当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Brest vs Lyon, 3h ngày 29/12 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Kèo vàng bóng đá Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Kịch bản quen thuộc
Theo Naver, Cue - tên dịch vụ AI mới – hiểu rõ văn hóa, bối cảnh, quy định và luật pháp Hàn Quốc, mang đến lợi thế quan trọng trên sân nhà. Tại buổi họp báo công bố, CEO Choi Soo Yeon khẳng định Naver là công ty nắm bắt được suy nghĩ của người Hàn nhất.
Bà Choi cho biết Cue sẽ ra mắt vào tháng 9/2023, sau mô hình AI đối thoại Clova X. Cả hai đều dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn HyperClova X, có khả năng xử lý giọng nói và văn bản, kết hợp với các dịch vụ khác như bản đồ.
Thông báo được Naver đưa ra trong bối cảnh công ty đang vấp phải thách thức từ OpenAI và các hãng công nghệ nước ngoài khác như Google, Meta.
Đặc biệt, ChatGPT của OpenAI đã thu hút sự quan tâm lớn trên toàn cầu, bao gồm Hàn Quốc, khi nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng.
Sung Nako, Giám đốc HyperClova X, tuyên bố Cue cho ra kết quả tốt hơn so với ChatGPT-3.5 trong cuộc thử nghiệm nội bộ. Ông tự tin mô hình có thể cạnh tranh hiệu quả với đối thủ. Ngoài ra, công ty sử dụng chiến lược địa phương hóa để nhắm đến thị trường trong nước trước tiên.
“Chúng tôi đặt cược vào Hàn Quốc, vì thế phát triển mô hình nhỏ, chuyên biệt”, ông phát biểu tại họp báo.
Naver đẩy mạnh AI tạo sinh giữa lúc thị phần trên thị trường tìm kiếm Internet nội địa giảm từ 78,9% năm 2016 xuống 62,2% năm 2022, theo hãng nghiên cứu NHN Data. Ngược lại, thị phần của Google tại đây tăng từ 7,8% lên 31,8% trong cùng kỳ.
(Theo Nikkei)
CEO IBM: Trí tuệ nhân tạo tác động đến giới văn phòng đầu tiênTheo Chủ tịch kiêm CEO IBM - Arvind Krishna, nhân viên văn phòng nằm trong những đối tượng đầu tiên chịu tác động của trí tuệ nhân tạo (AI)." alt="Công ty tìm kiếm Internet lớn nhất Hàn Quốc ra mắt đối thủ của ChatGPT"/>Công ty tìm kiếm Internet lớn nhất Hàn Quốc ra mắt đối thủ của ChatGPT
“Học qua mạng” trong kí ức thế hệ 8X
Phạm Thị Dung (sinh năm 1989, hiện công tác tại UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kể lại kỉ niệm những ngày đầu học trực tuyến:
“Thời của mình, Internet là một điều vô cùng mới mẻ và gây nghiện đơn giản chỉ với chat chít qua Yahoo. Nó mới đến độ mà phần đa phụ huynh quy chụp lên mạng là gắn với chơi game, như một điều gì đó sai trái. Nếu bị bố mẹ bắt gặp trong quán internet và nói rằng “con đang học bài” thì bạn sẽ bị quy tội cãi trả ngay tức thì. Thậm chí, mình từng chứng kiến không ít ông bố bà mẹ đánh con ngay tại quán nét mà chưa cần biết đang học hay chơi game”.
Học trực tuyến dần trở thành phương thức thân thuộc với nhiều bạn trẻ ngày nay. |
Bản thân Dung bén duyên với học trực tuyến sau một lần thi thử đại học.
Cứ khoảng 23h mỗi ngày, Dung đều bật máy tính lên bấm thời gian làm bài.
“Bài giảng đầu tiên mình học là của thầy Phan Huy Khải - thầy giáo nổi tiếng với bộ sách Toán nâng cao mà học sinh nào thời ấy cũng biết đến. Bố mẹ mình mới đầu thấy vậy cũng tỏ ra rất nghi ngại. Có lần còn bất ngờ xuất hiện vì tưởng mình mở máy tính làm gì mờ ám, sau khi biết mình học thì thắc mắc: “Trên mạng cũng có lớp để học à con?”. Mình cũng cho bố mẹ cùng trải nghiệm và minh chứng hiệu quả rõ nhất có lẽ là việc năm đó, mình thi được 22 điểm - điểm số không tưởng với chính mình”, Dung kể lại.
Còn Mai Thế Mạnh, hiện là một kỹ sư, kể về kỷ niệm vui khi học trực tuyến:
“Cuối năm 2008, sau một lần tình cờ xem bài giảng Vật lí của thầy giáo Đoàn Công Thạo, mình trở thành khách quen của quán internet. Thời ấy, giới trẻ phát cuồng và chỉ quen với các trò chơi như Half-Life, đế chế,… nên việc một người ôm sách bút ngồi học bài ngay trong quán internet có vẻ là rất dị thường, thậm chí bị coi là chơi trội, “làm màu”. Giờ nhìn lại mới thấy bài giảng trực tuyến hồi đó như đồ cổ, chất lượng video không tốt, nhiều tiếng ồn vì được quay trực tiếp tại lớp học nhưng chẳng hiểu sao hồi đó mình đã mê đến mức xem đi xem lại”.
Dung và Mạnh là những thế hệ đầu trải nghiệm việc học và thi trực tuyến.
Bài giảng trực tuyến đầu tiên của “trường trực tuyến” Hocmai.vn mở đầu trào lưu với sự xuất hiện ngày càng nhiều website khác như hoc360, thaytro.vn, truongtructuyen.vn…
Trên thực tế, trong 10 năm, có rất nhiều cái tên cơ sở giáo dục trực tuyến mọc lên nhưng cũng không ít bị đào thải, nhường chỗ cho một vài cơ sở đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, dịch vụ và kiên trì theo đuổi giá trị giáo dục mà học trực tuyến mang lại.
Trở thành mắt xích không thể thiếu trong ôn thi đại học
Cùng với sự phát triển của Internet, hiện số lượng người học theo học trực tuyến những năm gần đây cũng tăng rất nhanh.
Theo số liệu thống kê của Hệ thống Giáo dục HOCMAI- Hocmai.vn, sau 10 năm từ bài giảng đầu tiên, hiện cơ sở này đã có 2,7 triệu thành viên. Trong đó, số lượng trúng tuyển đại học lên đến 10.000 thành viên mỗi năm.
Ở những khóa học này, học sinh tham gia học trực tuyến ngoài giờ để chủ động củng cố vận dụng kiến thức, luyện thi theo giáo án bài bản được các thầy cô nổi tiếng biên soạn, thi thử đại học trực tuyến,…
Ưu điểm mà nhiều người nhận ra là môi trường trực tuyến giúp học sinh cập nhật, tiếp cận nhanh thông tin tuyển sinh, quy chế thi và những điều cần chuẩn bị để đáp ứng với những thay đổi đó.
Tuy nhiên, học trực tuyến không phải là hình thức học vạn năng và nếu không có sự chủ động, tích cực của người học thì bất kể là giáo án hay và giáo viên giỏi cũng khó giúp cải thiện điểm số.
PGS.TS Phan Huy Khải, một trong những người đầu tiên thực hiện các bài giảng trực tuyến. |
PGS.TS. Phan Huy Khải, một trong những người đầu tiên thực hiện bài giảng online chia sẻ: “Khó nhất của học sinh chính là các em đang sở hữu những bài giảng hay nhưng lại thiếu chủ động lĩnh hội bài giảng đó. Tôi tin rằng nếu người học chăm chỉ thì những bài giảng trực tuyến cộng hưởng với bài giảng trên lớp sẽ giúp cải thiện đáng kể kết quả học tập”.
Nhìn lại chặng đường 10 năm, học trực tuyến từ một hình thức học “dị thường” đã dần trở nên quen thuộc và thiết yếu với học sinh. Bằng sức mạnh và lợi thế về công nghệ, học trực tuyến đã và đang kết nối hàng triệu học sinh và hứa hẹn trở thành ngôi trường chung của người học ở bất kỳ nơi đâu.
Huyền Phạm
" alt="Những quan niệm bị đảo ngược hoàn toàn về học trực tuyến sau 10 năm"/>Những quan niệm bị đảo ngược hoàn toàn về học trực tuyến sau 10 năm
Đại biểu tham dự tập huấn.
GS.TS Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ TT&TT là giảng viên hướng dẫn.
Hội nghị tập huấn nhằm bổ sung những kiến thức mới về quan điểm, định hướng của Đảng đối với công tác TTĐN; tình hình thời sự quốc tế, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại địa phương…
Tham gia tập huấn, các đại biểu được nghe giới thiệu, hướng dẫn các nội dung về những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại và cập nhật thông tin về tình hình đối ngoại của Việt Nam; công tác TTĐN trong tình hình mới; công tác TTĐN thúc đẩy phát triển du lịch; chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài; tình hình Biển Đông hiện nay tác động đến công tác TTĐN và kỹ năng tuyên truyền, cung cấp thông tin về vấn đề biển, đảo của Việt Nam.
