những người xấu có ý định trộm cắp vật liệu xây dựng. (Ảnh: Vi Yến).
Bên trong tòa nhà trở thành nơi xả thải của các hộ dân xung quanh. Rác thải lâu ngày không được dọn dẹp nên dù đứng từ trên tầng 3 của tòa nhà mùi hôi thối vẫn bốc lên nồng nặc. (Ảnh: Vi Yến)
Thậm chí nơi đây còn được người dân sử dụng để nuôi vịt. (Ảnh: Vi Yến)
Phía bên ngoài, cánh cổng bảo vệ công trường được dựng lên tạm bợ bởi tấm lưới sắt, chỉ cần đẩy nhẹ là cổng có thể bị gãy bất cứ lúc nào. (Ảnh: Vi Yến).
Khu vực của đoàn tư vấn giám sát nằm ngay cạnh tòa nhà A4 từ lâu nay cũng bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Không ai có thể nhận ra rằng đây là nơi để các chủ đầu tư theo dõi tiến độ thi công của những dãy nhà cao tầng trị giá hàng nghìn tỷ. (Ảnh: Vi Yến)
Vì công trình bị bỏ hoang đã nhiều năm nay, nên không ít hộ dân nghèo đã tới đây để dựng nhà ở. Chủ yếu họ là những người lao động chân tay, phu hồ và làm nghề buôn bán đồng nát. (Ảnh: Vi Yến)
Hàng nghìn tỷ đồng bị “đóng băng” từ năm này qua năm khác, chưa biết đến khi nào thì những khu nhà này sẽ hoàn thiện.
Theo VTC News

Hai phương án “đại phẫu” nút giao Pháp Vân
Có 2 phương án được đưa ra để cải tạo, xóa ùn tắc tại nút giao Pháp Vân
" alt="Tòa nhà nghìn tỷ cho sinh viên biến thành nơi nuôi vịt giữa lòng Hà Nội"/>
Tòa nhà nghìn tỷ cho sinh viên biến thành nơi nuôi vịt giữa lòng Hà Nội

