Bất chấp các vết thương và không rõ chuyện gì vừa xảy ra, thuyền trưởng và các thủy thủ ngay lập tức tìm cách để tàu nổi lên. Họ kích hoạt một hệ thống nổi khẩn cấp và tới 11h44, con tàu đã ngoi lên. Tàu phát đi tín hiệu xin trợ giúp, song họ mau chóng nhận ra quanh đó không có ai và còn cách bờ hàng trăm kilomet.
Dù bị hư hại nặng ở bên ngoài, phần bên trong thân tàu vẫn nguyên vẹn, 48 quả ngư lôi và các tên lửa hành trình Tomahawk không hề hấn gì và lò phản ứng hạt nhân hoàn toàn không bị hư hại. Do chỉ có một mình ở Thái Bình Dương, tàu USS San Francisco bắt đầu hành trình trở lại Guam.
Khoảng 52h sau, tàu ngầm vừa gặp nạn mới về tới Guam. Bình thường, khi hoạt động đầy đủ, nó di chuyển với tốc độ khoảng 60 km/h nhưng chuyến trở về này, nó chỉ di chuyển khoảng 15 km/h.
Một cuộc điều tra sau đó được tiến hành và kết quả cho thấy, tàu ngầm đã đâm phải một ngọn núi mọc lên từ đáy biển. Ngọn núi này không được đề cập trong bản đồ mà thủy thủ tàu USS San Francisco sử dụng để lên hải trình. Tuy nhiên, ngọn núi này đã xuất hiện trong nhiều bản đồ khác như "mối nguy hiểm tiềm tàng". Được biết, hải đồ mà thủy thủ tàu USS San Francisco sử dụng do Cơ quan Bản đồ Quốc phòng đưa ra từ năm 1989 và nó không được cập nhật thông tin mới.
Tàu USS San Francisco được sửa chữa tạm thời ở Guam rồi sau đó trở về xưởng đóng tàu Puget Sound của hải quân ở bang Washington. Tháng 10/2008, tàu rời xưởng và trở lại hoạt động đầy đủ vào tháng 4/2009.
Theo các chuyên gia quân sự, hành động quả cảm của thủy thủ đoàn và chương trình SUBSAFE (với mục đích đảm bảo phần thân tàu vẫn giữ được áp suất và có thể nổi lên mặt nước trong trường hợp gặp nạn, cùng ưu tiên đảm bảo an toàn cho những lò phản ứng hạt nhân) là nguyên nhân chính khiến USS San Francisco sống sót sau cú va chạm mạnh như vậy.
评论专区