GS.TS Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông báo cáo tại hội nghị.
GS.TS Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ TT&TT nhận định, mặc dù ngoại giao Việt Nam hiện nay không thể tránh khỏi những khó khăn, hạn chế, thách thức, nhưng những kết quả đạt được của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới khẳng định tính đúng đắn, khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng. Thành quả của ngoại giao Việt Nam đã củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động, linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập, tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước.
TheoÁnh Nguyệt(Báo Đồng khởi)
" alt="Tập huấn thông tin đối ngoại tỉnh Bến Tre năm 2023"/>Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
Ông Lê Văn Lực, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Sỹ Liên (Bắc Giang) cho biết, theo quy chế thi THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT vừa công bố có nói thí sinh sẽ được đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi. Điều này tạo thuận lợi cho người học được chủ động chọn ngành, chọn trường, đồng thời cũng không gây khó khăn bởi khi có kết quả thi thí sinh vẫn có thể thay đổi được nguyện vọng.
Bên cạnh đó, các điểm thi được tổ chức tại các trường hoặc liên trường THPT tại địa phương cũng sẽ tạo điều kiện lợi cho thí sinh dự thi, thí sinh không phải đi xa, giảm áp lực và tốn kém.
"Các quy chế lần này có ưu điểm và đã khắc phục được những hạn chế của các năm trước, việc giảm áp lực thi chỉ còn 2,5 ngày là ưu điểm lớn. Tính mở trong quy chế lần này đã tạo ra sự chủ động của học trò trong việc chọn ngành, chọn trường" - ông Lực nói.
Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Luân, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Mỹ (Hưng Yên) cho biết, các quy chế thi THPT và tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành hạn chế được học lệch, học tủ do kiểm tra được nhiều môn hạn chế quay cóp trong thi cử.
"Nếu cá biệt có giáo viên muốn “giúp” học sinh cũng không thể làm gì được vì nhiều mã đề, mức độ câu hỏi đa dạng" - ông Luân nói. Bên cạnh đó, theo quy chế thi năm nay sẽ giảm được thời gian coi thi, chấm thi, phụ huynh và thí sinh năm nay được giảm thời gian đi lại, từ đó giảm tốn kém.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Đinh Tuấn. |
Trong khi đó, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc cho phép thi sính đăng ký xét tuyển cùng thời điểm với đăng ký thi THPT quốc gia là điểm mới tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ thí sinh mà còn cho cả các trường ĐH.
Theo ông Triệu, việc cho phép thí sinh đăng ký sớm nguyện vọng xét tuyển và cho phép thí sinh thay đổi, điều chỉnh sau khi biết kết quả thi THPT sẽ tạo điều kiện tối đa cho thí sinh. Trong khi đó, các trường ĐH cũng giảm được nhiều áp lực.
Ngoài ra, ông Triệu cũng cho rằng, trong quy chế tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT cũng không cho phép tuyển sinh bổ sung lấy điểm thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt trước. Điều này sẽ hạn chế bất cập của quy chế năm ngoái, chẳng hạn hiện tượng thí sinh đến trường đòi rút hồ sơ để nộp vào trường khác.
Bên cạnh đó, theo ông Triệu, điều nhiều người lo lắng nhất là tính khách quan, công bằng của kỳ thi khi giao việc tổ chức kỳ thi cho các địa phương thì cũng không phải là vấn đề lớn khi các trường ĐH vẫn được cử tham gia vào các khâu tổ chức kỳ thi. "Mỗi phòng thi có thể có một giáo viên phổ thông và một giảng viên đến từ các trường ĐH. Như vậy, chúng ta có thể yên tâm về tính khách quan của kỳ thi" - ông Triệu phân tích.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì cho rằng, những điểm mới của quy chế tuyển sinh ĐH năm nay đều đứng trên quan điểm của người học. Chẳng hạn, việc cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, không hạn chế số lượng ngành và trường như năm trước sẽ tạo điều kiện tối đa cho thí sinh trong việc lựa chọn ngành, trường mình yêu thích.
Tuy nhiên, ông Tớp cho rằng, việc cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng thì phần mềm xét tuyển phải làm tốt công việc của nó. "Hiện nay chúng ta vẫn chưa thực sự biết phần mềm này sẽ thế nào. Các chuyên gia kỹ thuật sẽ phải làm việc để đảm bảo việc đó" - ông Tớp nói.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Thủy lợi thì cho rằng, về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh thì quy chế tuyển sinh năm nay rất tiến bộ khi cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, được thay đổi nguyện vọng và thời gian đăng ký dài hơn.
Tuy nhiên, cũng như ông Tớp, ông Thạc cho rằng, khi cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng thì các trường sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chỉ tiêu trúng tuyển thế nào cho hợp lý. "Thời gian tới các trường cùng Bộ tìm giải pháp cho chuyện đó" - ông Thạc nói.
"Việc xét tuyển đợt 1 sẽ không có vấn đề gì lắm. Các đợt sau thì Bộ cho các trường tự chủ nên tôi cho rằng, trường nào không đủ thí sinh trong đợt xét tuyển 1 sẽ khó khăn" - ông Thạc nhận định. Tuy nhiên, ông Thạc cũng cho rằng, phương án trong quy chế tuyển sinh năm nay đạt được sự thống nhất khá cao của các trường, còn lại chủ yếu nằm ở khâu kỹ thuật.
Đối với câu hỏi về tính khách quan của kỳ thi THPT mà các trường ĐH sẽ sử dụng kết quả để xét tuyển đại học, ông Thạc cho rằng, với phương án ra đề như năm nay, mỗi em có đề riêng hoàn toàn, Bộ cũng đảm bảo 80-90% nội dung đề thi của các em khác nhau thì không có vấn đề gì quá phức tạp.
"Bên cạnh đó, Bộ chỉ đạo các trường ĐH tham gia giám sát công tác thi ở các sở. Đề thi là dạng thi trắc nghiệm, chấm bằng máy nên có thể tin tưởng vào tính khách quan, công bằng của kỳ thi" - ông Thạc nhận định.
Trước đó, vào 31/1 (mồng 4 Tết Âm lịch), Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy chế thi THPT và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017. So với các năm trước, năm nay, quy chế thi THPT và quy chế tuyển sinh được ban hành sớm, giúp thí sinh và các trường có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
Lê Văn
" alt="Quy chế thi THPT và tuyển sinh ĐH 2017: Thí sinh được tạo thuận lợi tối đa"/>Quy chế thi THPT và tuyển sinh ĐH 2017: Thí sinh được tạo thuận lợi tối đa
Vụ tai nạn xe hơi diễn ra lúc 2h sáng 19/5 ở thành phố Đào Viên, Đài Loan. Người có mặt ở hiện trường cho biết, lúc đó trời mưa to, sấm chớp liên tục, mặt đất rất trơn. Do đó, Cổ Gia Tề bị mất lái, kết quả chiếc xe tải lớn phía sau đâm trực diện vào xe anh điều khiển.
Hiện trường vụ tai nạn xe hơi thảm khốc. Ảnh: 163.
Ngay sau đó, nam ca sĩ được nhân viên cứu hộ đưa ra khỏi xe nhưng trong trạng thái hôn mê, bất tỉnh tại chỗ. Sự việc thương tâm xảy ra còn khiến bạn gái của nam ca sĩ cũng qua đời.
Cổ Gia Tề sinh ra ở Gia Nghĩa, Đài Loan. Năm 2015, anh tham gia mùa 4 chương trình The Voice Trung Quốcvà lọt top 25.Ngoài hát, anh còn biết đánh đàn guitar, sáng tác, viết nhạc...
Tang lễ của Cổ Gia Tề được tổ chức kín đáo. Ảnh: 163.
Sau khi Cổ Gia Tề qua đời, gia đình tổ chức lễ tang đơn giản ở quê nhà. Trong bức ảnh bạn bè chia sẻ, tang lễ của nam ca sĩ tràn ngập hoa trắng và ảnh kỷ niệm của anh. Sự ra đi đột ngột của nam ca sĩ ở tuổi 31 khiến gia đình, bạn bè và khán giả bàng hoàng. Nhiều người gửi lời chia buồn đến gia đình của Cổ Gia Tề.
