TheâmĐồngPhổbiếnvềnộidungCáchmạngtạiđiểmcầutrựctuyếcrystal palace – tottenhamo Sở TT&TT Lâm Đồng, ngày 24/8/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh nhằm phổ biến nội dung Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tới hơn 1.600 đại biểu tham dự là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh tại 15 điểm đầu cầu. Hội nghị đã được nghe phân tích và dự báo tập trung vào ba vấn đề lớn, bao gồm: Những đặc trưng cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); Một số tác động tiềm năng của CMCN 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; Hàm ý chính sách. Về những đặc trưng cơ bản của cuộc CMCN 4.0, CMCN 4.0 bắt đầu từ năm 2000, tập trung vào số hóa, kết hợp hệ thống thực và hệ thống ảo, làm cho ranh giới giữa dịch vụ với công nghiệp và nông nghiệp thu hẹp lại; Quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại, tạo nền tảng thúc đẩy nhiều đột phá công nghệ khác, tốc độ phát triển của CMCN 4 là theo cấp số nhân; CMCN 4 tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại; Các tác động mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn. Trước CMCN 4.0, Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế về địa kinh tế (điểm kết nối của Đông Bắc Á với Đông Nam Á) và nguồn lực lao động tương đối trẻ, dồi dào. Sự dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam; Chiến lược Trung Quốc+1 của các tập đoàn đa quốc gia. Từ đó, Việt Nam tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp, trở thành một công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi những điều trên, do làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế do CMCN 4.0 đưa ngành công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển để gần với thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu và triển khai. |