- Theo lời kể của bố, Nguyễn Ngọc Long (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) - nam sinh vừa giành huy chương Vàng Olympic Vật Lý quốc tế năm 2018 từng biết làm các phép toán cộng trừ và thuộc truyện Kiều từ khi mới lên 4 tuổi.Nguyễn Ngọc Long là một trong hai thí sinh của đội tuyển Việt Nam giành được huy chương Vàng tai kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2018.
 |
Nguyễn Ngọc Long giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. |
Cách đây 3 năm, Long từng được biết tới là thủ khoa đầu vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn và Á khoa Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhưng rồi, em đã quyết định theo học dưới mái trường THPT Chuyên Lam Sơn ở quê nhà.
Trước tấm Huy chương Vàng quốc tế, em cũng từng giành được Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý trong năm học lớp 12.
Biết tin con giành được huy chương Vàng, sáng nay, anh Nguyễn Ngọc Tuyên (bố của Long) đã dậy từ 2 giờ sáng để chuẩn bị lên sân bay Nội Bài ở Hà Nội đón con trai trở về.
Ngày cả gia đình anh nghe tin con đạt giải là khi đang chuẩn bị ăn bữa cơm chiều. Bữa cơm khi ấy cũng bị ngưng lại vì cảm xúc mừng vui vỡ òa. Hai vợ chồng anh chỉ còn biết gọi điện để báo tin vui cho bạn bè và người thân.
“Trong cuộc thi này, ngay sau khi ban tổ chức trả lại điện thoại, con đã nhắn về rằng khả năng có thể được giải Vàng. Vì thế gia đình cũng tự tin chờ kết quả. Mặc dù rất tin tưởng con nhưng khi nghe kết quả của con chúng tôi vẫn rất bất ngờ và vô cùng hạnh phúc”, anh Long kể.
Chia sẻ về những thành tích con trai đạt được, anh Tuyên cho rằng kết quả đó là nhờ vào sự tự giác, chịu khó mày mò và nghiên cứu của con.
“Ngay từ khi mới chỉ học lớp 1 con đã rất ham học. Có những hôm ốm sốt con cũng quyết không chịu nghỉ học mà bắt bố mẹ cắt thuốc bỏ vào túi, khi nào sốt cao thì uống”.
 |
Anh Nguyễn Ngọc Tuyên, bố của nam sinh Nguyễn Ngọc Long. |
Ngọc Long là con út trong gia đình mà bố là công chức, mẹ là giáo viên. Ngay từ nhỏ em đã được lớn lên trong môi trường có truyền thống học tập.
Mẹ của Long, chị Nguyễn Thị Nghiêm, vốn là giáo viên dạy Toán của Trường THCS Trần Mai Ninh. Chị cho biết, do mẹ là giáo viên nên có thể hỗ trợ con trong cách học và phương pháp. Nhưng đạt được thành tích này chủ yếu là nhờ vào khả năng tự học của con, cộng với sự đồng hành của các thầy cô giáo trong suốt thời gian tập huấn. Ngoài ra, con cũng luôn tự giác tìm tòi thêm tài liệu, sách vở trên mạng để mở rộng kiến thức.
Nói về cậu con trai, chị Nghiêm nhận xét: “Long là một cậu bé tự giác, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Từ năm học cấp 2, cháu đã học đều các môn, nhưng quyết định chọn thi chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Thời điểm đó cũng là một khó khăn cho con khi phải lựa chọn giữa 2 trường. Tuy nhiên, gia đình chỉ phân tích và luôn tôn trọng quyết định của con”.
 |
Long được mọi người nhận xét là chàng trai tự lập và có cá tính mạnh mẽ. |
Ngoài việc học, Long còn tham gia nhiều hoạt động thể thao. Em biết chơi đàn và rất chăm làm việc nhà. Ở nhà, cậu học sinh Lam Sơn được mẹ nhận xét là tự lập và có cá tính mạnh mẽ.
“Con đi học về vẫn nấu cơm, giặt giũ quần áo, tự phục vụ bản thân mình. Bố mẹ không phải lo cho con về những việc đó”.
Long còn rất đam mê máy tính. Em luôn tự mày mò và tìm tòi trên Internet. Năm lớp 5, Long từng đạt giải Nhất của tỉnh cuộc thi Tin học trẻ không chuyên và tiếp tục được tham gia kỳ thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc năm 2011 tại TP Hồ Chí Minh.
Anh Tuyên cho biết, Long không chỉ chăm học mà cũng thích khám phá và trải nghiệm. Cậu từng tự mua camera và tự mày mò lắp đặt cả hệ thống ngay trước cửa nhà.
Anh Tuyên nhận xét Long có khả năng học và tiếp thu rất nhanh. "Nói có thể khó tin nhưng con biết đếm và làm các phép toán cộng trừ ngay từ lúc mới lên 3 tuổi. Hay khi được bà nội hát ru, lẩy Kiều, Long có thể nghe và thuộc những câu Kiều ấy khi 3, 4 tuổi".
“Sau khi học trên lớp thì mình vẫn phải lên một lộ trình cụ thể, khoa học. Phần học nào yếu thì phải thực hành nhiều hơn. Trước khi thi cần giữ tâm lý thoải mái, tránh áp lực cho bản thân và tự tin mỗi khi làm bài thi”.Để đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi lần này, Long cho biết, bản thân em phải tìm tòi thêm các tài liệu, kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau và cần phải có sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Ngoài việc tham gia tập huấn, Long còn thường dành thời gian cho việc học tiếng Anh trên mạng. Long cho biết, điều này sẽ giúp em tự tin tham gia trên đấu trường quốc tế.
Với cậu học trò Chuyên Lam Sơn, môn Vật lý là môn học thực sự thú vị. “Vật Lý cho em những hiểu biết về thế giới tự nhiên, cho em tư duy logic và một phương pháp làm việc khoa học”.
Ngoài thời gian biểu học tập chủ động và linh hoạt, thời gian rảnh, Long thường xuyên chơi các môn thể thao để thư giãn và rèn luyện sức khỏe như bóng đá, cầu lông.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Long cho biết, em muốn tiếp tục theo đuổi môn Vật lý. Tuy nhiên, hiện tại em vẫn đang cân nhắc và chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ theo học trường đại học nào.
Thanh Hùng – Thúy Nga

Nam sinh với "cú đúp" Huy chương Vàng Olympic quốc tế
Phạm Đức Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) trở thành thí sinh 2 năm liền giành được huy chương Vàng tại các kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế.
" alt="Nam sinh đạt HC Vàng Vật lý quốc tế: Biết cộng trừ và thuộc truyện Kiều từ lúc 4 tuổi"/>
Nam sinh đạt HC Vàng Vật lý quốc tế: Biết cộng trừ và thuộc truyện Kiều từ lúc 4 tuổi