Diễn viên, tỷ phú gốc Nhật bất ngờ qua đời ở tuổi 62 vì đột quỵMỸ - Anna Shay là diễn viên, nhà từ thiện và tỷ phú nổi tiếng người Mỹ vừa qua đời ở tuổi 62 do đột quỵ." alt="Nam ca sĩ trẻ qua đời ở tuổi 31 sau tai nạn xe hơi nghiêm trọng"/>Nam ca sĩ trẻ qua đời ở tuổi 31 sau tai nạn xe hơi nghiêm trọng
Từ học sinh chuyên Nga thành game thủ
Những năm còn học tại lớp chuyên Nga của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Đức Hoàng luôn thích thú tìm hiểu các kiến thức về công nghệ viễn thông. Với bản tính tò mò, thích tìm hiểu cái mới, cậu học trò trường Ams quyết định “liều mình” đăng ký khối A, ngành Điện tử Viễn thông của Trường ĐH Giao thông Vận tải.
ThS Nguyễn Đức Hoàng (1986) hiện đang là Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển Ứng dụng Đa phương tiện, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
Đỗ vào trường, nhưng sau năm học đầu tiên, Hoàng lại bắt đầu băn khoăn trước câu hỏi: “Học để làm gì?”. Thậm chí, câu hỏi này đã theo anh trong suốt 5 năm thời đại học.
“Mình không biết sẽ phải làm gì sau khi ra khỏi trường. Mọi thứ khá mơ hồ và bản thân mình cũng không rõ sẽ phải đi ra sao trên con đường ấy”, anh nhớ lại.
Cũng trong giai đoạn đó, Hoàng tìm hiểu nhiều hơn về trò chơi điện tử hay còn gọi là game. Từ chỗ là người chơi, cậu tìm hiểu về cách thức vận hành trò chơi, tạo ra trò chơi. Cậu cũng nhận thấy một nền công nghiệp trò chơi còn non trẻ của Việt Nam không thể dựa vào việc nhập những trò chơi từ nước ngoài về phát hành mà cần phải được làm bởi chính bàn tay người Việt, kể những câu chuyện của người Việt, thể hiện văn hoá của người Việt. Sau quãng thời gian này, cậu cũng nhận ra nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này ở Việt Nam còn thiếu và yếu. Cậu mong muốn tạo ra một ngành công nghiệp không khói, nhiều màu sắc, hấp dẫn và mang bản sắc của dân tộc.
Là "game thủ" và bây giờ là một thầy giáo, Đức Hoàng cho biết: “Không có khái niệm chơi game là xấu. Nó chỉ xấu khi mình chơi game không đúng cách. Ví dụ, có những người khi chơi game sẽ nói tục chửi bậy hoặc quá đắm chìm vào game mà quên đi mọi thứ xung quanh.
Mình cho rằng, chơi game cũng rất hữu ích nếu chơi đúng cách vì nó yêu cầu người chơi cần phải có một cái đầu biết suy nghĩ và luôn tính toán kỹ càng mọi thứ”.
Song song với việc giảng dạy, ThS Nguyễn Đức Hoàng cũng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu.
Năm 2009, Nguyễn Đức Hoàng về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với vai trò là nghiên cứu viên Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT. Sau đó 3 năm, anh có cơ duyên tham gia vào nhóm sáng lập Khoa Đa phương tiện và tham gia giảng dạy trong Khoa tới nay.
Từng băn khoăn trước câu hỏi “Học để làm gì”, nhưng giờ đây, trước khi bắt đầu môn học, thầy Hoàng đều chỉ ra cho sinh viên của mình biết “Tại sao cần phải học những kiến thức này và nó sẽ được ứng dụng ra sao sau khi ra trường”.
Do vậy, hầu hết sinh viên sau khi học xong đều tìm được con đường đi riêng cho bản thân và sống tốt với vốn kiến thức đã được trang bị. Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những nghiên cứu viên cùng các thầy phát triển ra nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới phục vụ hữu ích cho cuộc sống.
Xây giấc mơ “Ảo” trong cuộc sống “Thực”
Song song với việc giảng dạy, ThS Nguyễn Đức Hoàng cũng dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, bởi với anh “những cái mới luôn có sức lôi cuốn kỳ lạ”. Đặc biệt, anh đam mê và nghiên cứu sâu về công nghệ Thực tại Ảo (VR) với mong muốn xây dựng, tái tạo những giá trị hữu ích trên không gian số.
ThS Hoàng đang tham gia một đề tài cấp Nhà nước trong lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ thực hành tiền lâm sàng Nhi khoa dựa trên công nghệ thực tế ảo. Đề tài giúp cho các bác sĩ Nhi khoa được thực hành với bệnh nhân ảo 3D trong môi trường ảo mọi lúc, mọi nơi.
