Góp ý cho việc chỉnh sửa, bổ sung Luật CNTT, ông Nguyễn Hồng Văn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ An toàn thông tin (ATTT), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chi nhánh phía Nam, cố vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Công nghệ thông tin Việt Kiến Tạo đề xuất cần đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn, những thang đo trong ngành CNTT phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam. Bởi lẽ, theo ông các tiêu chuẩn, thang đo này sẽ căn cứ để các doanh nghiệp CNTT đầu tư sản xuất cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng thực hiện việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT.

“Nếu làm được việc này tôi cho rằng sẽ tránh được việc giảm chất lượng sản phẩm để cạnh tranh bằng giá, một vấn nạn của xã hội hiện nay. Tuy khó, chưa có tiền lệ nhưng nếu làm được nó chính là đòn bẩy thúc đẩy nền CNTT còn non trẻ của nước ta tiến lên”, ông Văn nhấn mạnh.

Để minh chứng cho đề xuất của mình, ông Nguyên Hồng Văn phân tích: “Có những thứ rất cần thiết trong cuộc sống nhưng đôi khi nó quá hiển nhiên nên chúng ta không để ý và quên đưa vào luật. Tôi xin lấy một ví dụ đơn giản như 2 cái que. Khi để gần nhau, ai cũng có thể phân biệt được cái que nào dài hơn. Tuy nhiên, nếu 2 cái que đó không có cơ hội ở gần nhau thì gần như chúng ta không thể nào phân biệt được cái nào dài hơn cái nào. Và nếu chúng ta không có hệ tiêu chuẩn đo lường thì các cuộc tranh cãi sẽ diễn ra triền miên xem que nào dài hơn. Hiện nay, sản phẩm CNTT chưa có hệ đo lường chính thức nên việc tranh cãi là không tránh khỏi. Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy khiến CNTT khó cất cánh”.

Vị Phó Viện trưởng Viện Công nghệ ATTT cũng cho hay, không phải chỉ có Toán học và Vật lý mới có các đại lượng đo lường. Trong du lịch, một tiêu chuẩn đánh giá khách sạn bằng cách gắn sao từ 1 - 5 đã giúp chúng ta tránh khỏi các cuộc tranh cãi không đáng có. Khách lưu trú tùy vào khả năng chi trả của mình mà chọn khách sạn phù hợp. Còn các nhà kinh doanh khách sạn, họ căn theo nhu cầu của người tiêu dùng mà đầu tư phù hợp với thị trường. Sự cạnh tranh về giá ở đây sẽ có mẫu số chung là tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ hoàn toàn việc cạnh tranh bằng giá mà bỏ mặc chất lượng.

Với mô hình này, chúng ta thấy có bóng dáng của thế “chân vạc” bền vững với 3 trụ gồm: Đơn vị đặt ra tiêu chuẩn và đánh giá tiêu chuẩn; Các doanh nghiệp căn cứ trên tiêu chuẩn để sản xuất; và người dùng sử dụng chuẩn để mua được thứ mình cần.

Trở lại với câu chuyên về ngành CNTT, ông Nguyễn Hồng Văn đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho việc do chưa có tiêu chuẩn nên sự phát triển của CNTT trong nước đã và đang bị cản trở.

" />
欢迎来到NEWS

NEWS

Đề xuất Luật CNTT có điều khoản về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm CNTT

时间:2025-01-15 21:07:15 出处:Kinh doanh阅读(143)

Bộ TT&TT hiện đang triển khai công tác tổng kết 10 năm Luật CNTT được thi hành,ĐềxuấtLuậtCNTTcóđiềukhoảnvềtiêuchuẩnchấtlượngsảnphẩlịch bóng đá v league từ năm 2007 - 2017, làm căn cứ để xem xét, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật CNTT nhằm tiếp tục thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn tới.

Mới đây, Bộ TT&TT đã phát đi thông điệp mong muốn được lắng nghe một cách thẳng thắn, đa chiều của cộng đồng, các doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước, giới truyền thông… đánh giá về 10 năm thi hành Luật CNTT và kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý để phát triển lĩnh vực CNTT mạnh mẽ.

Góp ý cho việc chỉnh sửa, bổ sung Luật CNTT, ông Nguyễn Hồng Văn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ An toàn thông tin (ATTT), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chi nhánh phía Nam, cố vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Công nghệ thông tin Việt Kiến Tạo đề xuất cần đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn, những thang đo trong ngành CNTT phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam. Bởi lẽ, theo ông các tiêu chuẩn, thang đo này sẽ căn cứ để các doanh nghiệp CNTT đầu tư sản xuất cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng thực hiện việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT.

“Nếu làm được việc này tôi cho rằng sẽ tránh được việc giảm chất lượng sản phẩm để cạnh tranh bằng giá, một vấn nạn của xã hội hiện nay. Tuy khó, chưa có tiền lệ nhưng nếu làm được nó chính là đòn bẩy thúc đẩy nền CNTT còn non trẻ của nước ta tiến lên”, ông Văn nhấn mạnh.

Để minh chứng cho đề xuất của mình, ông Nguyên Hồng Văn phân tích: “Có những thứ rất cần thiết trong cuộc sống nhưng đôi khi nó quá hiển nhiên nên chúng ta không để ý và quên đưa vào luật. Tôi xin lấy một ví dụ đơn giản như 2 cái que. Khi để gần nhau, ai cũng có thể phân biệt được cái que nào dài hơn. Tuy nhiên, nếu 2 cái que đó không có cơ hội ở gần nhau thì gần như chúng ta không thể nào phân biệt được cái nào dài hơn cái nào. Và nếu chúng ta không có hệ tiêu chuẩn đo lường thì các cuộc tranh cãi sẽ diễn ra triền miên xem que nào dài hơn. Hiện nay, sản phẩm CNTT chưa có hệ đo lường chính thức nên việc tranh cãi là không tránh khỏi. Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy khiến CNTT khó cất cánh”.

Vị Phó Viện trưởng Viện Công nghệ ATTT cũng cho hay, không phải chỉ có Toán học và Vật lý mới có các đại lượng đo lường. Trong du lịch, một tiêu chuẩn đánh giá khách sạn bằng cách gắn sao từ 1 - 5 đã giúp chúng ta tránh khỏi các cuộc tranh cãi không đáng có. Khách lưu trú tùy vào khả năng chi trả của mình mà chọn khách sạn phù hợp. Còn các nhà kinh doanh khách sạn, họ căn theo nhu cầu của người tiêu dùng mà đầu tư phù hợp với thị trường. Sự cạnh tranh về giá ở đây sẽ có mẫu số chung là tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ hoàn toàn việc cạnh tranh bằng giá mà bỏ mặc chất lượng.

Với mô hình này, chúng ta thấy có bóng dáng của thế “chân vạc” bền vững với 3 trụ gồm: Đơn vị đặt ra tiêu chuẩn và đánh giá tiêu chuẩn; Các doanh nghiệp căn cứ trên tiêu chuẩn để sản xuất; và người dùng sử dụng chuẩn để mua được thứ mình cần.

Trở lại với câu chuyên về ngành CNTT, ông Nguyễn Hồng Văn đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho việc do chưa có tiêu chuẩn nên sự phát triển của CNTT trong nước đã và đang bị cản trở.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: