-
Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
-
So với Maldives và Tajikistan, tuyển nữ Việt Nam có sức mạnh trên cơ nhưng HLV Mai Đức vChung vẫn tỏ ra rất tôn trọng đối thủ ở bảng B, vòng loại giải bóng đá nữ châu Á 2022.
“Chúng tôi đang có tinh thần rất thoải mái. Thật tiếc vì Afghanistan vắng mặt, bởi tuyển Việt Nam muốn được thi đấu nhiều hơn để các cầu thủ được học tập, cọ xát.
|
HLV Mai Đức Chung |
Maldives và Tajikistan rất tiến bộ, chơi rất tốt. Vì thế, tuyển nữ Việt Nam tôn trọng cả hai đối thủ của mình", HLV Mai Đức Chung nói.
“Tình hình dịch Covid-19 khiến chúng tôi gặp khó khăn trong việc chuẩn bị. Chúng tôi có một tháng chuẩn bị. Tầm vóc cầu thủ Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng ý chí của con người chúng tôi rất lớn và sẽ phấn đấu từng trận".
|
Tuyển nữ Việt Nam tự tin trước trận ra quân |
Ra quân gặp Maldives, HLV Mai Đức Chung cho biết tuyển Việt Nam từng đối đầu Maldives 10 năm trước, còn Tajikistan rất thiếu thông tin. "Chúng tôi quyết tâm giành kết quả tốt nhất trước 2 đối thủ”, HLV Mai Đức Chung bố
Trận tuyển nữ Việt Nam vs Maldives diễn ra lúc 18h (20h giờ Việt Nam) ngày 23/9.
|
Lịch thi đấu của tuyển nữ Việt Nam |
Diệp Chi
Malaysia thận trọng khi chung bảng tuyển Việt Nam tại AFF Cup
Truyền thông Malaysia và HLV Tan Cheng Hoe đều thận trọng khi Malaysia tái ngộ tuyển Việt Nam tại bảng B AFF Cup 2020.
" alt="HLV nữ Việt Nam tuyên bố thắng Maldives lẫn Tajikistan"/>
HLV nữ Việt Nam tuyên bố thắng Maldives lẫn Tajikistan
-
Các khu vực hạn chế phát triển
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND kèm Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Hà Nội xác định khu vực hạn chế phát triển tại quận Ba Đình có phạm vi ranh giới là phần còn lại của khu vực nội đô lịch sử thuộc quận Ba Đình. Phía Đông giáp Khu trung tâm Chính trị Ba Đình; phía Nam giáp khu vực hạn chế phát triển quận Đống Đa, phía Tây giáp đường Bưởi, phía Bắc giáp đường Hoàng Hoa Thám.
|
Hà Nội ban hành quy chuẩn "quản" quy hoạch 4 quận nội đô Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Tại quận Đống Đa, khu vực hạn chế phát triển có phạm vi ranh giới: phía Đông giáp đường Lê Duẩn, Giải Phóng; phía Nam giáp đường Trường Chinh, Láng, Bưởi, phía Bắc giáp khu vực hạn chế phát triển quận Ba Đình và khu phố cũ quận Ba Đình,
Khu vực hạn chế phát triển ở quận Hai Bà Trưng: phía Đông giáp đường Nguyễn Khoái, phía Bắc giáp khu vực nội đô đã mở rộng quận Hoàng Mai, phía Tây giáp đường Giải Phóng, Lê Duẩn, phía Bắc giáp khu vực phố cũ quận Hai Bà Trưng.
Được bố trí trường mầm non tại tầng 1 và 2 chung cư
Theo quy định, các trường mầm non được xây dựng tối đa 4 tầng (tầng 4 chỉ phục vụ cho các công trình phụ trợ, không bố trí phòng học).
Các công trình trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông xây dựng không quá 5 tầng (tầng 5 chỉ phục vụ cho các công trình phụ trợ, không bố trí phòng học; Không bố trí các phòng học cho học sinh lớp 1 ở tầng 4. Các phòng học của học sinh chỉ được phép bỏ trí từ tầng 4 trở xuống).
Không bố trí gara o tô dưới tầng hầm khối nhà học. Đảm bảo các quy định an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định được cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận.
|
Bảng quy định về hệ số sử dụng đất tối đa của lô đất chung cư, công trình dịch vụ đô thị và công trình sử dụng hỗn hợp cao tầng theo diện tích lô đất và chiều cao công trình |
Cho phép kết hợp bố trí trường mầm non tại tầng 1 và tầng 2 các công trình chung cư nhưng phải đảm bảo diện tích sân chơi, lối đi riêng phục vụ học sinh và các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật và các quy định chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Chỉ tiêu tính toán 1,1 m2 sàn/người hoặc 15 m2 sàn trẻ và phải đảm bảo đủ các công năng theo quy định.