Anh cùng cộng sự đã xây dựng được nguyên mẫu mô hình cơ thể Nhi (robot thực hành) và cơ thể nhi ảo 3D (thực tại ảo) có khả năng tương tác và có những tham số cơ bản về chức năng sống như nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, chuyển động, … nhằm mô phỏng lại một bệnh nhi điển hình, phục vụ cho việc thực hành của các bác sĩ trước khi khám chữa bệnh lâm sàng.
ThS Nguyễn Đức Hoàng kỳ vọng, sản phẩm sau khi thử nghiệm thành công sẽ được chuyển giao cho Bệnh viện Nhi Trung ương và các bệnh viện nhi khác để phục vụ cho công tác thực hành tiền lâm sàng đối với 8 trường hợp cấp cứu Nhi khoa thường gặp trong nỗ lực cải thiện tỷ lệ tử vong trên trẻ cấp cứu.
ThS Nguyễn Đức Hoàng cùng đồng nghiệp
Một trong những nghiên cứu khác của giảng viên trẻ là về việc nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ du lịch thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo. Với ứng dụng này, người dùng có thể thử trải nghiệm cảnh quan ở một địa điểm nào đó trước khi quyết định có đi tới điểm này hay không thông qua công nghệ thực tế ảo.
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng sẽ gợi ý cho du khách những nơi nên đi, những thứ nên mua và việc ăn uống, nghỉ ngơi sẽ ra sao. Bằng công nghệ mới như AI, các lời giải đáp sẽ được trả lời tự động tới du khách.
“Ví dụ, nếu du khách muốn tới Nam Trà My nhưng không biết địa điểm đó có đẹp hay không, ứng dụng sẽ giúp du khách quan sát toàn cảnh của địa điểm và chi tiết từng vùng dựa trên những bức ảnh 360 độ.
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng sẽ giới thiệu về các đặc sản của địa phương, ví dụ tới Nam Trà My, du khách có thể trải nghiệm tới những nơi trồng Sâm Ngọc Linh, xem củ sâm bằng những hình ảnh đã được số hóa”, anh Hoàng nói.
Để có được những hình ảnh này, nhóm nghiên cứu đã phải đi tới cả những vùng sâu, vùng xa để thu thập tư liệu. Anh Hoàng cũng từng trải qua những lần “suýt chết” vì lở đá hay phải qua đêm tại lán giữa lưng chừng vách núi.
“Đó đều là những trải nghiệm vô cùng quý giá. Mình hy vọng có thể thực hiện được ở nhiều địa điểm hơn nữa để có thể số hóa lại toàn bộ không gian quốc gia”.
Bên cạnh đó, ThS Hoàng còn ứng dụng công nghệ 3D và thực tế ảo vào công tác tuyên truyền chủ quyền Biển đảo Việt Nam phối hợp cùng Cục thông tin Cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông. Sản phẩm triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” xây dựng trên công nghệ thực tế ảo đã được triển khai tại hàng chục cuộc triển lãm trên toàn quốc và trong năm 2019, sản phẩm đã được triển khai trên internet để người dân Việt Nam có thể trải nhiệm mọi lúc, mọi nơi.
“Thông qua những cú nhấp chuột, bà con có thể xem chi tiết các hiện vật mà không cần tới phòng triển lãm. Ứng dụng cũng có tính năng hướng dẫn viên ảo để người dùng có thể xem thuyết minh toàn bộ nội dung cùng những tư liệu đã được số hóa rất chi tiết và chân thực.
Ví dụ, mảnh vỡ tàu cảnh sát biển bị đâm vỡ có khối lượng nặng, khó có thể mang đi triển lãm cũng được số hóa lại, cho phép người xem như được “chạm” vào hiện vật”.
Với những đóng góp trong vai trò Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển Ứng dụng Đa phương tiện, giảng viên môn Thiết kế trò chơi, khoa Thiết kế sáng tạo Đa phương tiện, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Ths Nguyễn Đức Hoàng vừa được tôn vinh là 1 trong 41 cá nhân điển hình tiên tiến tại Đại hội thi đua yêu nước của Bộ Thông tin và Truyền thông lần thứ IV năm 2020. |
Thúy Nga
Trong 15 năm giảng dạy, cô Hằng gặp không ít sinh viên giỏi, thậm chí có những kỹ năng vượt trội hơn giảng viên. Nhưng cô lại cho đó là điều bình thường, bởi “ngay như huấn luyện viên Park Hang-Seo cũng chưa chắc đá bóng giỏi bằng Quang Hải”.
" alt="Nguyễn Đức Hoàng"/>