当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Maccabi Petah Tikva vs Hapoel Hadera, 0h00 ngày 1/2 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Tôi gặp Nguyễn Sử trong một buổi chiều cuối đông Hà Nội. Sử với tôi vốn là chỗ bạn cũ, biết nhau từ thời để chỏm. Sự quen thân đã khiến tôi lo lắng rằng cuộc phỏng vấn của chúng tôi sẽ nhạt vì mọi thứ đã "quá cũ". Thế nhưng, ngay từ câu hỏi đầu tiên, tôi nhận ra rằng mình đã nhầm.
Nguyễn Sử tựa vào ghế, hào hứng và say mê kể về hành trình của mình bất chấp những cơn mưa nặng hạt cuối đông vẫn vụt qua bên ô cửa sổ. Câu chuyện của Nguyễn Sử như một sự hồi cố với chính bản thân hơn là nhắm tới người ngồi đối diện.
Nguyễn Sử trong một chuyến điền dã dập bia đá ở Ninh Bình. Ảnh: PMF. |
Sử cho biết, sau một thời gian dài tiếp xúc và thực hành thư pháp (lối thư pháp chữ Hán, viết bằng mực tàu), va chạm với nhiều người viết thư pháp trong và ngoài nước, có một câu hỏi ám ảnh bản thân mình: Rốt cuộc lịch sử thư pháp Việt Nam ra sao?
"Thư pháp vốn là phép tắc viết chữ. Vậy thì cùng với quá trình sử dụng chữ Hán, người Việt Nam đã có những nguyên tắc viết chữ nào, thể chữ hay phong cách nào đặc thù?" - Nguyễn Sử nói. "Đây là lý do thúc đẩy mình lên đường đi xác lập diện mạo lịch sử thư pháp của Việt Nam"
Nhưng hành trình đó của Nguyễn Sử không hề dễ dàng.
Bắt tay nghiên cứu từ cuối năm 2012, cho tới nay, khi cuốn sách của Nguyễn Sử sắp sửa tới tay người đọc là chẵn 4 năm. Trong suốt 2 năm đầu tiên, Sử dành phần lớn thời gian để đọc lại toàn bộ các bộ chính sử của Việt Nam bằng nguyên bản để tìm ra những mảnh ghép dù nhỏ nhất về phép tắc viết chữ của người Việt.
"Có nhiều chi tiết nhưng khá vụn. Chẳng hạn như vua thấy thích chữ của người này hay quần thần thì thích chữ của vua, hay vào giai đoạn này người ta ưa chuộng lối chữ này… Mình phải nhặt những mảnh đó, phân tích, phán đoán để ghép chúng lại với nhau" - Nguyễn Sử kể. "Đó là công việc khá tốn thời gian bởi những mảnh ghép tìm được rất nhỏ và rất ít".
Không chỉ phải đọc tất cả các bộ chính sử chỉ để tìm một vài câu, chữ nhắc đến chuyện viết chữ của người Việt, Sử còn phải lần tìm những cuốn nhật ký, đặc biệt là nhật ký của các sứ thần Việt Nam khi đi sứ nước ngoài.
"Những cuộc giao lưu với bên ngoài là nơi người ta thể hiện rất rõ ý thức về việc viết chữ đẹp. Vì vậy, trong nhật ký của các sứ thần có rất nhiều chi tiết liên quan tới việc họ giao lưu viết chữ với nhau như thế nào. Đây là những chi tiết rất quan trọng để hình dung về sự phát triển lịch sử thư pháp của Việt Nam" - Nguyễn Sử chia sẻ.
Sau khi đọc toàn bộ sử liệu, sắp xếp các tác phẩm vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, phân tích từng tác phẩm, tìm ra những tác phẩm đẹp, Nguyễn Sử bắt đầu hành trình xuyên Việt đi tìm những "câu thần bút hoa" của mình.
Chưa từng đi dập bia trước đó, thế nhưng, Sử Nguyễn đã mày mò tự học rồi kết hợp các phương pháp để có được những bản dập đẹp nhất, giữ được tất cả hồn cốt những con chữ trên đá.