Vỉa hè đường xây mới phải rộng tối thiểu 4m
UBND TP quy định khi cải tạo xây dựng đô thị cũ và thiết kế quy hoạch đô thị mới cũng như quy hoạch xây dựng các điểm dân cư tại 4 quận lõi, cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý các khu cây xanh hiện có, đặc biệt với các cây cổ thụ có giá trị.
Không gian cây xanh phải được gắn kết với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục. Các quận ưu tiên tận dụng đất ven hồ và các khoảng trống hình thành trong quá trình cải tạo, tái thiết đô thị để dành cho cây xanh, thảm cỏ.
|
Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ quan tại 4 quận cần được tính toán cân đối về quy hoạch, phải dành tối thiểu 50% quỹ đất bổ sung các công trình công cộng, các tiện ích đô thị còn thiếu như trường học, công viên, cây xanh, thể dục thể thao, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật đô thị. |
Các hè phố có kích thước mặt cắt ngang từ 3m trở lên cần xem xét bố trí dải bồn hoa tại vị trí tiếp giáp với lòng đường để tăng cường diện tích cây xanh, tạo cảnh quan và chống lấn chiếm vỉa hè.
Việc cải tạo và nâng cấp mặt đường phải phù hợp với cao độ nền quy hoạch, không được tôn cao gây úng ngập cục bộ, ảnh hưởng đến thoát nước các công trình, khu vực lân cận.
“Trong các khu vực tái thiết đô thị, các tuyến đường cấp nội bộ xây dựng mới phải bố trí vỉa hè rộng tối thiểu 4m để trồng cây xanh, bố trí lối đi riêng cho đường xe đạp, lối đi cho người tàn tật”, quyết định nêu.
Không được quảng cáo ở hồ Hoàn Kiếm và khu vực quanh hồ
Quy chuẩn cũng nêu rõ khu vực không quảng cáo bao gồm: Quảng trường Ba Đình, hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ; Khu vực phố cổ; Các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Trụ sở của cơ quan đảng, nhà nước các cấp, Khu vực phạm vi hành lang an toàn đường bộ tại các vị trí giao lộ, vòng xoay.
Hạn chế quảng cáo tại các khu vực quảng trường 19/8 (Nhà hát lớn Thành phố), Quảng trường 1/5 (Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô); tuyến phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (từ Hàng Bông đến Nguyễn Tri Phương), khu vực ngã 5 Của Nam, khu vực mặt tiền Ga Hà Nội. Trên mặt các hồ nước của thành phố. Trên thân các cột đèn chiếu sáng đô thị.
Mặt tiền ngôi nhà, biển quảng cáo không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70% hoặc sử dụng các vật liệu có độ phản quang cao chiếm diện tích lớn hơn 50% diện tích biển quảng cáo đó.
Thanh Sơn
Hà Nội hạn chế tối đa điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích công cộng
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu hạn chế thấp nhất việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng.
" alt="Quy chuẩn quy hoạch kiến trúc 4 quận nội đô Hà Nội"/>
Quy chuẩn quy hoạch kiến trúc 4 quận nội đô Hà Nội
-
Đối với kiến nghị về việc bổ nhiệm Trưởng khoa chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, trưởng khoa chưa được quy hoạch cấp trưởng khoa khi bổ nhiệm, chưa là đảng viên, chưa qua lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị kể cả trung cấp, vi phạm chế độ kế hoạch hoá gia đình, có 2 quốc tịch, không đủ tiêu chuẩn có 3 năm kinh nghiệm quản lý.
ĐH Quốc gia TP.HCM xét thấy bà Nguyễn Thị Phương Mai được Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn bổ nhiệm làm Trưởng khoa đáp ứng theo tiêu chuẩn, điều kiện và các quy định của pháp luật và của đơn vị.
"Trưởng khoa thiếu dân chủ trong quản lý điều hành đơn vị, yếu về năng lực quản lý, lãnh đạo dẫn đến việc điều hành Khoa Hàn Quốc học một cách độc đoán, chuyển quyền, tùy tiện, duy chí, hành xử thiếu tôn trọng đồng nghiệp, cư xử mang tính tư thù đối với những giảng viên có chính kiến".
Kiến nghị này được chi tiết qua các vụ việc như: Quy định làm việc của khoa chưa được Ban Giám hiệu phê duyệt. Trưởng khoa đã tự ý áp đặt mệnh lệnh: đi họp trễ 15 phút coi như vắng mặt và lấy đây làm tiêu chí đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.
|
Văn phòng khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM |
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, quy định “đi họp trễ 15 phút coi như vắng mặt” đã được đưa ra bàn bạc tại khoa nhằm siết lại kỷ cương, kỷ luật. Trong buổi họp viên chức, người lao động trong khoa không có ý kiến phản hồi đối với nội dung này. Trưởng khoa đã không tự ý áp đặt mệnh lệnh này, và đã thể hiện tính dân chủ khi đưa quy định này ra họp và thảo luận tại khoa.
