 tiếp tục nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về luật Giáo dục (sửa đổi).</p><p>Phó trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng dự thảo giao cho nhà trường chủ động chọn SGK, tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh )
ĐB Phạm Thị Thu Trang đề nghị SGK do Hội đồng cấp quốc gia, Chính phủ biên soạn sử dụng được nhiều lần, áp dụng thống nhất cả nước. Trong đó, có phần mở ở một số môn để địa phương biên soạn, giảng dạy về đặc thù của địa phương. Định kỳ 5-10 năm, Hội đồng cấp quốc gia rà soát, cải tiến nâng cao để phù hợp thực tiễn.
ĐB Bùi Văn Phương lại khẳng định "1 chương trình, nhiều bộ SGK" rất phù hợp. Theo ông, sách chỉ là công cụ, phương tiện để thầy cô đưa các em tiếp cận nhanh, tốt hơn với chương trình giáo dục phổ thông. Cho nên, sách nào giúp tiếp cận nhanh và tốt hơn thì được lựa chọn. Khi đó, nhà nước sẽ tận dụng được chất xám của tri thức trong biên soạn SGK, tránh việc một người biên soạn không có sự cạnh tranh.
Giải trình các ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, vấn đề này đã được thảo luận nhiều lần và QH thống nhất sẽ có nhiều bộ SGK soạn theo chương trình khung. Điều này cũng được Nghị quyết TƯ và Nghị quyết của QH nêu rõ là 1 chương trình và nhiều SGK.
Ông giải thích thêm: Sẽ có chương trình tổng thể làm pháp lệnh. Theo đó, tất cả trường học sẽ học chương trình tổng thể này qua cách viết khác nhau của các bộ SGK.
Còn 20% nội dung giao cho địa phương biên soạn. Các sách này khi viết xong đều được đưa về Bộ thẩm định để thống nhất tổng thể mới ban hành.
 |
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Ngoài ra, còn có Hội đồng thẩm định SGK đánh giá cuốn sách đó trước khi Bộ trưởng ký cho phép ban hành.
"Không có chuyện mỗi sách một kiểu, mỗi địa phương một kiểu. Việc này có những cái tốt và cái hạn chế. Nhưng về xu hướng quốc tế là như thế, chúng ta cũng không thể làm một bộ", Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định.
Theo ông, ý nghĩa quan trọng của quy định "1 chương trình, nhiều SGK" là để làm sao thu hút được nhiều người giỏi, nhiều người có điều kiện, đặc biệt quan trọng hơn nữa khuyến khích các giáo viên chủ động sáng tạo thiết kế bài giảng, chương trình giảng.
"Tránh trường hợp cứ dựa vào tài liệu sách giáo khoa như một tài liệu đóng khung dẫn đến cứng nhắc thầy dạy trò chép", người đứng đầu ngành giáo dục nhấn mạnh.
Thu Hằng
" alt="Sách giáo khoa không phải là pháp lệnh, vẫn có sự đa dạng"/>
Sách giáo khoa không phải là pháp lệnh, vẫn có sự đa dạng
Ngày 13/8, Sở VHTT Hà Nội đã ký quyết định bổ sung kinh phí năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện hỗ trợ với viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng cộng có 99 người thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long; Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội được đưa vào danh sách hỗ trợ đợt này, mỗi người được nhận 3.710.000 đồng. Đây đều là những nghệ sĩ thuộc biên chế các nhà hát ở Hà Nội bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hoàn toàn không có vở diễn suốt thời gian qua do sân khấu phải đóng cửa đề phòng dịch. |
Hồng Đăng - Thanh Hương. |
Tuy nhiên khi danh sách được công bố, nhiều người chú ý đến sự xuất hiện của các diễn viên quen thuộc trên sóng giờ vàng VTV như: Hồng Đăng, Thanh Hương, Mạnh Cường, Tiến Minh, (Hướng dương ngược nắng), Ngọc Quỳnh(Hoa hồng trên ngực trái, Hồ sơ cá sấu)... Dư luận chia làm 2 luồng ý kiến. Một mặt cho rằng các diễn viên này thuộc biên chế Nhà hát Kịch Hà Nội là đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên được nhận hỗ trợ theo chính sách chung.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng các diễn viên như Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh... đắt sô đóng phim, quảng cáo, cuộc sống khá giả và hoàn cảnh không quá khó khăn thì việc nhận tiền hỗ trợ là vô lý.
Diễn viên Hồng Đăng đang bận quay phim chưa có sự phản hồi. Tuy nhiên, trả lời VietNamNet, vợ của anh cũng bày tỏ sự bất ngờ khi chồng có tên trong danh sách nhận được gói trợ cấp khó khăn do dịch Covid-19. ''Ông xã có chia sẻ với tôi về việc nhận được sự trợ cấp này nhưng anh cũng bày tỏ sẽ không nhận số tiền mà bàn lại gửi nhà hát để trao cho nghệ sĩ khó khăn hơn" - chị Anh Đào - vợ nghệ sĩ Hồng Đăng nói với VietNamNet.
 |
Diễn viên Ngọc Quỳnh. |
Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Ngọc Quỳnh cho biết: "Ở Nhà hát Kịch Hà Nội, lương của tôi thuộc diện thấp nhất nên khi nhận thông tin trợ cấp khó khăn do dịch Covid-19 của Chính phủ tôi khá bất ngờ và trân trọng. Có bạn phóng viên hỏi tôi hơn 3 triệu với Ngọc Quỳnh chắc không đáng gì nhưng thực sự với tôi một nghìn cũng quý. Nhưng nếu được tôi xin đề xuất trao lại cho anh chị em nghệ sĩ khó khăn hơn. Bởi nếu suy xét thật kỹ thì có những anh chị nghệ sĩ đời sống thực tế còn khó khăn hơn, ở đây không nói là mức lương bởi lương tôi gần như thấp nhất''.
Nằm trong số nghệ sĩ được nhận trợ cấp, Thanh Hương chia sẻ với VietNamNet: ''Tôi cũng mới biết sáng nay khi đọc thông tin. Tôi cũng bất ngờ khi nằm trong danh sách. Tôi có hỏi lại nhà hát mới biết đây là gói hỗ trợ theo quy định của Chính phủ cho diễn viên hạng IV là diễn viên có bậc lương rất thấp, tôi thấy rất nhân văn. Thật ra nghệ sĩ nhà hát lương rất thấp, đa số đều nghèo, nếu không làm thêm ở ngoài nên lúc này được hỗ trợ quá là hạnh phúc. Tôi cũng biết có nhiều anh chị em khác khó khăn hơn. Tôi sẵn sàng gửi lại nhà hát để dành cho các nghệ sĩ khó khăn hơn. Dù số tiền không quá lớn nhưng cũng làm ấm lòng nghệ sĩ".
 |
Mạnh Cường cùng NSND Công Lý và Thanh Hương. |
Diễn viên Mạnh Cường chia sẻ với VietNamNet: "Tôi nhận được gói hỗ trợ đó khoảng gần 1 tuần trước. Rất vui mừng và biết ơn Nhà nước mình vì đã quan tâm đến đời sống anh em nghệ sĩ. Hôm nhân được tiền vui lắm, còn khoe với vợ vì đợt này kinh doanh khó khăn, nhiều tháng cũng mong vào lương của cơ quan.
Chúng tôi tốt nghiệp diễn viên hệ cao đẳng, vào biên chế với viên chức hạng 4. Với mức lương như vậy tôi biết rất nhiều những anh em đồng nghiệp rất vất vả, có người phải chạy Grab. Nhà nước quan tâm vậy thật anh em biết ơn lắm. Còn việc những nghệ sĩ khác được nhắc đến thì cũng trong diện bậc 4 nên tôi thấy cũng không có gì là vô lý cả. Tôi và các bạn cũng có những công việc bên ngoài và có người khó khăn, có người thành công. Còn xét trên phương diện lãnh đạo, không thể lọc ai không nhận, hay ai được nhận ra để hỗ trợ được".
Ngày 1/7/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/7/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, đối với lĩnh vực nghệ thuật, đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ được xác định là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn. |
Quỳnh An - Hương Hồ

Sự thật bất ngờ về diễn viên Hồng Đăng qua lời kể của vợ
"Quen nhau 20 năm rồi, Hồng Đăng thuộc tuýp đàn ông “thô mà thật”. Nên chỉ cần anh ấy có chút động thái hơi lãng mạn là tôi phải kịp bắt sóng ngay", Anh Đào - vợ Hồng Đăng nói về chồng.
" alt="Hồng Đăng, Thanh Hương lên tiếng về tiền hỗ trợ do dịch Covid"/>
Hồng Đăng, Thanh Hương lên tiếng về tiền hỗ trợ do dịch Covid
Kiện đòi bồi thường 80 triệu, xin rút khỏi công đoànNgay sau khi bị nhà trường đình chỉ giảng dạy và chuyển làm công tác thư viện trong 1 năm, thầy Phạm Quốc Đạt đã có đơn khởi kiện hiệu trưởng nhà trường.
Đồng thời, giáo viên này cũng làm đơn gửi Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM xin rút khỏi tổ chức này. "Với sự lãnh đạm, vô cảm của công đoàn, tôi xin chính thức đề nghị công đoàn ngành giáo dục TP.HCM cho tôi rút ra khỏi công đoàn để tội tự mình đơn độc đấu tranh, tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của ban thân" - thầy Đạt trình bày.
 |
Thầy Đạt đòi bổi thường 80 triệu (Ảnh: Nguyễn Quyên) |
Ngoài ra không chấp nhận mức kỷ luật của trường nên thầy Đạt đã làm đơn kiện hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản lên Tòa án nhân dân Quận 12 đòi bồi thường 80 triệu đồng. "Tôi đòi bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần suốt thời gian qua với số tiền 80 triệu đồng" - thầy Đạt nói.
