Miền Trung “ruột thịt”,ướngvềkhúcruộtmiềlich thang 12 cảnh hoang tàn trong biển nước, mất nhà cửa, tài sản, con người cứ lan rộng dần ở nhiều nơi. Từ Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam rồi ra tới Quảng Bình.
Chiều 17/10, một gia đình 6 người tại xã Húc, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bị vùi lấp hoàn toàn, không ai thoát mạng. Đêm đó, nước lũ lên nhanh tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khiến nhiều người dân không kịp xoay sở. Có lẽ sau những tiếng kêu cứu vô vọng, họ chỉ còn biết cất tiếng kêu cứu yếu ớt qua mạng xã hội, mong được đến điểm an toàn.
Đến rạng sáng ngày 18/10, người dân cả nước chìm trong nỗi đau tang thương, khi hay tin 22 cán bộ chiến sỹ thuộc Sư đoàn 337 (đóng quân trên địa bàn huyện Hướng Hóa) bị vùi lấp trong đất đá do sạt lở xảy ra lúc 3 giờ sáng.
Trưa 18/10, đau đớn thông tin mất mát tiếp tục tại Quảng Bình. Hai anh em Quân (10 tuổi) và Quý (6 tuổi), trú tại thôn 3 Thanh Tân, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, không may bị lật thuyền trên đường đi tránh lũ khiến cả 2 tử vong.
Hình ảnh 4 đứa trẻ trong một gia đình ở Quảng Trị nằm ngủ trên bè chuối cứ ám ảnh mãi đối với độc giả. Chân của chúng cong cong chẳng thể duỗi vì bè chuối nhỏ. Cha mẹ chúng không dám ngủ vì chỉ sợ các con bị cuốn đi xa mất.
Những đứa trẻ ngủ trên bè chuối ở Quảng Trị |
Người chồng trẻ gào khóc, bất lực nhìn dòng lũ cuồn cuộn cuốn người vợ bầu đang trên đường đi sinh khiến nhiều người xót xa. |
Trước đó, sau khi cơn bão số 6 đổ bộ đất liền khu vực miền Trung, đã để lại hậu quả nặng nề. Thông tin, hình ảnh về những người mắc nạn trong bão, lũ, sạt lở đất cứ tăng dần khiến lòng người thấp thỏm.
Ngày 11/10, thông tin cặp vợ chồng trẻ ở Quảng Nam gặp nạn trên đường đi đám cưới về, sau khi cố vượt qua dòng nước lũ để về với con thơ mới hơn 1 tuổi khiến nhiều người rưng rưng. Ngày 12/10, cộng đồng mạng bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông trẻ ở Thừa Thiên - Huế quỳ khóc cầu xin ông trời “tha” cho vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời, đã bị lũ cuốn trên đường đi sinh. Niềm hạnh phúc chờ trông bỗng chốc hóa tang thương vô hạn.
Cũng trong ngày 12/10, thông tin nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế) bị sạt lở, vùi lấp nhiều nhân công. Hàng chục thân nhân ở quê nhà khóc ngất, mất ăn mất ngủ vì ngóng chờ tin con, chồng, cha. Ngày 13/10, đoàn cứu hộ gồm 21 người trên đường lên Thủy điện Rào Trăng 3 sạt lở thì bị lũ quét, khiến 13 người tử vong.
TP. Huế ngập chìm trong biển nước. |
Nhiều tuyến đường ở phố cổ Hội An cũng bị ngập sâu. |
Ngoài những mất mát về người, miền Trung của chúng ta còn bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Khi hàng trăm nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước lũ, hàng trăm ngôi nhà hư hỏng hoàn toàn, nhiều công trình bị sạt lở, sụt lún…
Ở thành phố lớn, khi đường phố ngập nước, ngoài vài tiếng la ó thì vẫn còn đâu đó tiếng cười. Bởi nước ngập chỉ vài tiếng rồi rút. Còn đồng bào miền Trung đang phải chịu cảnh biển nước trắng trời, ngập nhà cửa, đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi. Con người bị cô lập trong chính căn nhà của mình, thậm chí là phải ở tạm một nơi không hề thân quen. Họ thậm chí còn không có đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, co ro trong mưa lạnh. Lũ rút chậm, họ cũng chưa biết lúc nào mới có thể trở về với cuộc sống bình thường, trên khuôn mặt là ánh mắt lo âu, buồn rầu, nặng nề.
Nối dây thừng tiếp tế cho người dân vùng lũ bị cô lập. |
Trực thăng tham gia công tác tìm kiếm 13 người trong đội cứu hộ mất tích. |
Miền Trung thường được ví như chiếc đòn gánh của Tổ quốc, để “cân sức” cho 2 đầu cùng phát triển kinh tế, văn hóa. Trong vị thế đó, đồng bào miền Trung vẫn luôn là điểm nối thân thương của chúng ta. Vậy nhưng, lúc này đây, đòn gánh của chúng ta đang bị suy yếu, rất cần có sự san sẻ, chung tay của người dân ở 2 đầu Tổ quốc, để có thể chống trụ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ban Bạn đọc
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.