"Bình thường, giấy dập bia người ta hay dùng giấy dó. Nhưng giấy dó có nhược điểm là kích thước nhỏ nên khi dập những tấm bia lớn phải ghép lại với nhau nên bản dập sẽ không đẹp. Để có bản dập hoàn hảo nhất mình phải đặt mua loại giấy kích thước lớn, mỏng hơn giấy dó từ nước ngoài về để dập. Mực dập cũng đặt mua từ Nhật" - Sử chia sẻ.
Nguyễn Sử dập ván in tại chùa Yên Ninh, NInh Bình. Ảnh: NVCC. |
Gần 4 năm tự bỏ tiền túi đi khắp các tỉnh thành Việt Nam, vào tận Đà Nẵng, Sài Gòn hay lên tận Cao Bằng, Sơn La mà đều là những "chốn hoang vu", ít người đặt chân tới, Nguyễn Sử nói, không thể nhớ nổi mình đã vượt qua bao nhiêu kilomet đường đất, chỉ "chắc chắn là không ít".
"Có những nơi như Bắc Ninh, mình phải quay đi quay lại tới 10-15 lần. Bởi một nơi có thể có rất nhiều tấm bia phải dập. Mỗi ngày dập có thể chỉ được 1-2 tấm, có khi không được 1 tấm nên phải đi lại nhiều lần" - Nguyễn Sử chia sẻ.
"Đó là công việc vất vả, ngốn nhiều thời gian và tiền bạc" - Nguyễn Sử nói. Thế nhưng, lúc này, sau khi công việc đã hoàn tất, cuốn sách sắp được ra mắt thì Sử lại cảm thấy rằng, những lúc hạnh phúc nhất của mình là trên những cung đường đi tìm những “câu thần bút hoa” ấy.
Sẵn sàng làm viên đá lót đường cho người khác
Nguyễn Sử cho biết, cũng như Nhật Bản hay Triều Tiên, thư pháp Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều bởi những phép tắc viết chữ của người Trung Quốc. Tuy nhiên, hành trình đi tìm những tác phẩm thư pháp Việt đã giúp Nguyễn Sử phát hiện ra rằng, trong hơn 2.000 năm sử dụng chữ Hán, người Việt đã xây dựng rất nhiều loại phong cách viết chữ khác nhau.
"Mỗi triều đại lại xây dựng được một hơi thở riêng cho thời đại mình và có những tác gia xác lập diện mạo cho nghệ thuật Việt Nam" - Sử nói. "Người Việt thời Lý chuộng kỹ thuật chuẩn mực trên từng con chữ dựa trên nền tảng của lối chữ Khải thời Đường. Sự tinh tế, chuộng vận vị nhẹ nhàng thanh thoát của thời Trần chịu ảnh hưởng không ít của nghệ thuật thời Tống, Nguyên".
Tuy nhiên, có những thời kỳ mà người Việt cũng vượt ra khỏi đường ray ảnh hưởng của những lối viết chữ của Trung Quốc. Chẳng hạn như vào thời Lê, chúng ta đã hình thành một phong cách viết chữ đặc thù, khác hẳn và thống nhất trên trong toàn quốc được định danh là lối chữ "Hoa áp".
Cuốn "Lịch sử thư pháp Việt Nam" của Nguyễn Sử chuẩn bị ra mắt. Ảnh: NVCC. |
Không chỉ định hình phong cách từng thời đại, nghệ thuật thư pháp của Việt Nam còn được định danh bằng những con người. "Lâu nay, nghệ thuật của Việt Nam ngoại trừ văn học và nhất là mỹ thuật thì không có tác gia nào cả. Thư pháp đã làm được việc ấy. Đây có thể coi là một sư bổ sung đáng kể cho những mảng trống của lịch sử nghệ thuật Việt Nam" - Nguyễn Sử nói.
"Đó là Lý Nhân Tông, Chu Nguyên Hạo thời Lý hay Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Hàm thời Trần, Lê Thánh Tông thời Lê rồi Cao Bá Quát của thời Nguyễn… Nhiều nhân vật được người nước ngoài xưng tụng là chữ đẹp đứng đầu An Nam như Nguyễn Đình Giới, Nguyễn Thái Sung" - Nguyễn Sử cho hay.