Trước đó, giáo viên này cũng đã có kiến nghị lên Sở GD-ĐT, nhưng phía Sở đã có văn bản do ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc, ký yêu cầu nhà trường giải quyết khiếu nại lần đầu với quyết định hành chính, hành vi của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Sau khi giải quyết Hiệu trưởng phải có báo cáo kết quả về Phòng Tổ chức cán bộ của Sở.
Bị kỷ luật không đơn thuần là cho học sinh đóng cảnh nóng
Trong khi đó, theo thông tin từ nhà trường, việc thầy Đạt bị đình chỉ giảng dạy 1 năm không đơn thuần bởi lý do cho học sinh diễn cảnh "nóng" trong hoạt động chuyên môn. Việc cho học sinh diễn cảnh nóng chỉ là giọt nước tràn ly do trước đó giáo viên này đã có nhiều vi phạm.
Theo Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của thầy Đạt do ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng nhà trường ký, thể hiện thầy Đạt có nhiều sai phạm. Cụ thể, sai phạm trong hoạt động chuyên môn như tự ý thay đổi phân phối chương trình 2 buổi; Cho học sinh làm bài viết số 1 không theo thống nhất với kế hoạch đã họp…
Thầy Đạt đã có phát ngôn không đúng chuẩn mực, nói "nhà trường như nhà tù" trong trạng thái bức xúc, làm học sinh có suy nghĩ lệch lạc. Giáo viên này cũng đi trễ 16 lần ảnh hướng tới dạy học…
 |
Cảnh nóng học sinh đóng khi sân khấu hóa |
Còn việc cho học sinh đóng cảnh trong các trích đoạn của tác phẩm văn học, trong Quyết định này có nêu rõ, "theo kế hoạch của tổ Văn, thầy Đạt có chuyên đề về tác phẩm Chí Phèo. Thế nhưng thầy Đạt lại tự tổ chức ngoại khóa sân khấu hóa tác phẩm văn học Việt Nam không thông qua tổ, không báo cáo kế hoạch với tổ trưởng, khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường, thầy vẫn cho học sinh thực hiện ngoại khóa. Chính trong bản kiểm điểm cá nhân, thầy Đạt xin nhận trách nhiệm về sự cố đã không kiểm sóat được ý tưởng dàn dựng từ phía học sinh và cũng không kịp thời xử lý thỏa đáng khi học sinh diễn những cảnh nhạy cảm, phản cảm, không phù hợp với học sinh lớp 11. Thầy Đạt cũng thừa nhận mình đã chủ quan nên không ngăn cản học sinh dừng lại, dẫn tới việc học sinh quay clip và rò rỉ ra ngoài. Sau khi nhà trường phát hiện hai clip ngoại khóa phản cảm, thầy Đạt đã cố tình dấu nhà trường. Ngoài ra thầy Đạt còn có hành vi đe dọa, trù dập học sinh dẫn tới 1 một phụ huynh đã làm đơn xin đổi giáo viên bộ môn Văn..."
Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản khẳng định: "Trong quyết định kỷ luật đã ghi rõ, thầy Đạt sai phạm trong hoạt động chuyên môn và xúc phạm danh dự người khác".
Sở GD-ĐT ủng hộ sáng tạo trong giảng dạy
Về phía Sở GD-ĐT TP.HCM, trao đổi với VietNamNet sáng 30/3, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay sự việc liên quan thầy Đạt, hiện tại nhà trường có báo cáo về Phòng tổ chức cán bộ và Phòng trung học của Sở. Còn việc giải quyết như thế nào chắc chắn Ban giám đốc Sở sẽ phải họp mới ra chỉ đạo tiếp theo.
"Về quan điểm của cá nhân tôi, sáng tạo trong giờ dạy nên được khuyến khích, nhưng trong tiết dạy phải có sự phù hợp với học sinh, có hiệu quả thiết thực. Hơn nữa việc này phải báo cáo với tổ chuyên môn và nhà trường. Hiện tại tôi chưa xem clip thầy Đạt giàn dựng cho học nhưng lý thầy Đạt bị kỷ luật theo như báo cáo của nhà trường không đơn thuần do cảnh nóng" - bà Thu nói
Bà Thu cũng cho hay, hiện tại Bộ cũng yêu cầu báo cáo sự việc và Sở đã làm báo cáo gửi lên Bộ GD-ĐT.
Lê Huyền

Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh "nóng" khởi kiện hiệu trưởng
- Vì sân khấu hóa hai tác phẩm văn học và cho học sinh đóng cảnh ân ái, một thầy giáo ở TP.HCM đã bị đình chỉ dạy 1 năm. Thầy giáo này đã đã khởi kiện hiệu trưởng nhà trường ra tòa.
" alt="Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng đòi bồi thường 80 triệu"/>
Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng đòi bồi thường 80 triệu