- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hợp tác quốc tế trong giáo dục không chỉ là bao nhiêu xuất học bổng mà mấu chốt là hội nhập về tư duy giáo dục.Quan điểm nói trên được ông Phùng Xuân Nhạ nêu ra tại buổi làm việc với các trưởng có quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2017-2020, chiều 31/5.
Theo ông Phùng Xuân Nhạ, quan trọng của quá trình hội nhập là phải đổi mới cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách tư duy về hội nhập.
“Điều này đã được ngành giáo dục đề cập rồi nhưng dường như đến nay tư duy về hội nhập giáo dục toàn cầu vẫn chưa thực sự thấm vào mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh, sinh viên” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
“Trong xu thế toàn cầu hóa, tư duy hội nhập cần bắt đầu từ cách tiếp cận của công dân toàn cầu”.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. |
Từ đó, người đứng đầu ngành giáo dục mong muốn, các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ để chia sẻ những tư duy giáo dục, những xu hướng của giáo dục các nước, đặc biệt là công dân toàn cầu.
Ông Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị, các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ ngành Giáo dục thông qua việc cung cấp những thông tin về nhu cầu giáo dục đào tạo của các nước, những kinh nghiệm hay trong cải cách, đổi mới giáo dục của thế giới, từ quản lý vĩ mô tới từng bậc học như phổ thông, đại học có thể áp dụng tại Việt Nam.
“Chúng tôi cần biết, các nước quản lý giáo dục thế nào, cách tiếp cận với đổi mới có giống Việt Nam hay không để nắm bắt được những mô hình hay và cả những mô hình chưa hay, lấy đó làm kinh nghiệm cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam” – ông Phùng Xuân Nhạ nói.
Với mong muốn, mỗi đại sứ quán Việt Nam sẽ là cánh tay nối dài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ đề nghị, các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ chủ động hơn nữa trong việc thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mở ra những cơ hội hợp tác thuận lợi để nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới vai trò kết nối của các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài với các trí thức Việt kiều nhằm thực hiện chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao về nước giảng dạy và công tác; vai trò thẩm định chất lượng cũng như kết nối trong việc thu hút các cơ sở giáo dục nước ngoài hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Giáo dục, việc có thêm các cơ sở giáo dục nước ngoài vào nước ta hoạt động không chỉ giúp chúng ta học hỏi được phương pháp tư duy, cách thức tổ chức, chương trình đào tạo mà còn giảm được một lượng lớn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài hàng năm từ hoạt động du học.
Hà Phương
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:Hội nhập giáo dục bắt đầu từ tiếp cận của công dân toàn cầu"/>
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:Hội nhập giáo dục bắt đầu từ tiếp cận của công dân toàn cầu
- Thái độ ứng xử với thông tin trên mạng phải bình tĩnh, tỉnh táo, phù hợp tính chất của từng vấn đề, tránh tối đa chuyện một mặt coi thường, một mặt thì quá coi trọng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nói.Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 chiều nay, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng cho hay, trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội 12, những công tác của Ban đã góp phần định hướng, ổn định tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, truyền thông tin chính thống có giá trị, kịp thời, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Khó từ sự nông nổi, yếu kém của cán bộ
Theo ông, đây là 1 năm có nhiều khó khăn thách thức cho công tác tuyên giáo với hàng loạt các sự việc xảy ra từ hạn hán miền Trung, ô nhiễm môi trường ở các tỉnh ven biển, tai nạn máy bay, bão lũ, sự bộc lộ yếu kém của các dự án lớn hàng ngàn tỷ, những yếu kém về công tác cán bộ... làm cho lòng dân, suy nghĩ của cán bộ đảng viên rất băn khoăn.
|
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng |
Ông cho hay, cái khó đến từ nhiều nguyên nhân như thiên tai, sự chống phá của các thế lực thù địch, nhưng nó cũng đến từ sự đơn giản, nông nổi, yếu kém của cán bộ.
"Nói thật với các đồng chí, cái khó đến từ yếu kém của chúng ta, trong công tác cán bộ, trong các dự án, phát ngôn, các loại ý kiến tác động đến tình hình công tác tư tưởng ghê gớm lắm, mà hầu hết khắc phục còn khó khăn hơn những cái đến từ thiên nhiên hay sự cố khác", ông Thưởng nói.
Học chính trị không phải để bổ nhiệm vào chức vụ này hay kia
Về giải pháp năm 2017, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nhấn mạnh một số nội dung cần thực hiện.
Thứ nhất là nâng cao chất lượng tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy và thực hiện nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ để đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Triển khai thực hiện nghị quyết TƯ 4 về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa nội bộ.
Theo ông, đây là nội dung rất quan trọng, việc triển khai thực hiện vấn đề trong công tác tham mưu thì chất lượng tham mưu được đặt lên hàng đầu.
Công tác của tuyên giáo phải góp phần đội ngũ cán bộ đảng viên, tổ chức các cấp nhận thức đầy đủ và rõ về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức trong mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, trong mỗi tổ chức đảng và mỗi cá nhân mình.
Ngoài ra, cần làm sao nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết của Đảng, đổi mới việc học tập để mang lại hiệu quả nhất định.
"Học chính trị để thúc đẩy phát triển tư duy, để rèn luyện phương pháp luận giải quyết các vấn đề thực tiễn, để bồi dưỡng ý chí chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng chứ không phải học chính trị để hướng tới một bằng cấp, một điều kiện cần để bổ nhiệm vào chức vụ này, chức vụ kia.
Đây là điều khó khăn nhất chúng ta phải làm trong nhiệm kỳ này", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Ông chia sẻ thêm: "Coi chuyện học chính trị như điều kiện để bổ nhiệm mới đẻ ra nhiều tiêu cực trong việc học tập.
Cán bộ đi học ít hỏi nhau hôm nay học có nội dung gì mới, phương pháp gì hấp dẫn, nhưng phần nhiều hỏi môn này thầy thế nào, kinh phí đóng ra sao..., hay dùng từ 'chống trượt', ngồi nghe những từ đó băn khoăn lắm. Điều này phải nghiên cứu để làm cho tốt".
Làm chủ định hướng dư luận xã hội
Về nhiệm vụ thứ hai, theo ông, phải làm chủ định hướng dư luận xã hội trong bối cảnh thông tin đa chiều, mạng xã hội nở rộ.
"Cách thức tiếp cận thông tin của mỗi người dân ngày càng đa dạng, sự chia sẻ thông tin nhanh nhạy chưa từng có, trong nhiều trường hợp chịu sự tác động ảnh hưởng của số đông, chưa biết đúng sai nhưng thấy số đông tung hô thì cũng ké vào đó tung hô một chút", ông Thưởng nêu.
Ông cho hay, phải dự báo chính xác những vấn đề có thể nảy sinh để có thông tin một cách kịp thời, trách nhiệm khi có sự cố.
"Thái độ ứng xử thông tin trên mạng phải bình tĩnh, tỉnh táo, phù hợp tính chất của từng vấn đề, tránh tối đa chuyện một mặt coi thường, một mặt thì quá coi trọng. Cả 2 thái độ này đều không đúng hết", Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nhấn mạnh.
Yêu cầu thứ 3 được ông nêu là không ngừng nâng cao bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo. Mỗi người phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, khả năng tư duy, phương pháp giải quyết các vấn đề tư tưởng nảy sinh.
Chuẩn bị phương án phản bác hiệu quả luận điệu sai trái
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu ngành Tuyên giáo chủ trì chuẩn bị phương án, biện pháp để đấu tranh, phản bác có hiệu quả các luận điệu sai trái.
" alt="Ông Võ Văn Thưởng: Tỉnh táo ứng xử với thông tin trên mạng"/>
Ông Võ Văn Thưởng: Tỉnh táo ứng xử với thông tin trên mạng