Nguyễn Sử nói rằng, thời điểm viết cuốn sách là lúc mình có nhiều cơ hội thuận lợi. "Ban đầu, mình chỉ nghĩ là chỉ có thể khảo lịch sử thư pháp Việt Nam từ khoảng những năm bắt đầu độc lập, tức khoảng thế kỷ thứ X. Thế nhưng, vào năm 2013 - 2014 ở Bắc Ninh phát hiện tấm bia năm 604 và năm sau đó lại phát hiện ra tấm bia cổ hơn vào năm 314. Nhờ vậy, mạch nối dài 2.000 năm quá trình sử dụng chữ Hán của người Việt đã được nối liền".
Khẳng định mình là người đầu tiên nhìn vào lịch sử suốt 2.000 năm ấy khi chữ Hán đã hoàn tất vai trò của mình, Nguyễn Sử cho rằng, mình cũng gặp may mắn khi khoảng vài chục năm gần đây, người Việt bắt đầu quan tâm tới truyền thống, thư pháp cũng nhân cơ hội đó mà phát triển, có nhiều người quan tâm và yêu thích.
Tôi hỏi có lúc nào trong suốt 4 năm thực hiện cuốn sách, Nguyễn Sử cảm thấy muốn bỏ cuộc hay không? "Chưa bao giờ!" - Sử đáp như không cần phải suy nghĩ. "Vì mọi thứ thuận lợi quá chăng?" - Tôi hỏi. "Mọi thứ không phải thuận lợi nhưng mình không thể bỏ được. Lý do là vì mình quá yêu nó" - Sử nói.
Với Nguyễn Sử, cuốn sách đầu tiên trong sự nghiệp nghiên cứu không phải nhắm tới mục đích khẳng định danh tiếng. "Mình yêu nó và muốn người ta thấy rằng, đây là thứ lịch sử chúng ta đã lãng quên chứ không phải bất cứ ai khác. Nếu không phải mình làm thì ai sẽ làm? Chúng ta đã chờ quá lâu cho những bộ vi sử như thế này" - Sử chia sẻ.
"Có thể có người sẽ đặt câu hỏi nó có cần thiết hay không? Mình cho rằng có còn hơn không. Mình sẵn sàng làm lót đường cho những nhà nghiên cứu khác chồng lên thay vì không làm gì cả" - Nguyễn Sử giải thích.
Thai nghén một cuốn sách về lịch sử hoàn toàn không dễ, thai nghén một cuốn sách sử về lĩnh vực hoàn toàn sơ khai với hệ thống tư liệu bất hoàn chỉnh lại càng khó hơn bao giờ hết. Vì thế, nếu không phải một kẻ đam mê đến "điên khùng" như Nguyễn Sử, hẳn khó mà theo được đến cùng.
Nhưng sự "điên khùng" ấy hẳn là sự điên khùng rất đáng trọng. Nhất là với một người trẻ tuổi như Nguyễn Sử.
Lê Văn
" alt="Hành trình vạn dặm của 8X đi tìm những 'câu thần bút hoa' nước Việt"/>Hành trình vạn dặm của 8X đi tìm những 'câu thần bút hoa' nước Việt
Nhân dịp này, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor đã có chia sẻ về những bước đi trong giai đoạn mới.
Năm ngoái, ông có chia sẻ rằng, vào dịp kỷ niệm 7 năm có mặt tại Timor (2019), Telemor bắt đầu nói câu chuyện về ví điện tử, sau khi tạo ra thay đổi lớn về viễn thông tại đây. Dịp kỷ niệm 9 năm (2021) là câu chuyện làm thay đổi hành vi tài chính cho người dân Timor. Còn câu chuyện 10 năm là gì?
Câu chuyện 10 năm là xây dựng thế hệ số.
Hiện tại Timor không chỉ cần nâng cao về công nghệ, hạ tầng mà chất lượng nhân sự cũng như nhận thức của người dân về công nghệ cũng cần phải được đẩy mạnh.
