Bên cạnh đó, Việt Nam đã khống chế cơ bản dịch Covid-19, mở cửa giao thương trở lại cùng với tâm lý chủ quan của người dân khiến cho các dịch có nguy cơ gia tăng.
“Thời tiết giao mùa và chúng ta mới mở cửa giao thương khiến tỷ lệ trẻ mắc bệnh về hô hấp gia tăng, trong đó có ca mắc Adeno. Trước đây, chúng ta cũng từng ghi nhận các đợt dịch do virus hô hấp như vậy nhưng không xét nghiệm nên không ghi nhận số ca”, BS Khanh khẳng định.
Đánh giá đây là loại virus lây lan nhanh trong cộng đồng, BS Khanh nói thêm tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, chữa bệnh chủ yếu điều trị triệu chứng vì vậy việc xét nghiệm hay không với virus Adeno cũng không thay đổi hướng điều trị cho bệnh nhân.
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thông tin thêm, Adeno chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân - Hè hoặc Thu - Đông. Vì vậy đây là thời điểm số trẻ mắc bệnh có xu hướng tăng.
“Nhiều nghiên cứu của các nước trên thế giới cho thấy viêm phổi do virus Adeno có thể trở thành dịch và những dịch này thông thường hay tăng lên sau các đợt dịch sởi, cúm. Việt Nam vừa trải qua dịch Covid-19, cúm A vì vậy khả năng tỷ lệ viêm phổi do Adeno tăng cũng phù hợp”, PGS.TS Hanh nói thêm.
TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng thông tin, do có hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thường xuyên, bệnh viện này đã sớm phát hiện được có sự gia tăng nhanh bệnh nhân có xét nghiệm virus Adeno dương tính đến khám và điều trị.
Cũng theo TS.BS Ngãi, số ca gia tăng phản ảnh thực trạng mầm bệnh virus Adeno đang tồn tại nhiều trong cộng đồng. Thêm vào đó virus này có thể tồn tại trên các bề mặt nhiều ngày; khả năng lây lan của virus cũng khá dễ dàng qua “giọt bắn” và “tiếp xúc”; cơ hội để tạo ra đường lây đang rất phổ biến như nơi tập trung đông người, các sinh hoạt tập thể trong không gian kín, bí, lơ là vệ sinh tay, ít quan tâm đến vệ sinh bề mặt…
“Ai cũng có thể là đối tượng cảm nhiễm của virus Adeno. Như vậy nguy cơ mỗi cá thể mắc bệnh rồi trở thành nguồn nhiễm mới, kể cả nguồn nhiễm không có triệu chứng rất cao”, bác sĩ cho biết.
Phụ huynh cần làm gì bảo vệ trẻ?
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh thông tin các tổn thương thường gặp nhất do mắc virus Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn…), viêm bàng quang, viêm não màng não…
Khi trẻ viêm nhiễm đường hô hấp có các biểu hiện tăng nặng như trẻ mệt hơn, ăn kém, thở nhanh, khó thở cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, xác định căn nguyên và điều trị kịp thời.
Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, bên cạnh gây bệnh ở hệ thống hô hấp và một tỷ lệ thấp ở đường tiêu hóa, như viêm dạ dày ruột, viêm bàng quang, viêm màng não… virus Adeno còn là “đối tượng” bị tình nghi liên quan đến tình trạng “viêm gan bí ẩn”.
Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu riêng cho loại virus trên. Như vậy việc tuân thủ các giải pháp phòng ngừa không đặc hiệu vẫn là giải pháp cơ bản. Đó là vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, đảm bảo môi trường thông thoáng; dinh dưỡng hợp lý; kiểm soát tốt các bệnh nền, bệnh mạn tính; cả người lớn và trẻ em tiêm chủng đủ vắc xin phòng bệnh theo lịch, trong đó có cả vắc xin Covid-19.
“Chúng ta nên chuyển những thực hành phòng bệnh đã tích lũy được phòng chống Covid-19 thành những thói quen tốt trong phòng bệnh truyền nhiễm tương tự. Có như vậy thì dịch bệnh sẽ được kiểm soát”, TS.BS khuyến cáo.