Việc lấy tiêu chí vắng họp khoa để đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, quy định vắng họp trên 30% xem như không hoàn thành nhiệm vụ đã được Trưởng khoa nêu ra trong cuộc họp khoa và được ghi nhận trong biên bản họp khoa. Tuy nhiên, thực tế sau đó không áp tiêu chí này vào việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
"Trưởng khoa thể hiện sự thiếu tôn trọng với đồng nghiệp thông qua việc gửi email triệu tập họp hai tiếng trước giờ họp mà không có nội dung cuộc họp, yêu cầu người không đến dự họp được phải ghi biên bản, lý do, ký tên bút xanh và gửi về văn phòng khoa"
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM không có cơ sở để kết luận trưởng khoa thiếu tôn trọng đồng nghiệp. Việc gửi email triệu tập họp hai tiếng trước giờ họp mà không có nội dung cuộc họp xảy ra vào ngày 7/8/2020. Từ các email thông báo, từ kết quả trao đổi với các giảng viên khác trong khoa Hàn Quốc học, với lãnh đạo trường, từ các minh chứng thu thập được thì cuộc họp đó trưởng khoa có lý do chính đáng để triệu tập.
Đối với vấn đề người vắng họp phải ghi biên bản, lý do, ký tên bút xanh và gửi về văn phòng khoa, qua xác minh nội dung này có thể hiện trong email do thư ký khoa gửi cho các giảng viên, email này không nhắc đến thời điểm phải nộp văn bản có ký mực xanh về văn phòng khoa.
'Trong ứng xử với đồng nghiệp, trưởng khoa thể hiện sự độc đoán, thiếu tôn trọng giảng viên, không lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của giảng viên".
ĐH Quốc gia TP.HCM, xác minh trong các công việc của khoa, bản thân Trưởng khoa có chuẩn bị kế hoạch, có trao đổi, tham khảo tư vấn của cấp trên, trao đổi với đồng nghiệp, giảng viên trong khoa và có tiếp nhận ý kiến đóng góp, trao đổi.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Trưởng khoa sẽ quyết định cách thức quản lý, điều hành công việc của khoa áp dụng theo đúng thẩm quyền được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 và điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, cụ thể “Trưởng khoa quản lý giảng viên người lao động khác, người học khác của khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng...
Riêng đối với việc phân công nhân sự viết báo cáo theo các tiêu chuẩn AUN, trong quá trình giải quyết kiến nghị, để có thêm thông tin khách quan từ bên thứ ba độc lập, ĐH Quốc gia đã làm việc trực tiếp với một số giảng viên khác trong khoa, giáo vụ, nhân sự chính tham gia viết các tiêu chuẩn AUN và những người này đều đánh giá Trưởng khoa có lắng nghe ý kiến góp ý và làm việc vì lợi ích chung, theo quy định của nhà trường.
"Trưởng khoa nhiều lần sử dụng việc họp kín với từng cá nhân giảng viên đã có ý kiến trái chiều trong cuộc họp chung của Khoa".
Báo cáo của ĐH Quốc gia TP.HCM nêu đối với nội dung tổ chức họp kín, sự việc trưởng khoa họp riêng với các cá nhân có xảy ra, không riêng với các thầy cô trong nhóm làm đơn kiến nghị mà còn với cá nhân khác trong khoa Hàn Quốc học.
Nội dung các cuộc họp này theo các minh chứng bao gồm trao đổi công việc, tham vấn ý kiến riêng về công việc, làm rõ các ý kiến chưa rõ trong cuộc họp Khoa..., không có cơ sở để nói các cuộc họp này mang tính tiêu cực. Tại điểm a khoản 2 Điều 12 Quyết định số 1000/QĐ-XHNV-TCCB ngày 09/12/2016 quy định “Trưởng khoa quản lý giảng viên người lao động khác và người học khác của khoa theo phân cấp của hiệu trưởng”. Do đó tùy theo tính chất, điều kiện thực tế, Trưởng khoa được quyền quy định về hình thức, nội dung họp và việc họp đã được đưa lên lịch của Khoa.
Đối với nội dung “Trưởng khoa dùng những câu từ khiến người tiếp nhận có cảm giác bị đe dọa”:căn cứ các minh chứng thu thập được và qua quá trình trao đổi trực tiếp với các nhân sự có liên quan, không có cơ sở để kết luận nội dung này.
"Trưởng khoa có phát ngôn không phù hợp với các giảng viên trong buổi họp đánh giá viên chức"
Sự việc này có xảy ra trong một buổi họp toàn khoa, tuy rằng có những lý do khiến Trưởng khoa bức xúc và phát ngôn như thế, nhưng với vị trí người quản lý, đặc biệt trong môi trường giáo dục, việc phát ngôn này của Trưởng khoa không phù hợp.
"Cho thư ký viết biên bản họp Khoa không phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung cuộc họp; không có đủ chữ ký của các thành phần tham dự, không được gửi đến các thành viên dự họp. Tất cả các cuộc họp đều được ghi âm nhưng không thông báo việc này cho giảng viên".
Xác minh của ĐH Quốc gia TP.HCM, biên bản họp khoa chỉ cần chữ kí người chủ trì và thư ký, không nhất thiết có đủ chữ kí của các thành phần tham dự. Không có quy định về việc ghi âm cuộc họp, vì vậy Trưởng khoa có quyền ghi âm buổi họp khoa và sử dụng đúng mục đích, không vi phạm quy định pháp luật.
Không có quy định bắt buộc phải gửi biên bản cho các thành viên tham dự cuộc họp. Không nhất thiết phải gửi biên bản, tuy nhiên Khoa phải gửi kết luận cuộc họp cho các thành viên tham dự.
Vấn đề Trưởng khoa không công khai một cách minh bạch về thông tin nhân sự đề án nghiên cứu
ĐH Quốc gia TP.HCM, kết luận rằng đề án "Điều tra hiện trạng con em gia đình Hàn – Việt chỉ có mẹ cư trú tại Việt Nam” được nhà trường giao cho bà Nguyễn Thị Phương Mai, do đó việc lựa chọn nhân sự và các nội dung khác liên quan đến đề án do bà Nguyễn Thị Phương Mai toàn quyền quyết định và không bắt buộc phải thông báo, công khai trong Khoa.
Đối với quyết định giao nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Nghiệp vụ giảng dạy tiếng Hàn cho giáo viên bậc phổ thông”, nhà trường giao nhiệm vụ cho Khoa Hàn Quốc học. Do đó, với vai trò là Trưởng khoa, bà Nguyễn Thị Phương Mai phải có trách nhiệm công khai và triển khai trong toàn Khoa. Trên thực tế, Trưởng khoa công khai thông tin về Đề án thông qua buổi họp Khoa, lịch công tác và chọn nhân sự phù hợp chuyên môn theo đúng thẩm quyền của mình.
"Trưởng khoa tự ý chọn thành viên tham gia vào Đề án; loại giảng viên ra khỏi Đề án khi giảng viên có ý kiến trái chiều và đưa chuyên viên chưa có trình độ thạc sỹ vào thay thế"
Theo kết luận Trưởng khoa với tư cách là chủ nhiệm đề tài có quyền chọn các thành viên tham gia nên phản ánh là không có cơ sở
Đối với nội dung phản ánh “loại giảng viên ra khỏi đề án khi giảng viên có ý kiến trái chiều...”: theo minh chứng thu thập được, việc đề xuất bổ sung, thay thế nhân sự tham gia đề án được Trưởng khoa thực hiện trước ngày giảng viên có ý kiến trái chiều tại buổi họp bình xét thi đua của khoa Hàn Quốc học vào ngày 5/8/2020.
Các vấn đề trong công tác triển khai đề án chương trình chất lượng cao tại khoa: Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, công tác triển khai đề án chương trình chất lượng cao còn hạn chế. Với vai trò là người đứng đầu, Trưởng khoa phải chịu trách nhiệm đối với những hạn chế này. Do đó, bà Nguyễn Thị Phương Mai cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề để có giải pháp khắc phục trong công tác đề án chương trình chất lượng cao.
Về các vấn đề trong quy trình mời giảng viên thỉnh giảng tại Khoa,trong quá trình đảm nhận công việc, Trưởng khoa Hàn Quốc học nhận thấy quy trình mời giảng viên thỉnh giảng của Khoa phức tạp và khó thực hiện nên đã tiến hành mời giảng viên thỉnh giảng theo quy trình rút gọn. Trưởng khoa có thẩm quyền thay đổi quy trình mời giảng viên thỉnh giảng phù hợp với quy định chung của nhà trường nhưng phải đảm bảo việc thay đổi này được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, Trưởng khoa không thông báo chính thức bằng văn bản về việc thay đổi quy trình mời giảng viên thỉnh giảng. Do đó nội dung kiến nghị này có sơ sở…
Về ý kiến Trưởng khoa ấn định việc viết chương trình kiểm định và đảm bảo chất lượng cao AUN cho nhóm 5 thành viên mà trong số đó có 4 thành viên đã từng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Khi trưởng nhóm nhiều lần ý kiến và đưa ra đề xuất để đảm bảo chất lượng thì Trưởng khoa không tiếp nhận mà vẫn đơn phương áp đặt nhóm 5 người phải viết toàn bộ chương trình.