Cho nên, kiến tạo thế hệ số mà tôi nói đến chính là về con người, tức là Telemor đặt ra nhiệm vụ thay đổi nhận thức về công nghệ tại Timor, từ học sinh sinh viên, công nhân viên chức, cơ quan chính quyền, cho đến người dân. Việc này được thực hiện thông qua công tác số hóa, truyền thông, trải nghiệm dịch vụ mới, đồng hành với các chương trình của chính phủ, cũng như số hóa các tương tác của Telemor với khách hàng.
Việc kiến tạo thế hệ số là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến.
Hiện tại, tình hình những sản phẩm công nghệ như Ví điện tử MOSAN, siêu ứng dụng Kakoak… mà Telemor phát triển ở Timor ra sao?
Về ví điện tử MOSAN, tôi xin chia sẻ câu chuyện này.
Tại Timor, chúng tôi có một bác giúp việc, bác sống ở thủ đô nhưng quê ở tỉnh khác. Một hôm, trong cuộc trò chuyện, bác ấy bỗng nhiên khen ví điện tử MOSAN. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Bác cũng biết MOSAN sao?”, bác ấy trả lời: “Ngày trước để chuyển tiền về quê, tôi phải đi ra bến xe buýt nhờ chuyển tiền. Bây giờ, khi có lương, tôi chỉ cần sử dụng dịch vụ Mosan là chuyển được tiền cho người thân ở quê luôn. Tiện lắm!”
Tôi rất vui, rất tự hào vì hóa ra người giúp việc ngay cạnh mình chính là minh chứng cho thành quả mà chúng tôi đã làm được ở Timor.
Hiện tại, MOSAN giúp người dân có thể thanh toán hóa đơn viễn thông, hóa đơn điện, thanh toán khi mua sắm tại siêu thị. Người dân thủ đô bước đầu đã quen với việc sử dụng ví điện tử, nhưng ở các tỉnh, huyện khác thì vẫn rất ít.
Tính đến hiện tại, thuê bao ví tăng trưởng tầm 8-10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng trong năm ngoái cao hơn nhưng chiến lược bây giờ là tập trung vào chăm sóc khách hàng trung thành và phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận ví với quyết tâm bao phủ hết Timor.
Còn về Kakoak – một ứng dụng tích hợp các dịch vụ như xem phim, xem truyền hình, chơi game cộng với các tiện ích của nhà mạng như kiểm tra số dư tài khoản, xem chi tiết cước thanh toán, đăng ký các gói cước,... hiện tại đã có 260.000 tài khoản, chiếm 80% thị phần – tăng thêm 80.000 tài khoản so với năm ngoái, hàng ngày có 60.000 người đăng nhập ứng dụng. So với dân số Timor chỉ khoảng 1,2 triệu người, con số này tương đương với 5% dân số, sau chưa đến 2 năm triển khai thì đây là một con số rất ấn tượng.
Mục tiêu của chúng tôi với Kakoak là toàn bộ người dùng Telemor và sau đó là toàn bộ người dân Timor sẽ cài đặt và sử dụng cho mục đích hàng ngày của mình.
Trong năm 2022, con số kinh doanh của Telemor ra sao?
6 tháng đầu năm, chúng tôi rất vui khi được khen thưởng vì các chỉ tiêu chính đều đạt. Doanh thu tăng trưởng 15,9%, tức gấp đôi so với mức 7,5% của kế hoạch.
Thông thường trong lĩnh vực viễn thông, khi kinh doanh đến năm thứ 6 thì thị trường đã bão hòa, nên mức tăng trưởng 4-5% cũng là điều thách thức. Năm ngoái, Telemor chỉ tăng trưởng 2-3% do dịch Covid nhưng đến năm thứ 10 này, mức tăng trưởng đạt 2 con số. Làm được điều này là nhờ Telemor đẩy mạnh phát triển thuê bao 4G, chuyển đổi các thuê bao 2G, 3G sang 4G và áp dụng chuyển đổi số.
Năm nay Tập đoàn đặt ra thách thức cho chúng tôi là đẩy mạnh tăng trưởng về 4G thêm 80.000 thuê bao mới. Chúng tôi rất tự tin mình sẽ hoàn thành mục tiêu Tập đoàn đã đề ra.
Có mặt tại Timor đã 10 năm, ông có thể chia sẻ những thay đổi mà Telemor đã tạo ra cho thị trường viễn thông nơi đây?
Điều khiến chúng tôi tự hào đó là sự xuất hiện của Telemor đã góp phần thay đổi nền viễn thông Timor. Telemor đã khiến giá cước viễn thông vốn được coi là thứ hàng hoá xa xỉ, trở thành bình dân, phổ cập để ai cũng có thể sử dụng.
Năm 2012 khi chúng tôi sang Timor bắt đầu triển khai hạ tầng mạng lưới, cước data là 1 USD/giờ, cước gọi 1 USD được tối đa 4 phút. Với sự tham gia của Telemor, tính đến thời điểm hiện tại, với 1 USD, người dân dùng được data trong 4-5 ngày, gọi thoại trong hơn 100 phút chưa tính đến các gói khuyến mại.
Có thể thấy sau 10 năm Viettel hiện diện tại Timor, giá dịch vụ cước thoại đã giảm đến 30 lần còn cước data giảm cả trăm lần. Mật độ dân số dùng điện thoại từ 55% và chỉ nhà giàu sử dụng, đã tăng lên 113% dân số, đặc biệt giúp cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa nghèo nàn, lạc hậu cũng có thể sử dụng dịch vụ viễn thông.
Bên cạnh đó, Telemor cũng góp phần đẩy mạnh nền công nghệ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin tại Timor. Chúng tôi luôn là đơn vị tiên phong đưa những dịch vụ tốt nhất đến cho tất cả mọi người. Từ công nghệ 2G, lên 3G, 4G và hiện nay chúng tôi cung cấp 4G+. Câu chuyện 5G cũng đã được Tập đoàn đặt mục tiêu cho Telemor đến cuối năm 2025.
Chúng tôi rất vui vì người dân ở vùng sâu vùng xa dành rất nhiều tình cảm cho Telemor. Khi nhân sự của Telemor đi đến đâu là người dân đều hô khẩu hiệu của Telemor.
Không chỉ vậy, chúng tôi tự hào vì đã góp phần đưa hình ảnh của Timor ra quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, bởi vì Telemor là công ty đi đầu ở Timor tham gia và giành các giải thưởng quốc tế danh giá. Khi đó, những người bạn quốc tế biết thêm về một đất nước trẻ như Timor trên bản đồ công nghệ.
Có thể nhắc đến một niềm tự hào là Telemor đã thuyết phục được Facebook và Google chấp nhận đặt hệ thống tại Timor. Các ông lớn này thường không quan tâm đến những thị trường có lượng người dùng quá thấp, nhưng với lợi thế thương hiệu Viettel, Telemor đã đưa được Facebook, Google về với Timor để nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho người dân.
Sau 10 năm phát triển tại Timor, theo ông, những yếu tố quan trọng nhất để Telemor đạt được thành công là gì?
Tôi nghĩ có mấy điều thế này.
Một, chúng tôi đặt khách hàng là trọng tâm khi xây dựng và cung cấp dịch vụ sản phẩm của mình.
Hai, tuân thủ pháp luật. Để một doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững thì phải có tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy trình, quy định của nhà nước, đồng hành cùng với nhà nước.
Ba, không ngại khó khăn. Trong Covid chẳng hạn, tất cả mọi người đều khó khăn. Vậy chúng ta cần hỗ trợ Chính phủ như thế nào, phục vụ người dân ra sao, đảm bảo chất lượng như thế nào? Luôn đi đầu trong tư tưởng và hành động, vượt qua được lúc khó khăn nhất thì chúng ta sẽ vượt qua đối thủ, vượt qua chính mình.
Cuối cùng là công nghệ. Áp dụng công nghệ góp phần quan trọng cho sự thành công của Telemor đến nay. Khi có công nghệ mới, chúng tôi cố gắng đi trước đón đầu. Nhanh hơn người khác chính là cơ hội cho mình. Chuyển đổi số, ví điện tử, siêu ứng dụng… là các dẫn chứng.
Bác giúp việc dùng ví điện tử và mục tiêu xây dựng thế hệ số của Viettel ở Đông Timor
Cụ thể, các đối tượng mạo danh SCB để gửi tin nhắn SMS lừa đảo về việc tài khoản của người dùng đã bị khóa hoặc đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm có mã độc yêu cầu nhập thông tin tài khoản, mật khẩu và mã xác thực OTP của dịch vụ ngân hàng điện tử.
Tin nhắn gửi tới các nạn nhân có nội dung: “[Thông báo] Tai khoan cua ban da mo dich vu tai chinh toan cau phi dich vu hang thang la 1.800.000VND se bi tru trong 2 gio. Neu khong phai ban mo dich vu vui long nhan vao scb.vn-vp.xyz de huy”.
Trước SCB, theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đã có hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính như Vietcombank, Techcombank, MB Bank, VP Bank, BIDV, ACB, Vietinbank, Sacombank, Home Credit Việt Nam... bị các đối tượng mạo danh để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin của người dùng.
Chia sẻ về xu hướng tấn công mạng, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ tịch Công ty Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) nhận định, đã có sự dịch chuyển mục tiêu tấn công của hacker. Thay vì tập trung vào các nhà mạng viễn thông, công ty truyền thông giải trí như trước thì gần đây các cuộc tấn công mạng lại chủ yếu nhắm vào khối ngân hàng, tài chính và y tế.
Trao đổi tại sự kiện Security Summit 2022, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng cho biết, lừa đảo trên mạng có xu hướng gia tăng. Các tháng đầu năm nay, đã xuất hiện những chiến dịch tấn công lừa đảo - Phishing nhằm vào ngân hàng tại Việt Nam, với mục đích thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán và chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Thống kê trên Cổng không gian mạng quốc gia cho thấy, chỉ tính từ giữa tháng 2/2022 đến trung tuần tháng 7/2022, đã có gần 3.500 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính.
Hàng tuần, trên Cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đều cảnh báo và khuyến nghị người dùng tuyệt đối không truy cập vào tên miền của các website giả mạo thương hiệu các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều tên miền giả mạo các ngân hàng như: vcbntlbink.com, vcbtiebink.com, vcbtinbing.com, acb.onlinsh.com, acb.onlinevn.xyz, isacambank.com, isacembank.com, vaynhanhviettin.comvaythechap-bidv.com…
Các chuyên gia khuyến nghị người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa, cảnh giác trước những chiêu thức lừa đảo trên không gian mạng. Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao. Đồng thời, phải cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an nơi gần nhất đề nghị xử lý đối tượng vi phạm.
Vân Anh
Để giúp người dùng phòng tránh các hình thức tấn công phi kỹ thuật, các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã hướng dẫn cách nhận biết thư điện tử và tin nhắn lừa đảo.
" alt="Thêm ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bị giả mạo để lừa đảo người dùng"/>Thêm ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bị giả mạo để lừa đảo người dùng
Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận
Lần đầu tiên đến tham gia, MC Mù Tạt khiến cho trưởng phòng Trường Giang hoang mang khi vừa bước vào phòng đã mắng xối xả: “Em dặn anh như thế nào rồi, ở nhà lau chùi nhà cửa, người ta mới đi lấy đồ đã nằm đây ngủ là sao”. Ngay khi biết được mình là con gái, cô nàng nhanh chóng xoay chuyển: “Trời ơi ba thấy không sau này con lấy chồng là con như vậy đó, đừng sợ người ta ăn hiếp con”.