5 điều cần biết về virus Adeno: 1) Virus Adeno: Thường có đỉnh dịch vào mùa Đông-Xuân, gây bệnh đường hô hấp, mắt, dạ dày-ruột. 2) Triệu chứng: Sốt, nghẹt mũi, ho và đau họng (giống cúm A/Covid-19), viêm kết mạc mắt, triệu chứng tiêu hóa (nôn và tiêu chảy). 3) Chẩn đoán: Rất nhiều virus có triệu chứng tương tự. Bệnh nhẹ và thường tự khỏi. 4) Điều trị: Chủ yếu tự khỏi và điều trị triệu chứng (nghỉ ngơi, uống đủ nước, vệ sinh mũi, thuốc hạ sốt, giảm ho). 5) Phòng bệnh: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc và tăng cường dinh dưỡng, vận động tăng sức đề kháng. BS Đỗ Anh(Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai) |
Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng vài tiếng, ngoài ra sau khi sử dụng thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ bệnh nhân có các biểu hiện loạn động, xoắn vặn. Điều trị không đỡ, anh P. rất chán nản, bi quan.
Sau khi được khám sàng lọc và làm các test đánh giá về thần kinh, tâm lý, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội - Hồi sức Thần Kinh – BV Việt Đức cho biết, ekip phẫu thuật bao gồm các bác sĩ nội thần kinh, ngoại thần kinh, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh đã quyết định đặt điện cực vào vùng dưới đồi ở 2 bên.
Đường vào được xác định dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp và cộng hưởng từ và gắn với một khung định vị để xác định chính xác vị trí đặt điện cực với sai số vài mm. Bệnh nhân được khoan 2 lỗ trên sọ và luồn điện cực vào vị trí được xác định ban đầu.
Hầu như trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tỉnh. Bác sĩ nội thần kinh đảm trách việc theo dõi bệnh nhân trong suốt ca phẫu thuật để đánh giá sự cải thiện của triệu chứng cũng như các tác dụng phụ xảy ra do quá trình đặt điện cực, từ đó điều chỉnh vị trí điện cực.
Sau khi hoàn tất đặt cả 2 điện cực, bác sĩ nối dây điện cực ra cục pin đặt dưới da ngực phải.
Toàn bộ quá trình phẫu thuật từ lúc gắn khung định vị đến khi kết thúc phẫu thuật kéo dài từ 7-8h. Bệnh nhân được lưu lại viện 3-4 ngày để theo dõi các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng sau đó được xuất viện.
Trong những tuần đầu bệnh nhân được tái khám định kỳ hàng tuần và được các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh điều chỉnh cường độ và vị trí phát xung thích hợp, kèm theo với việc duy trì sử dụng thuốc hợp lý.
Theo TS Tuấn, bệnh nhân P. sau 3 tuần phẫu thuật được duy trì Syndopa với liều 1.5 viên/ngày và điều trỉnh cường độ kích thích phù hợp đã có thể đi lại, tự phục vụ bản thân. Các biểu hiện như loạn động đã được kiểm soát, các triệu chứng như cứng cơ được cải thiện 80-90%, triệu chứng run được cải thiện 70%.
Parkinson ngày càng trẻ hoá
BS Anh Tuấn cho biết, Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian.
Bệnh xảy ra do một nhóm tế bào não sản xuất dopamin bị chết đi hàng loạt. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, có chức năng điều hòa và kiểm soát các vận động, cử động của cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt.
Do đó, biểu hiện lâm sàng điển hình của Parkinson liên quan đến vận động như hội chứng run, co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, đi lại dễ bị ngã.
Ngoài ra, Parkison còn gây trầm cảm, ảnh hưởng tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, tiểu đêm, táo bón… Khi bị mắc chứng bệnh này, với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo có việc co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến việc hạn chế vận động.
Ở những giai đoạn sau, triệu chứng nặng dần lên, ngay các động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không thể tự làm được.
Bệnh Parkinson hay gặp ở những người trên 60 tuổi. Những người phát hiện bệnh trước 50 tuổi gọi là khởi phát sớm và 10% trong số đó được chẩn đoán trước 40 tuổi - được coi là người bệnh Parkinson trẻ tuổi.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân Parkinson ở độ tuổi 30-40 không còn hiếm và ngày càng tăng nhanh. Tại TP.HCM, từng điều trị Parkinson cho nam thanh niên mới 17 tuổi.