ĐH Quốc gia TP.HCM kết luận, Trưởng khoa có thẩm quyền quyết định đối với công tác đảm bảo chất lượng của khoa và phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường. Do đó việc lựa chọn và phân công nhân sự viết các tiêu chuẩn AUN của Trưởng khoa là đúng quy định.
Trưởng khoa cũng không làm sai tuy nhiên ở góc độ công việc cần nhìn nhận và xem xét lại toàn bộ quá trình viết chương trình và đảm bảo chất lượng cao AUN, rút kinh nghiệm và có điều chỉnh phù hợp….
Lê Huyền
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM đã 'thay máu' khoa Hàn Quốc học
Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã xuất hiện rất nhiều giảng viên mới.
" alt="Hàng loạt kiến nghị của 11 giảng viên Hàn quốc học nghỉ việc 'không có căn cứ'"/>
Hàng loạt kiến nghị của 11 giảng viên Hàn quốc học nghỉ việc 'không có căn cứ'
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
-
Trang đang là sinh viên K62 Tiên tiến Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Trong bài báo, Thuỳ Trang đề cập tới khả năng xử lý hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải y tế bằng phương pháp hấp phụ sử dụng vật liệu Nanosilica chế tạo từ vỏ trấu biến tính bằng polyme tự tổng hợp.
Phương pháp này giúp loại bỏ dư lượng kháng sinh trong nước thải y tế, ngăn chặn tình trạng phát thải kháng sinh gây ảnh hưởng môi trường. Đặc biệt, vật liệu dùng để hấp phụ hướng tới phát triển xanh, bền vững, thân thiện với môi trường. Nguyên liệu chế tạo vật liệu tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu.
|
Trương Thị Thùy Trang là tác giả của 2 bài báo đăng trên tạp chí Q1 với chỉ số IF cao. Ảnh: NVCC |
Biến ước mơ nghiên cứu thành sự thật
Hồi còn nhỏ, nhìn thấy dòng nước thải xả thẳng ra kênh, Thuỳ Trang mơ ước sau này mình có thể “xử lý môi trường làm sạch dòng nước”. “Ban đầu em nghĩ điều đó xa vời. Cho tới khi em vào học khoa Hoá và có cơ hội làm việc tại phòng thí nghiệm tìm hiểu các cách để làm sạch môi trường nước. Em nghĩ nghiên cứu khoa học sẽ giúp mình thực hiện được ước mơ lúc bé”, nữ sinh nói.
Cuối năm thứ hai, mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn về nghiên cứu, Trang xin làm việc tại phòng thí nghiệm của TS Phạm Tiến Đức (Bộ môn Hoá Phân tích, khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
“Em bắt đầu có cơ hội tìm hiểu để tài cách chế tạo vật liệu Nanosilica từ vỏ trấu, dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Tiến Đức. Em thấy đây là đề tài rất hay, khi tận dụng được lượng vỏ trấu thải ra trong sản xuất nông nghiệp để chế tạo vật liệu mới hỗ trợ cho việc làm sạch môi trường”, Trang chia sẻ.
|
Trang cùng bạn bè trong nhóm nghiên cứu do TS Phạm Tiến Đức hướng dẫn. Ảnh: NVCC |
Thuỳ Trang chăm chỉ đọc và tham khảo bài viết của các anh chị đi trước, các nghiên cứu, bài báo quốc tế. Sau khi tìm hiểu kỹ, nữ sinh lên phương án thực hiện thí nghiệm, xây dựng quy trình chế tạo,… Trang cho hay cảm thấy may mắn vì trong suốt quá trình này đã luôn nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy và anh chị trong phòng thí nghiệm.
“Để chế tạo ra được vật liệu, em phải mất hàng tiếng đồng hồ thực hiện các công đoạn đun, sấy nhiệt vỏ trấu. Đặc biệt, để đảm bảo kết quả có độ tin cậy cao, thầy luôn yêu cầu các thí nghiệm phải được lặp lại, làm tỉ mỉ từng công đoạn. Bởi một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến chênh lệch kết quả toàn bộ thí nghiệm”, Trang nói
Sau một thời gian bền bỉ thực hiện, Trang và nhóm đã thành công và dự án cũng đạt giải nhất nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường và giải khuyến khích trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Thầy Tiến Đức cũng khuyến khích em, tổng hợp số liệu để viết thành một bài báo hoàn chỉnh.
“Bản thảo đầu của em, thầy nhận xét chưa nhấn mạnh được tính mới – một yếu tố thuyết phục để bài báo có thể được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Em đã không ngừng đọc báo cáo, đề tài khoa học hoàn thiện hơn. Sau 3 – 4 lần hai thầy trò cùng chỉnh sửa, bài báo được đăng trên tạp chí Progress in Organic Coatings (ISI, Q1, IF 4.469)”, nữ sinh cho biết.
Vượt qua thất bại
Nói về quá trình thực hiện dự án, Trang không nhớ mình đã làm lại bao nhiêu lần khi thử nghiệm chế tạo vật liệu nhưng em luôn quyết tâm vượt qua.
“Sáng em đi học, chiều chỉ mong chạy thật nhanh đến phòng thí nghiệm để thực hiện bằng được thí nghiệm chưa làm được. Có những hôm 9h tối em mới bắt đầu về. Hơn một tháng ròng thử nghiệm của em không có kết quả gì. Em thấy hơi nản nhưng vẫn khó chịu nhiều hơn, vì chưa biết lý do tại sao mình làm không được”, Thuỳ Trang bộc bạch.
Những lúc như vậy, Thầy Đức thường khuyên Trang xem lại quy trình, có sai ở bước nào không. Ngồi lại rà soát từng công đoạn, Trang phát hiện mình nhầm một bước nhỏ nên không thu được kết quả. Sau những lần đó, Trang càng có thêm động lực để hoàn thành dự án.
Kết quả Trang nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp thụ xử lý kháng sinh của vật liệu đạt hơn 90% (trong điều kiện môi trường thí nghiệm). Hiệu quả loại bỏ kháng sinh với nước thải của bệnh viện đạt hơn 75%. Đặc biệt có thể tái sử dụng vật liệu lên tới 3 lần mà hiệu quả giảm không đáng kể.
Khi hoàn thiện được kết quả, công đoạn viết thành bài báo “trắc trở” không kém. Trang cho biết, để viết được bài đăng tải trên tạp chí quốc tế chỉ số ảnh hưởng cao rất khó. Bởi vì bài phải thể hiện được “tính mới” của công trình nghiên cứu, không được trùng lặp từ các bài khác. Theo Trang, yếu tố quan trọng nhất là vốn tiếng Anh phải tốt thì mới giúp diễn đạt được đúng ý, đúng thuật ngữ chuyên ngành.
“Em đã cố gắng mỗi ngày học một ít để cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình. May mắn là toàn bộ môn chuyên ngành Khoa Tiên tiến Hoá đều dạy bằng tiếng Anh và cơ hội viết bài báo của khoa giúp em có động lực hơn”.
|
Trương Thị Thùy Trang (thứ 3 từ phải sang) nhận giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên năm 2020. Ảnh: NVCC |
Đam mê nghiên cứu là thế nhưng Thuỳ Trang luôn giữ phong độ tốt với điểm GPA trong 4 năm học đạt loại giỏi 3.5/4.0.
Tháng 6 này, Thuỳ Trang sẽ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Trong tương lai, nữ sinh có dự định sẽ học thạc sĩ chuyên ngành Hóa phân tích tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và theo đuổi chặng đường nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Nhận xét về cô học trò của mình, TS. Phạm Tiến Đức cho biết: Trang là sinh viên giỏi và có đam mê khoa học. Chính sự quyết tâm khám phá, chinh phục tri thức mới bằng nghiên cứu khoa học đã mang lại trái ngọt trong nghiên cứu. Có thể nói rằng Trang là tấm gương về nữ sinh từng học chuyên Hóa, say mê nghiên cứu khoa học để vươn tới đẳng cấp quốc tế với 2 bài báo ISI-Q1 rất uy tín với chỉ số ảnh hưởng IF cao, trong đó 1 bài báo là tác giả chính.
Ngọc Linh
Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi nhận học bổng TS tại Mỹ
Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.
" alt="Nữ sinh chế tạo vật liệu mới hấp phụ kháng sinh trong nước thải"/>
Nữ sinh chế tạo vật liệu mới hấp phụ kháng sinh trong nước thải
-
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định việc phàn nàn, ở những chừng mực nhất định, sẽ mang lại những lợi ích tại nơi làm việc như giúp nhận diện và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không khó để nhận ra những hệ lụy tiêu cực của việc thường xuyên chỉ trích. Trong cộng đồng những người làm nghiên cứu với vô số áp lực bủa vây thì việc chỉ trích hay phàn nàn có lẽ không phải là chuyện hiếm.
Nhưng có phải lúc nào những phàn nàn của người làm nghiên cứu cũng thực sự có giá trị và làm thế nào để lời phàn nàn được đặt đúng chỗ và có sức thuyết phục?
Hãy cùng bàn về vấn đề qua hai ví dụ nhỏ dưới đây.
Trong một tin tuyển dụng nghiên cứu sinh (NCS) được đăng gần đây, một đơn vị nghiên cứu trong nước đưa tin sẽ trả một khoản lương nhỏ (dưới 250 USD/tháng) cho ứng viên kèm theo những yêu cầu như IETLTS 6.0, điểm trung bình 7.5. Bạn nghĩ gì khi đọc tin đó?
“Những người đủ điều kiện như vậy thì đã đi học ở nước ngoài rồi”.
“Với mức lương đó tôi thà chọn công việc lao động phổ thông”.
Đây có thể là vài trong số những suy nghĩ điển hình.
Thứ hai, một chủ đề khá nóng được thảo luận trong những ngày qua trong cộng đồng những người quan tâm đến giáo dục nước nhà có liên quan đến một đề án nhằm nâng cao chất lượng giảng viên. Trong bối cảnh năng lực giảng dạy, nghiên cứu trong nước còn rất nhiều hạn chế dù đã trải qua hàng chục năm với các đề án tiền nhiệm, bạn nghĩ sao khi lại có thêm một đề án mới?
“Một đề án với toàn COCC (con ông cháu cha)”.
“Thấy đi mà không thấy về”.
“Thất bại toàn tập”?
Nhưng mọi chuyện có thực sự như vậy?
Quay lại ví dụ đầu tiên, khoản tiền lương chưa đến 250 USD mỗi tháng cho một NCS sẽ là vô cùng khiêm tốn nếu so sánh với thù lao ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng khi đặt ở bối cảnh trong nước với việc NCS không được trả lương là chuyện rất phổ biến thì một khoản hỗ trợ hàng tháng như vậy nên được xem là bước một tiến lớn và rất đáng trân trọng. Về các điều kiện đặt ra, có thể thấy những quy định ngày càng thắt chặt về chuẩn đầu ra với ngoại ngữ từ bậc Đại học đến Cao học đã không còn là chuyện hiếm ở nhiều trường.
Bạn có thể sẽ nói: “Nhưng những người đủ điều kiện như vậy sẽ chọn ra nước ngoài”.
Thực tế là rất nhiều người có đủ năng lực và điều kiện vẫn làm NCS trong nước bởi những ràng buộc về gia đình, công việc, thậm chí cả cơ duyên. Không đặt mình trong hoàn cảnh của họ, bạn sẽ không thể tự trả lời cho câu hỏi: “Tại sao họ làm vậy?” Trong thí nghiệm, việc xác đúng đối chứng là một trong những khâu nền tảng quyết định tính đúng đắn cho việc suy diễn kết quả. Tương tự trong trường hợp này, việc lấy bối cảnh các nước tiên tiến làm thước đo có thể khiến cho lăng kính nhìn nhận vấn đề của bạn bị bao phủ bởi một màu tiêu cực ngay từ quan sát đầu tiên.
Ở ví dụ thứ hai, hãy cùng thử tư duy một chút trước khi phàn nàn. Sau khi được lựa chọn, ứng viên cần chủ động liên hệ với cơ sở đào tạo ở nước ngoài để tiến hành nộp hồ sơ, đảm bảo các yêu cầu về đầu vào và đầu ra của chương trình, cũng như vượt qua các áp lực học tập và nghiên cứu khác. Do vậy, bất kể đối tượng được lựa chọn là ai thì vẫn cần phải thể hiện các phẩm chất và năng lực của bản thân để có thể hoàn thành chương trình đào tạo.
Với tư cách là người trong cuộc, bản thân người viết đã chứng kiến rất nhiều người đăng ký theo các đề án và việc họ được lựa chọn phần lớn dựa vào năng lực của chính họ. Bên cạnh đó, đề án tiền nhiệm chỉ tuyển được khoảng 30% trong số 10.000 chỉ tiêu, con số thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra. Hạn chế về ngoại ngữ là một trong những trở ngại lớn khiến nhiều ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Do đó, có thể khẳng định những đề án như trên không phải chỉ tạo cơ hội cho một nhóm người có đặc quyền nhất định.
Bạn sẽ thắc mắc: “Tại sao các ứng viên không tìm đến những học bổng khác với chi trả cao hơn lại không kèm theo ràng buộc?”.
Đơn giản là mỗi con đường, mỗi lựa chọn đều chứa đựng những khó khăn và thuận lợi, và quyết định của mỗi người sẽ dựa trên sự cân đo của riêng họ. Đơn cử, nhờ đề án của Chính phủ, tác giả có thể đến đúng môi trường học tập mong muốn một cách nhanh chóng thay vì mất nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị hồ sơ. Do vậy, đây là lựa chọn tối ưu nhất cho bản thân người viết trong thời điểm đó.
Và như thắc mắc của nhiều người: “Những đề án thế này có thực sự hiệu quả?”.
Trong những năm qua, khoa học trong nước đã có những bước tiến lớn mà không ai có thể phủ nhận. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy và Trần Tú Uyên (Trường ĐH Ngoại thương) đã chỉ ra số lượng công bố quốc tế của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2018 tăng gần 5 lần, từ 1.764 lên 8.234 bài. Theo Nguyễn Minh Quân cùng các cộng sự, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong đó có địa chỉ tác giả liên hệ tại Việt Nam ở mức dưới 200 bài trong năm 2000. Sau 18 năm, con số này tăng lên trên 1.800 bài vào năm 2018. Các kết quả trên bao gồm đóng góp từ những người được đào tạo trong và ngoài nước và những người đi về từ đề án là một phần không nhỏ. Hoặc nếu vẫn nghi ngờ về những báo cáo hay con số, bạn có thể đến các trường Đại học, các trung tâm nghiên cứu để tận mắt chứng kiến những người đi về đã làm việc và vẫn đang thành công như thế nào. Không ít trong số đó hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan. Nói như vậy không có nghĩa là mặc định chấp nhận những hạn chế còn tồn tại như một điều hiển nhiên. Khác biệt nằm ở chỗ: ngoài những thứ đáng bị chỉ trích ra, bạn còn thấy gì khác nữa hay những gì có thể cải tiến? Qua đó, có thể thấy để những phàn nàn trở lên có giá trị thì điều đầu tiên bạn nên làm là tự phản biện có hiệu quả lại lập luận của chính mình. Từ đó, bạn sẽ rút ra được những gì thực sự nên bị chỉ trích hay những gì có thể sửa đổi.
Khi bạn sống hay làm việc ở bất cứ đâu, sẽ luôn có những thứ chướng tai gai mắt kế bên, những thứ mà với khả năng của mình, bạn sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi.
Khi đó, bạn sẽ có thể chọn: phàn nàn rồi tiếp tục phàn nàn. Hoặc bạn có thể phàn nàn như thể đó là một nhu cầu chính đáng để sau đó tự nhủ: “It nhất phải có gì tích cực ở đây và mình có thể làm gì đó để khiến cái gì đó tốt hơn.”
Lựa chọn là ở bạn!
Dương Mạnh Cường - giảng viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ
Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?
Trước Đề án 89, trong vòng 20 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT từng chủ trì thực hiện 2 đề án đào tạo nhân lực trình độ tiến sĩ và thạc sĩ có kinh phí nhiều nghìn tỉ đồng.
" alt="Đề án 89: Nghĩ về những 'phàn nàn' trong cộng đồng nghiên cứu Việt"/>
Đề án 89: Nghĩ về những 'phàn nàn' trong cộng đồng nghiên cứu Việt
-
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn. Trong đó, quy định điều kiện cụ thể được tách thửa đất.
Theo đó, đối với đất ở, UBND tỉnh quy định thửa đất tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông. Cụ thể, tại các phường, thị trấn diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 40m2; tại các xã thuộc thị xã, thành phố tối thiểu không nhỏ hơn 50m2, tại các xã thuộc huyện diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 60m2…
|
Thái Nguyên quy định sau khi tách, số thửa hình thành lớn hơn 3 thửa đất, có phát sinh thêm đường giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở |
Trường hợp khi tách thửa có phát sinh thêm đường giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khi tách thửa đất người sử dụng đất có đơn xin tự nguyện trả đất làm đường để tách thửa kèm theo bản vẽ tổng mặt bằng khu đất. Sau khi được UBND cấp huyện chấp thuận việc tự nguyện trả.
Diện tích tối thiểu, kích thước thửa đất, các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật được thực hiện theo quy định và bản vẽ tổng mặt bằng được chấp thuận.
Đáng chú ý, trường hợp thửa đất trước khi tách thửa có diện tích bằng hoặc lớn hơn 2.000m2 tại thành phố, thị xã và có diện tích bằng hoặc lớn hơn 5.000m2 tại huyện: Sau khi tách, số thửa hình thành lớn hơn 3 thửa đất, có phát sinh thêm đường giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở (dự án khu dân cư) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi triển khai thực hiện dự án theo quy định.
Trường hợp thửa đất thuộc khu vực đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thì việc tách thửa phải phù hợp với quy hoạch.
Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, theo quyết định, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 100m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4m và chiều sâu không nhỏ hơn 5m.
Thửa đất tách thửa phải có mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng; trường hợp thửa đất có nguồn gốc được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì chỉ được phép tách thửa khi được cơ quan chấp thuận đầu tư đồng ý.
Còn đối với đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150m2/thửa.
Đối với đất rừng sản xuất, diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 1.000m2/thửa.
Thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa phải đảm bảo việc cấp nước, thoát nước, nước tưới, tiêu nước và phải thực hiện đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 38 ban hành ngày 8/9/2014.
Xem chi tiết Quyết định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TẠI ĐÂY
Thanh Sơn
Bộ Xây dựng: Cần rà soát pháp lý dự án Danko Avenue khi phân lô bán nền
Theo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thái Nguyên cần rà soát các văn bản pháp lý của dự án Khu nhà ở Bách Quang (tên thương mại là Danko Avenue) để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền tại dự án.
" alt="Thái Nguyên quy định tách trên 3 thửa đất phải lập dự án"/>
Thái Nguyên quy định tách trên 3 thửa đất phải lập dự án