您现在的位置是:Giải trí >>正文

Gỡ cửa thăm nhà tập 140: Căn phòng tân hôn giữ gìn 4 năm của ‘thầy giáo xe lăn’

Giải trí45人已围观

简介Biến cố sinh tử năm 18 tuổiCâu chuyện về “thầy giáo xe lăn” Nguyễn Ngọc L&a...

Biến cố sinh tử năm 18 tuổi

Câu chuyện về “thầy giáo xe lăn” Nguyễn Ngọc Lâm (35 tuổi,ỡcửathămnhàtậpCănphòngtânhôngiữgìnnămcủathầygiáoxelălich van su TP.HCM) trong chương trình Gõ cửa thăm nhà đưa người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

"Thầy giáo xe lăn" Nguyễn Ngọc Lâm nỗ lực vượt qua số phận.

Từ một chàng trai khỏe mạnh, cuộc đời Nguyễn Ngọc Lâm thay đổi hoàn toàn chỉ sau biến cố sinh tử năm 18 tuổi.

Năm đó, anh Lâm bị tai nạn giao thông khiến cơ thể tổn thương đến 97% và bị liệt hoàn toàn từ phần ngực trở xuống. 

Trong 2 năm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, anh Lâm nhiều lần rơi vào cảnh thập tử nhất sinh. 

Anh Lâm kể: “Lúc bác sĩ cấp cứu, tôi đau quá nên ngất đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, tôi chỉ nằm và rên. Gặp bác sĩ, tôi cứ năn nỉ: “Cho tôi thuốc tê”. 

Cơ hội sống sót khi bước vào ca phẫu thuật chỉ có 50/50 nhưng gia đình tôi nhất quyết phải cứu tới cùng”.

Vợ chồng anh Lâm đã gắn bó được 9 năm.

Mỗi ngày, bố của anh phải đóng 2 triệu đồng tiền viện phí. Ông phải đi vay mượn khắp nơi để cứu chữa cho anh.

Sau 2 năm điều trị, anh Lâm đã chiến thắng tử thần và hồi phục theo hướng tích cực. Để không trở thành gánh nặng cho gia đình, năm 2006, anh Lâm xin vào Trung tâm Bảo trợ Nhà May Mắn (quận Bình Tân, TP.HCM) để tiếp tục điều trị và học nghề. 

Ở đây, anh Lâm chọn học Tin học để tiếp tục thực hiện ước mơ làm giáo viên còn dang dở. 

Sau nhiều nỗ lực, anh Nguyễn Ngọc Lâm đã vượt qua số phận và trở thành “thầy giáo xe lăn” được nhiều người yêu mến.

Chị Minh Thơ xúc động khi kể về hành trình buồn vui của vợ chồng.

Căn phòng tân hôn màu hồng

Câu chuyện trở thành “thầy giáo xe lăn” của anh Lâm đã truyền cảm hứng cho giới trẻ. Ngoài ra, chuyện tình của anh với cô gái Bến Tre càng khiến nhiều người ngưỡng mộ hơn.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái đã dành trọn chân tình cho anh Lâm chính là chị Nguyễn Thị Minh Thơ.

Mang khuyết tật lớn về thể xác, nhưng thầy Lâm lại có tâm hồn đẹp cùng lối sống tích cực, lạc quan. Bản chất con người của “thầy giáo xe lăn” đều được thể hiện qua những vần thơ do anh sáng tác.

“Thơ giống như một món ăn tinh thần của tôi từ lúc bị tai nạn, sau một thời gian cũng nhờ thơ mà tôi vực dậy được tinh thần”, anh Lâm chia sẻ.

Chị Thơ yêu anh Lâm cũng từ những vần thơ chân thật, sẻ chia về cuộc sống kém may mắn nhưng đầy lạc quan.

Dù khó khăn, cả hai vẫn quyết không buông tay.

Trước khi yêu và kết hôn với chị Thơ, thầy giáo Lâm trải qua 2 mối tình và nhận về nhiều tổn thương sâu sắc.

Năm 2013, chị Thơ chủ động nhắn tin cho anh Lâm. Cả hai bắt đầu tìm hiểu nhau và trao gửi những vần thơ yêu thương.

Sau 5 năm tìm hiểu, anh chị quyết định về chung một nhà. Nói là nhà nhưng thực chất đó là căn phòng nhỏ trong Nhà may mắn. Vợ chồng anh được thuê phòng với giá cả phù hợp.

Để bắt đầu cuộc sống hôn nhân, chị Thơ đã tự mua vải, cắt may, trang trí cho phòng tân hôn. Chị chọn màu hồng chủ đạo cho căn phòng thêm ấm áp. Sau 4 năm, căn phòng vẫn được giữ nguyên.

Chị Thơ xúc động: “Thời điểm đó, tôi cũng gặp và tiếp xúc nhiều người nhưng cảm thấy cách sống của người ta không có hợp. Đến với anh Lâm, tôi như tìm thấy chính mình.

Chúng tôi trải qua 9 năm bên nhau với những lần bệnh hoạn, ốm đau. Chỉ có tình thương mới giúp cả hai vượt qua vô vàn khó khăn”.

Hiện tại, mọi sinh hoạt của anh Lâm đều phải trông cậy vào vợ. Chị Thơ cũng là nguồn động viên lớn lao để anh nương tựa và vực dậy tinh thần. 

Mới đây, cả hai đã đón mẹ vợ 83 tuổi từ Bến Tre lên TP.HCM sống chung. Ước nguyện lớn nhất của vợ chồng anh Lâm là có một đứa con để nương tựa lúc về già.  

Chồng Nhật bật khóc khi đọc thư của vợ Việt trong tiệc kỷ niệm ngày cưới

Chồng Nhật bật khóc khi đọc thư của vợ Việt trong tiệc kỷ niệm ngày cưới

Vợ Việt âm thầm chuẩn bị tiệc kỷ niệm 4 năm ngày cưới và gửi kèm một bức thư biết bằng tiếng Nhật cho chồng. Đọc thư, người đàn ông Nhật Bản ôm mặt khóc nức nở.

Tags:

相关文章



友情链接