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở những giai đoạn đầu, việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả ấn tượng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ trăng mật” (thường là 4-5 năm từ khi khởi phát bệnh).
Tuy nhiên ở những giai đoạn sau này việc đáp ứng với thuốc ngày càng kém dần, bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều điều trị và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng do sử dụng thuốc.
Khi bệnh nhân đáp ứng với thuốc kém, thường 5 năm kể từ khi được chẩn đoán Parkinson, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng kĩ thuật kích thích não sâu. Đây là một trong những kĩ thuật hiện đại nhất để điều trị Parkinson và một số rối loạn vận động khác.
Giá thành tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 các nước phát triển, với mức giá trung bình khoảng 700 triệu đồng.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa 1 que kim loại (còn gọi điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó.
Tuổi thọ pin trung bình khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Thúy Hạnh
15% quý ông vẫn hoạt động chăn gối bình thường nhưng “xuất trận không quân”.
" alt=""/>Đang sung sức, quý ông 42 tuổi mắc căn bệnh run lẩy bẩy, người cứng đơTheo tôi, có 2 giai đoạn quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý đối với việc bổ sung nước dừa cho cơ thể.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể người mẹ mang thai có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe thai nhi cũng chưa đạt trạng thái ổn định. Trong khi nước dừa có tính hàn sẽ làm mát toàn thân nên dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.
Điều này còn có thể gây ra hậu quả là làm cho gân, cơ của mẹ bầu bị yếu đi. Do đó khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước dừa ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu nên uống nước dừa để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ở giai đoạn này, bà bầu nên uống nước dừa non, thời điểm thích hợp nhất là lúc sáng sớm với một lượng vừa phải, thường là 2 cốc/ngày (không thêm đường).
Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa vào buổi tối. Vì lúc này nhiệt độ môi trường sẽ xuống thấp kết hợp tính hàn của nước dừa có thể gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng nước dừa vì uống nhiều sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao gây hại cho cơ thể. Quá trình mang thai, người mẹ nên ăn uống đa dạng, hạn chế đồ ngọt để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Đối với phụ nữ mang thai dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn trong giai đoạn mang thai, vì vậy việc nhận thức rõ mẹ bầu nên ăn gì, và tuân theo một chế độ vệ sinh hợp lí đều là các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Vệ sinh thực phẩm là điều cần làm đầu tiên nếu bạn cẩn thận. Luôn luôn để ý hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm và lập tức bỏ bất kỳ loại đồ ăn nào có mùi khác lạ hoặc trông đáng nghi ngờ. Hãy rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm và rửa sạch trái cây, rau củ salad, và các loại rau xanh để loại bỏ bất kỳ dấu vết của bùn đất hay thuốc trừ sâu.
Mẹ bầu cũng cần hết sức cảnh giác với các loại thịt gia cầm hoặc gia súc sống, sử dụng thớt và dao riêng biệt, sau đó rửa chung với chất tẩy rửa cùng nước thật nóng. Rã đông những loại đồ ăn đông lạnh một cách cẩn thận theo hướng dẫn ở trên nhãn hàng, nếu như bạn dùng lò vi sóng để làm nóng lại thức ăn đã nấu, hãy chắc chắn rằng khi mang ra, đồ ăn phải thật nóng hổi.
Hãy tránh các loại đồ ăn có khả năng ẩn chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, hoặc có thể gây ngộ độc thức ăn; một số loại trà thảo mộc và chất tạo ngọt; thuốc lá; chất kích thích; đồ có cồn và hạn chế cà phê. Nếu như bạn đã từng uống đồ uống có cồn hoặc hút thuốc trước khi phát hiện mình đang mang thai, đừng vội hoảng sợ, hãy dừng thói quen đó ngay. Thai nhi sẽ bắt đầu được bảo vệ bởi nhau thai từ khoảng thời gian 12 tuần, mặc dù nó không thể bảo vệ em bé khỏi mọi bệnh nhiễm trùng và các loại vi khuẩn.
Tóm lại, trong thời gian việc lựa chọn mẹ bầu nên ăn gì cần hết sức lưu ý, nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trước khi ăn rửa tay sạch sẽ, tránh nhưng loại thức ăn tươi sống như thịt đỏ.
ThS.BS Phan Chí Thành(Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương)