TheượtmặtMỹTrungQuốcdẫnđầucuộcđâmo báo cáo được tiết lộ hôm 16/4 của CTIA (Hiệp hội công nghệ quốc tế không dây Mỹ), Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc đua công nghệ 5G.
Báo cáo này được thực hiện bởi công ty nghiên cứu viễn thông Analysys Mason và Recon Analytics. Trong đó, Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu sẵn sàng cho việc triển khai công nghệ 5G ưu việt. Vị trí thứ hai là Hàn Quốc và đứng thứ ba là Mỹ.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn thế giới đang trong cuộc đua nước rút để tiếp cận mạng 5G. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ cung cấp các tiện ích như ôtô tự lái, thực tế ảo và các tiện ích xây dựng nên thành phố thông minh. Quốc gia triển khai 5G đầu tiên sẽ có lợi thế thu hút đầu tư rất lớn, cũng như tạo ra lợi thế tuyển dụng trên toàn thế giới.
Theo số liệu của Accenture năm 2017, công nghiệp không dây Mỹ đang chuẩn bị để “bơm” 275 tỷ USD vào việc triển khai mạng 5G với kỳ vọng tạo ra tới 3 triệu cơ hội việc làm mới, thúc đẩy GDP nước này thêm 500 tỷ USD.
Nhưng thời điểm hiện tại, người ta lo ngại rằng Mỹ sẽ bị tụt lại phía sau. Báo cáo của CTIA cho biết “Trung Quốc đang đứng đầu cuộc chạy đua tiếp cận công nghệ 5G nhờ sự phối hợp giữa động lực ngành và hỗ trợ tích cực của chính phủ”.
Thực tế, cần rất nhiều điều kiện để triển khai 5G theo hướng thương mại một cách phổ biến. Các công ty cần đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển mạng, chính phủ cần xem xét quy hoạch tần số vô tuyến bổ sung cho các công ty viễn thông không dây, do 5G cần lượng băng thông lớn hơn rất nhiều so với các thế hệ mạng đi trước.
Những phân tích của CTIA nhấn mạnh rằng Trung Quốc có kế hoạch triển khai 5G theo hướng thương mại vào năm 2020. Các nhà mạng hàng đầu nước này cũng cam kết sẽ đáp ứng điều kiện đề kịp tiến độ này. Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ phân phối một lượng lớn tần số vô tuyến cần thiết cho các công ty trên.
Dan Hays, chuyên gia tư vấn viễn thông tại công ty kiểm toán hàng đầu PricewaterhouseCoopers cho biết “Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế nhờ vào sự phối hợp rộng rãi giữa chính phủ và ngành trong vấn đề phát triển viễn thông”.
Trong khi đó, Hàn Quốc có nhiều thay đổi tích cực sau Thế vận hội mùa đông vừa diễn ra. Lợi thế lớn nhất là quốc gia “tâm điểm cho đầu tư, nghiên cứu và thử nghiệm” mạng 5G.
Dù ở vị trí thứ ba, Mỹ vẫn nằm trong top các quốc gia có thể triển khai công nghệ ưu việt này sớm nhất. Các công ty viễn thông lớn như Verizon và AT&T đang chuẩn bị gấp rút cho việc thử nghiệm 5G trong năm 2018. Bất chấp tình hình hiện tại, nhiều chuyên gia tin rằng Mỹ có thể vươn lên dẫn đầu trong vài năm tới.
Hays cũng chia sẻ “chúng tôi có thể thua trong cuộc chạy đua giành vị trí triển khai 5G sớm nhất, nhưng thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng".
Trước mắt Mỹ cũng đang gặp một vài trở ngại. Quốc gia này cần kế hoạch phân bổ tần số vô tuyến một cách rõ ràng, tương tự Trung Quốc và Hàn Quốc đã thực hiện. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp cần ban hành một số luật cần thiết để tạo điều kiện cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn. CTIA đang làm công tác hành lang cho công cuộc này.
Trước đó, chính phủ Mỹ cũng tỏ rõ muốn giành chiến thắng trong cuộc chạy đua 5G và hoàn toàn nhận thức được mối đe dọa từ Trung Quốc. Tháng trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chặn gói thầu trị giá 117 tỷ USD của Broadcom cho việc tiếp quản Qualcomm vì những lo ngại an ninh quốc gia.
Cụ thể, Ủy ban đầu tư nước ngoài Mỹ đã có cuộc điều tra về thỏa thuận liên kết hai nhà sản xuất chip máy tính hàng đầu thế giới Broadcom và Qualcomm.
Các mối lo ngại rằng việc liên kết này sẽ khiến Mỹ bị tụt hậu trong việc phát triển công nghệ 5G, đặc biệt trong cuộc chạy đua với Trung Quốc. Qualcomm nổi tiếng với việc phát minh ra công nghệ mạng không dây 2G, 3G và đang đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu 5G.
Theo Zing