Trường Giang tiếp tục xoay Mù Tạt chuyện về nhà muộn, nhà cửa không lo: “Chính ba là người kêu con ra ngoài xem mẹ về chưa mà” - “Mẹ mày chết lâu rồi”. Nàng MC cũng không vừa khi bẻ lái: “Con không ngờ tới giờ này mà ba vẫn xạo nữa. Ba bảo một mình ba lo lắng, ba dọn nhà dọn cơm, ủa ba nhìn coi… chính ba là người nằm ngủ mà”. Trường Giang đành phải vụt gió doạ Mù Tạt bởi cô "sáng tạo nội dung" quá đà khiến anh “toát mồ hôi” đối phó.
Tình huống được đẩy lên cao trào khi bà chủ nhà bị mất cây trâm quý, nghi ngờ thủ phạm là một trong ba người làm: Cha con quản gia Trường Giang – Mù Tạt và nô tài kiêm tình nhân Quốc Khánh của cô. Bà chủ tin tưởng hai cha con Trường Giang nên nghi Quốc Khánh là thủ phạm.
Ban đầu nữ MC kiên định bảo vệ người yêu nhưng khi bà chủ đánh mắng đòi Quốc Khánh trả lại cây trâm, Mù Tạt quỳ xuống khóc lóc nhận tội. Chưa dừng lại ở đó, cô khẳng định cây trâm đó là của mình khiến toàn trường quay bất ngờ. Mù Tạt nói bà chủ là kẻ thứ ba, đánh tráo cô nàng khỏi vị trí con gái ông chủ, và Trường Giang không phải cha ruột khiến các vị trưởng phòng ngạc nhiên.
Sau đó, nữ MC lại về vai con gái “thần kinh không ổn định” của quản gia Trường Giang. Cô đổ lỗi ngược cho Quốc Khánh khiến anh phải thốt lên “Em đừng đẩy anh vô thế này”. Cái kết bất ngờ khi Mù Tạt bị tâm thần nên nói năng loạn xạ còn Quốc Khánh là thủ phạm lấy cây trâm. Trường Giang dành lời khen cho Mù Tạt bởi sự nhanh nhạy ứng biến, sẵn sàng thay đổi nội dung nếu thấy phù hợp.
Lê Khánh gây bất ngờ ở "Ơn giời" khi vào vai sư muội của trưởng phòng Tự Long. Sau ba năm xa cách, huynh muội Tự Long - Lê Khánh đã có màn tung hứng về sự thay đổi ngoại hình khiến khán giả cũng không nhịn được cười.
Tự Long bất ngờ bày tỏ tình cảm với em gái đồng môn cùng lễ vật là hòm vàng bạc châu báu nhưng lại bị cự tuyệt thẳng thừng khiến nam nghệ sĩ chưng hửng. Tuy từ chối tình cảm, Lê Khánh vẫn nhận rương châu báu với lý do "đã từ chối tình cảm rồi muội còn từ chối vàng bạc nữa ai coi muội ra gì chứ” khiến khán giả thích thú.
Cao trào đẩy lên khi sư đệ Trung Ruồi xuất hiện và thông báo sư phụ đã quyên sinh. Trong lúc tìm sự thật về cái chết của sư phụ, Lê Khánh ra tay hạ độc Tự Long vì lý do “Huynh đã làm cho chị ta mang thai rồi từ chối, ta hứa sẽ trả mối thù này”. Những tràng cười khi trả thù thành công của Lê Khánh trên sân khấu khiến khán giả phấn khích.
Khi tất cả đều bị trúng độc ở cuối vở kịch, Lê Khánh làm chủ tình thế khi tự lấy viên thuốc thật trên cây trâm để uống và đắc ý sống sót. Giải quyết các tình huống hợp lý và sáng tạo, Lê Khánh giành cúp chiến thắng của tập 10.
Thu Hà
" alt="MC Mù Tạt mắng Trường Giang xối xả, Lê Khánh khiến Tự Long chật vật ở 'Ơn giời'"/>MC Mù Tạt mắng Trường Giang xối xả, Lê Khánh khiến Tự Long chật vật ở 'Ơn giời'
Nguyễn Hoàng Kiều Trinh trong bức ảnh: "Một thiếu nữ trong bộ áo dài truyền thống tạo dáng chụp hình bên hoa đào nở rộ trong một vườn hoa ở Hà Nội ngày giao thừa trước Tết Nguyên Đán Bính Thân 2016 (ngày 7-2-2016) |
Hiện tại Kiều Trinh đang học năm cuối chuyên ngành Marketing của Trường Quốc tế PSB.
Tại TP.HCM, Trinh được biết tới là hot girl, người mẫu ảnh. Cô gái này cũng nổi tiếng với nickname "cô gái trà sữa", hiện đang có gần 300.000 người theo dõi trên fanfage cá nhân.
Chia sẻ với VietNamNet về bức hình được hãng thông tấn Reuters chọn là bức ảnh ấn tượng của Việt Nam trong năm 2016, Kiều Trinh cho biết cô hoàn toàn bất ngờ và chỉ biết được sự việc khi nhiều bạn bè đã nhắn tin thông báo.
“Sáng nay em nhận được rất nhiều tin nhắn của bạn bè thông báo hình của em có trong 155 bức ảnh được hãng thông tấn Reuters chọn. Em rất vui và tự hào vì hình ảnh em mặc áo dài được chọn bởi một báo lớn như vậy”- Trinh vui vẻ chia sẻ.
Kiều Trinh nhớ lại buổi chụp bộ ảnh này, khi thời tiết Hà Nội rất lạnh, chỉ khoảng 10oC. "Là người miền Nam nên em không giỏi chịu lạnh. Hôm đó, em chỉ mặc áo dài mỏng manh nên bộ ảnh được thực hiện rất nhanh. Em chỉ mất khoảng 30 phút để nhiếp ảnh gia ghi lại những khoảnh khắc đó”.
Dù tốt nghiệp ngành quản lý nhà hàng - khách sạn, nhưng Trinh sẽ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vì cho rằng “em khá có duyên với nghề”. Trinh từng tham gia phim ngắn "My sunshine" (đóng cùng Chi Pu), MV "Vội vàng" (Tạ Quang Thắng)...
Dự định của cô gái trẻ này trong năm 2017 là tham gia nhiều dự án như ra mắt phim điện ảnh đầu tiên vào mùa hè 2017, hoàn thành chuyên ngành học Marketing vào tháng 6. Sau đó sẽ dành thời gian chuyên tâm vào diễn xuất và nâng cao thêm về khả năng cũng như kiến thức.
Trinh cho biết “chân thành” là hai từ mà bạn luôn muốn mang theo dù đi đâu hay làm gì. Vì vậy, cô cũng có ước mơ thật đơn giản là “dù có trải qua chuyện gì, thành công hay thất bại, thì mong ước về sau là một cuộc sống bình yên”
Ngoài bức hình của Reuters, Kiều Trinh còn có nguyên một bộ ảnh chụp vườn đào trong ngày hôm đó.
Anh Đỗ Xuân Bút, một trong hai người chụp ảnh cho Kiều Trinh vui vẻ nhớ lại "Buổi chụp lúc đầu gặp đôi chút khó khăn do người trang điểm đến hơi muộn, phải mất một lúc mới thuê được trang phục. Trong lúc chụp, tôi cũng để ý thấy có người nước ngoài "chụp ké", cũng nghĩ là du khách thấy đẹp thì chụp thôi. Tôi rất vui vì Trinh đã có được bức ảnh đẹp do phóng viên Reuters chụp".
Lê Huyền - Ngân Anh -Ảnh nhân vật cung cấp
" alt="Bộ ảnh rực rỡ của cô gái vườn đào trong bức ảnh ấn tượng Việt Nam do Reuters bình chọn"/>Bộ ảnh rực rỡ của cô gái vườn đào trong bức ảnh ấn tượng Việt Nam do Reuters bình chọn
Câu chuyện đầy tình người này khiến người xem không khỏi cảm động và nhanh chóng được lan trên mạng xã hội cùng với đoạn clip dài gần 4 phút.
Play" alt="Người đàn ông nhặt mỳ trong đống rác để ăn và cái kết đầy bất ngờ"/>Người đàn ông nhặt mỳ trong đống rác để ăn và cái kết đầy bất ngờ